Bạn đang xem bài viết Giờ Lễ Nhà Thờ Phú Lộc (Tphcm) được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chi tiết giáo xứ
Phú Lộc khởi đầu là một thí điểm truyền giáo của Giáo phận Sài Gòn khi xưa. Phú Lộc ngày một phát triển thành giáo xứ như hôm nay và vẫn đang phát triển. Thành quả này không chỉ nhờ công sức các linh mục chăm sóc mà còn nhờ sự cộng tác của bà con giáo dân. Mọi người đã chung tay để xây dựng giáo xứ về vật chất và giáo dục Đức Tin cho thế hệ trẻ…
Cộng đoàn giáo xứ hân hoan hiệp ý tạ ơn Chúa cùng các em được lãnh nhận bí tích. Trong 5 năm gần đây:
Ngày 23.05.2007, linh mục Tổng Đại diện Gioan B. Huỳnh Công Minh đến cho các em thiếu nhi rước Chúa Giêsu Thánh Thể lần đầu và ban bí tích Thêm Sức cho thiếu niên trong xứ.
Đến ngày 24.07.2010, Đức Giám mục Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đến thăm, dâng Thánh lễ đồng tế và ban bí tích Thêm Sức cho 14 em thiếu nhi. Và hôm nay, niềm vui to lớn lan tỏa trong giáo xứ nhỏ bé.
Thánh đường Phú Lộc là một trong những nhà thờ có diện tích nhỏ nhất Giáo phận nhưng lại có 3 số nhà 109 – 111 – 113 đường Duy Tân, phường 15, quận Phú Nhuận chúng tôi Hằng năm, giáo xứ có những phần quà tặng gia đình nghèo, gia đình ngoại giáo; chúc Thọ các cụ già trên 70 tuổi vào sáng mùng 2 Tết Nguyên đán. Theo thống kê vào tháng 6 năm 2008, giáo xứ Phú Lộc có 180 gia đình với 678 tín hữu trong 5 giáo khu, đặt bà con giáo dân các khu dưới sự bảo trợ của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Đức Mẹ Mân Côi, Chúa Kitô Vua, hai Thánh Phêrô và Phaolô, cùng Chúa Thăng Thiên.
Người giáo dân Phú Lộc rất sốt sắng hưởng ứng việc chung:
Ngày 7.10.1999, Ban Cố vấn 3 cụ và Ban Quản nhiệm 5 người do các bô lão trong xứ đề cử, đã ra mắt để cộng tác với linh mục chính xứ.
Ngày 05.12.2002, chính thức thành lập Hội đồng Mục vụ khóa I, nhiệm kỳ 2002 – 2006 với 25 thành viên.
Ngày 24.12.2006, Hội đồng Mục vụ khóa II nhiệm kỳ 2006 – 2008 nhận ủy nhiệm thư và tuyên thệ phục vụ.
Hiện nay, Hội đồng Mục vụ giáo xứ Phú Lộc khóa III nhiệm kỳ 2008 – 2011 gồm 23 thành viên được bầu chọn vào ngày 07.09.2008, do ông Giuse Nguyễn Đình Chiến làm Chủ tịch. Hội đồng Mục vụ trở nên cánh tay nối dài của các linh mục trong việc phục vụ cộng đoàn dân Chúa mỗi ngày. Không phiền hà việc trực đêm để trông nom nhà Chúa, phụ giúp công trình xây dựng và ngủ đêm bảo vệ vật liệu trong những tháng ngày tu sửa.
Những bô lão trong xứ cho biết:
Vào năm 1958, mới có khoảng 20 gia đình Công giáo trú ngụ ở đây.
Đầu thập niên 1970, mua căn nhà làm nhà nguyện, nhà dạy giáo lý thuộc giáo xứ Phú Nhuận, mang thánh hiệu Phaolô Lê Văn Lộc tử Đạo với tên gọi Phú Lộc. Linh mục Bênêđictô Nguyễn Tri Phương và các chủ chăn mua thêm căn nhà bên cạnh để mở rộng làm thí điểm Truyền giáo, dần trở thành xóm giáo Vinhsơn, hằng tuần có các linh mục xứ Phú Nhuận đến dâng lễ.
Tân linh mục Antôn Nguyễn Đình Thục nhận sứ vụ ngày 28.04.1973, được Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình gửi về thí điểm Truyền giáo Phú Lộc ngày 22.6.1973 cùng hai tân linh mục Đaminh Ngô Quang Tuyên, Giuse Lại Văn Đoàn trong nhóm OPAC (Tất cả vì tình yêu Chúa Kitô).
Đến ngày 22.11.1974, linh mục Giuse Lại Văn Đoàn về Phước Khánh (Nhơn Trạch), linh mục Đaminh Ngô Quang Tuyên đi truyền giáo ở khu Rừng Sác (Cần Giờ), rồi đến phục vụ tại nhà thờ Phú Xuân (hạt Xóm Chiếu).
Sau năm 1975, chỉ còn linh mục Antôn Nguyễn Đình Thục tiếp tục đảm nhận, đặt nền móng cho một xứ đạo non trẻ, cho đến ngày 19.02.1989 vâng lời Đấng Bản quyền lên đường đi nhận công tác mới.
Giáo xứ Phú Lộc tuy nhỏ bé, nhưng luôn được Bề trên lưu tâm, thường gửi các linh mục trẻ, nhiệt tình đến chăn dắt đàn chiên. Các linh mục chính xứ đến sống, làm việc chung cùng các tín hữu – trong thời gian ngắn hay dài – đều để lại những dấu ấn sâu đậm trong cộng đoàn:
Linh mục Barnaba Trần Cương Quyết (chính xứ 19.02.1989 – 01.09.1999) xây dựng ngôi thánh đường mới dâng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu vào năm 1989, mua căn nhà thứ ba liền kề để mở rộng diện tích nhà thờ năm 1992.
Linh mục Phêrô Phạm Văn Long (chính xứ 02.09.1999 – 25.09.2003) lập các giáo khu năm 2000, lập thừa tác viên, có nội quy ca đoàn, củng cố ban lễ sinh, bồi dưỡng gia trưởng, lập Hội các Bà mẹ Công giáo năm 2002.
Linh mục Vinhsơn Trần Quốc Sử (chính xứ 27.09.2003 – 25.04.2008) nâng nền Cung Thánh, lợp mái chống dột, đặt làm bàn thờ bằng đá để được thánh hiến.
Linh mục Antôn Nguyễn Văn Toàn (chính xứ 26.04.2008 – 02.08.2009) không chỉ là bề nổi bên ngoài như sửa sang nhà thờ, lắp hệ thống âm thanh mới, chiếu phim về cuộc đời Chúa Giêsu dịp lễ Giáng sinh, mà còn mời gọi giáo dân đến với Lòng Thương xót Chúa, tham gia công tác xã hội.
Linh mục Phêrô Hoàng Đình Thành, quản nhiệm từ ngày 2 đến ngày 22.8.2009, cũng để lại sự quyến luyến trong Hội đồng Mục vụ giáo xứ.
Ngày 19.08.2009, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn – Tổng Giám mục Tổng Giáo phận chúng tôi có quyết định bổ nhiệm linh mục Vinhsơn Nguyễn Đức Dũng về làm chính xứ Phú Lộc.
Theo yêu cầu của chính quyền địa phương, nhà thờ Phú Lộc phải lùi vào, dỡ bỏ phần sân và tường rào để mở rộng đoạn đường phía trước cho phù hợp với quy hoạch chung. Linh mục Vinhsơn Nguyễn Đức Dũng về đây nhận nhiệm vụ chính xứ, còn bỡ ngỡ với vai trò mới đã phải đảm đương việc giải tỏa để xây sửa nhà Chúa. Nhờ ơn Chúa lo liệu và sự cộng tác của mọi người, của các ân nhân trong và ngoài giáo xứ, việc trùng tu đã hoàn tất tốt đẹp vào ngày 19.6.2010.
Một giáo xứ nhỏ hiện diện âm thầm giữa lương dân dưới sự hướng dẫn của vị linh mục trẻ, năng động sẽ giúp bà con giáo dân Phú Lộc cùng chung tay trong các sinh hoạt và sống tốt Đạo đẹp Đời giữa xã hội hôm nay.
Trích : ” Gx. Phú Lộc: Chung tay xây dựng và giáo dục đức tin”
Giờ Lễ Nhà Thờ Phú Bình (Tphcm)
Chi tiết giáo xứ
Ngày 20 tháng 07 năm 1954, hiệp định Geneve phân chia đất nước Việt Nam thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, miền Bắc thuộc chế độ Cộng Sản, miền Nam thuộc chế độ Cộng Hòa. Sự kiện này làm dấy lên làn sóng những người miền Bắc ồ ạt di cư vào miền Nam, cắm lều căng bạt tạm trú rải rác ở nhiều nơi. Năm 1955 các trại di cư dần dần trở thành các trại định cư và hình thành các xứ đạo “di cư”, do các Linh Mục gốc các địa phận miền Bắc coi sóc.
Trong bối cảnh này, Linh Mục Thomas Phạm Ngọc Biểu, gốc địa phận Hà Nội, sau khi chu toàn nhiệm vụ ổn định một số trại định cư cho giáo dân gốc Hà Nội, đã có sáng kiến đi tìm địa điểm để lập một trại Tiểu Thủ Công Nghệ quy tụ các nghành nghề cơ khí như: máy nổ, nghề điện, sắt, thợ mộc, thợ tiện,… giúp người di cư mưu sinh hướng tới việc thành lập xứ đạo.
Nhờ sự giúp đỡ và qua trung gian của Linh Mục Giuse Bùi Văn Nho, Cha Sở Nhà Thờ Thánh Jeanne d’Arc – Ngã sáu Chợ Lớn, một chủ đất người Pháp đã sẵn lòng nhượng cho Linh Mục Phạm Ngọc Biểu một thửa đất khoảng 12 hecta ở vùng ngoại ô Đô Thành Sài Gòn, phía Đông là Hương Lộ 14 cũ (nay là đường Lạc Long Quân), phía Tây là vùng đất trống sình lầy (nay là đường Khuông Việt), phía Nam là nghĩa địa Phú Thọ Đô Thành Sài Gòn (nay là đường Hòa Bình – Đầm Sen), phía Bắc là đường Lê Đại Hành nối dài nay là đường Âu Cơ.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi lập trại, Phú Bình đã trở thành địa danh thu hút thêm nhiều gia đình Công Giáo di cư, gốc các địa phận miền Bắc như: Hà Nội – Bùi Chu – Thái Bình – Thanh Hóa – Vinh … đến lập nghiệp.
Nhu cầu sinh hoạt tôn giáo hằng ngày của bà con giáo dân đã trở thành vấn đề lớn, Cha Cố Biểu đã cấp tốc cho dựng một nhà nguyện tạm thời bằng vải bạt và năm 1955 tiến hành làm một nhà thờ tạm vách ván, kèo cây, mái tôn dài 30 mét, rộng 12 mét nằm trên phần đất mà hiện nay Cộng Đoàn Mến Thánh Giá Khiết Tâm đang sử dụng.
Đây là thời điểm manh nha và chính thức hình thành nên Giáo Xứ Phú Bình, đến năm 1958, Giáo Xứ Phú Bình được ghi tên vào sổ các Giáo Xứ Địa phận Sài Gòn.
Các Nhiệm Kỳ Linh Mục Chánh Xứ:
Kể từ ngày chính thức lập xứ vào năm 1958 cho đến 2008, sau 50 năm tồn tại, Giáo Xứ Phú Bình đã trải qua 4 nhiệm kỳ các Cha Chánh Xứ khác nhau.
Nhiệm Kỳ 1: Từ năm 1955 đến năm 1980
Là người có công sáng lập nên Trại Tiểu Thủ Công Nghệ và Giáo Xứ Phú Bình, Cha Cố Thomas Phạm Ngọc Biểu là Cha Chánh Xứ tiên khởi, coi sóc và xây dựng Giáo Xứ ròng rã suốt 25 năm và đã có 5 thời kỳ các Cha phó xứ: Cha Antôn Nguyễn Quang Bạch (1968 – 1970) Cha Giuse Phạm Đức Trịnh (1970 – 1972) Cha Antôn Bùi Vĩnh Phước (1972 – 1973) Cha Matthêu Trịnh Quốc Bảo (1973 – 1975) Cha Antôn Nguyễn Quang Bạch (1975 – 1980)
Nhiệm Kỳ 2: Từ năm 1981 đến năm 1992
Nhiệm Kỳ 3: Từ năm 1992 đến năm 1997
Sau khi hai Họ Lẻ Vĩnh Hòa và Phú Hòa được nâng lên hàng Giáo Xứ, vào tháng 04 năm 1992, Cha Phêrô Nguyễn Xuân Đính đang coi sóc xứ Bình Thới được chuyển về làm Chánh Xứ Phú Bình. Ngoài những công việc mục vụ thiêng liêng lo cho phần rỗi các linh hồn, Cha Đính còn động viên bà con đổ đất nâng cao và đổ bê-tông toàn bộ sân chung quanh Nhà Thờ, đồng thời còn cho sữa chữa lại mái và trần Nhà Thờ, thay mới toàn bộ mái và trần, sữa lại gian Cung Thánh, trang hoàng thêm bức phù điêu Tiệc Ly, 14 chặng đường Thánh Giá.
Rất tiếc là đang lúc nhiệt tâm với công việc Nhà Chúa thì Cha Đính ngã bệnh, Bề trên đã cho bào đệ của Ngài là Cha Phaolô Nguyễn Xuân Đỉnh, lúc đó đang làm Chánh Xứ Tân Phước, đảm nhận chức vụ quản nhiệm, coi sóc Phú Bình thay cho bào huynh. Cho đến năm 1997, Cha Đính về nghỉ bệnh tại nhà Bà Cố thuộc xứ Bùi Phát và qua đời ngày 12 tháng 06 năm 2003.
Nhiệm Kỳ 4: Từ năm 1997 …
Sau thời gian bị ngắt quãng không có Cha Xứ, vào ngày 26 tháng 10 năm 1997, Giáo Xứ Phú Bình đã hân hoan đón Cha Giuse Nguyễn Văn Niệm về làm Tân Chánh Xứ. Đây là một bước ngoặt của Giáo Xứ. Tuy đã sang tuổi 60 nhưng Cha Tân Chánh Xứ vốn sẵn có lòng nhiệt thành vì Nhà Chúa, đã lăn xả vào những công việc mục vụ để thăng tiến, nâng cao đời sống đạo, đặc biệt quan tâm việc giáo dục đức tin cho thanh thiếu nhi và sinh hoạt của các đoàn thể, các ca đoàn, tổ chức Giáo Xứ theo quy chế Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ do Đức Hồng Y Tổng Giám Mục phê chuẩn (đồng thời nhiều lần trao đổi với Chính quyền địa phương về việc quản lý đất đai của Giáo Xứ mà bà con Giáo dân bức xúc …).
Nhà Thờ Mới
Từ năm 2002, Cha Xứ đương nhiệm Giuse Nguyễn Văn Niệm đã bàn bạc với Hội Đồng Mục Vụ lên kế hoạch gom tiền tiết kiệm hàng tháng tại các hộ gia đình trong xứ, hướng đến việc xây dựng một công trình để chào mừng Kỷ Niệm Kim Khánh của Giáo Xứ vào năm 2008. Sau 5 năm, vào ngày 09 tháng 12 năm 2007, trong cuộc họp Đại Hội Toàn Xứ, mọi người đã nhất trí biểu quyết xây dựng lại Ngôi Thánh Đường với Tháp Chuông kiên cố, thay thế ngôi Nhà Thờ được xây dựng từ năm 1959. Sau nhiều cuộc họp toàn xứ để xem xét bản vẽ thiết kế và phối cảnh, công việc xây Nhà Thờ mới được tiến hành và khởi công vào tháng 07 năm 2008 như là công trình của toàn xứ trong Năm Kim Khánh 2008, được dự kiến sẽ Khánh Thành trong năm 2010, để ghi nhớ và chào mừng Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam.
ngày 17.4.2010, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá giáo phận Sài Gòn đã về dâng thánh lễ khánh thành và cử hành nghi thức cung hiến thánh đường giáo xứ Phú Bình, sau gần 2 năm thi công xậy dựng đã hoàn thành trong tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa và tấm lòng quảng đại của các vị ân nhân trong và ngoài xứ.
Giờ Lễ Nhà Thờ Bắc Hà (Tphcm)
Chi tiết giáo xứ
Chúa nhật: 05:00 – 06:00 – 07:30 – 09:15 – 16:00 – 17:15
Ngày thường: 05:00 – 17:00
Danh hiệu giáo xứ Bắc Hà đã chính thức được ghi vào sổ sách Tổng Giáo phận Sài Gòn ngày 4.11.1957. Các linh mục chánh xứ và phó xứ tiên khởi đã quyết định chọn tên giáo xứ Bắc Hà, bằng cách chọn hai chữ đầu tên gọi của hai địa phận gốc Bắc Ninh và Hà Nội, ghép lại thành tên gọi Bắc Hà.
Ngày 13.10.1954 Đức cha Phêrô Phạm Ngọc Chi đề cử linh mục Đominoco Nguyễn Khắc Thiệu đến lập trại định cư tại khu vực Ngã Bảy, phụ tá là cha Bêniclico Nguyễn Dũng và cha Giuse Trần Văn Thi.
Ngày 4.11.1954 Đức cha Simon Nguyễn Văn Hiền ban thư công nhận giáo xứ Bắc Hà chính thức trở thành một giáo xứ thuộc giáo phận Sài Gòn do linh mục Dominico Nguyễn Khắc Thiệu làm chánh xứ.
Tháng 11 năm 1954 Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình bổ nhiệm cha Trần Văn Thi làm chánh xứ thay thế sau khi cha Dominico Nguyễn Khắc Thiệu qua đời.
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời năm 1962 là ngày đặt viên đá đầu tiên cho ngôi thánh đường giáo xứ Bắc Hà từ nhà gỗ đến công trình kiên cố.
Sau hai năm đầy gian khó, công trình nhà thờ mới được hoàn thành và ngày 16.8.1993 Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình đã về khánh thành ngôi nhà thờ mới này.
Ngày 1.3.1993 Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình cử cha Alphongsô Hoàng Ngọc Bao về làm chánh xứ Bắc Hà.
Ngày 16.3.1993 cha Alphongsô Hoàng Ngọc Bao đã cùng Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, cho đại tu lại khu nhà nguyện giáo xứ, nhà sinh hoạt giáo lý và hoàn thành vào tháng 4.1995.
Vì nhu cầu thờ phượng của giáo dân trong xứ ngày một tăng, Hội đồng Mục vụ cùng với cha chánh xứ quyết định xây dựng một ngôi Thánh Đường mới với bao năm nỗ lực tiết kiệm của giáo dân trong xứ và hải ngoại.
Ngày 10.5.2008, Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên, và ngày 14.9.2008 lễ khởi công cho công trình xây dựng nhà thờ mới.
Giờ Lễ Nhà Thờ Vĩnh Hiệp (Tphcm)
Chi tiết giáo xứ
Nhà nguyện VINH HIỆP ngày trước
Có ngày cách đây đã khá lâu, người ta viết về một ngôi thánh đường, ngay ở trung tâm thành phố, bài viết ấy gợi vào lòng của nhiều người, một cảm xúc buồn và trăn trở. Ngôi thánh đường ở đâu vậy?
Đó là ngôi thánh đường Vinh Hiệp, thuộc giáo xứ Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Trong niên giám Giáo Phận TP. HCM xuất bản năm 1998, họ lẻ nầy của giáo xứ Hạnh Thông Tây, có tên là Vĩnh Hiệp, đó cũng là tên mà giáo dân ở đây thường gọi tên của nhà thờ mình. Tuy nhiên theo một số người cựu trào từ ngày lập nhà thờ và theo một số giấy tờ còn để lại, tên chính xác là họ Vinh Hiệp. Sở dĩ có tên nầy là bởi lấy từ tên gốc của nơi cư ngụ trước đó của bà con trong họ.
Đó là, sau năm 1954, có một số bà con gốc giáo phận Vinh về cư ngụ ở ấp Voi Nhỏ, xã Tân Thới Hiệp, Quận 12. Lập nên xóm Vinh Hiệp, tên ghép từ Giáo Phận Vinh và xã Tân Thới Hiệp. Năm 1968 vì tình hình chiến tranh, một số gia đình chuyển về nơi đây sinh sống, lúc ấy chừng 42 gia đình Công Giáo. Họ lấy tên của nơi mình chuyển đến và đặt tên cho nhà nguyện mới và cả cho xóm mới mà họ vừa tụ về. Nhà thờ Vinh Hiệp cũng từ đó được hình thành và là họ lẻ của giáo xứ Hạnh Thông Tây cho đến ngày nay. Khởi đầu do cha cố Phêrô Nguyễn Linh thành lập từ năm 1968, tọa lạc tại số 52/382E, đường Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp.
Sau năm 1975, nhà thời Vinh Hiệp có một khoảng thời gian dài đóng cửa cho đến 1989 mới có những sinh hoạt trở lại. Những năm gần đây, dù là một họ lẻ nhưng giáo xứ Vinh Hiệp đã có số giáo đã tăng một cách đột biến, do những trào lưu di dân từ nhiều miền đến Gò Vấp, từ đây dân thường gọi là nhà thờ Vĩnh Hiệp do dân nhiều vùng ở với nhau nên họ gọi như vậy. Từ một vài trăm giáo dân của một vài năm trước, theo thống kê năm 2003 thì số giáo dân đã có khoảng 1300 người. Số giáo dân nầy đã gấp mười lăm lần sức chứa của ngôi nhà nguyện nhỏ bé và cũ kỹ nầy. Sự dột nát và ẩm thấp đã làm người dự lễ phải đau lòng và ước mong sự thay đổi càng lúc càng mạnh mẻ trong lòng họ.
Nhà nguyện ấy còn nguyên trạng như hồi năm 1968, đó là một căn nhà nhỏ, ngang 8m và dài 11m, vách đóng ván ép đủ loại, loại rất thông dụng cách đây 30 đến 40 mươi năm. Mái tôn nơi cao nhất chừng trên 5m, nơi thấp nhất không quá 3m. Nền do không được nâng cấp mấy chục năm, năm 2003 đã thấp hơn mặt đường chừng 60 cm. Do vậy, chỉ cần một trận mưa nhỏ, từ trên xuống, từ ngoài vào, nước ào ạt chảy vào nhà nguyện, và mức nước chạm đầu gối là điều rất đơn giản có được. Tuy vậy lòng sùng đạo và tham dự các giờ kinh nguyện lúc nào cũng đông cứng nhà thờ nhỏ bé và khiêm tốn nầy. Hàng tuần vào ngày Chúa nhật có một Thánh Lễ do các Linh Mục ở Giáo Xứ Hạnh Thông Tây đến dâng lễ. Tham dự thánh lễ thường phải đứng bên ngoài gấp nhiều lần bên trong. Với những chiếc ghế nhựa, anh chị em vẫn nghiêm trang tham dự thánh lễ, với một hy vọng, sẽ có ngày nhà thờ sẽ khang trang hơn.
Do hoàn cảnh chật hẹp của nhà thờ như vậy, rất nhiều anh chị em giáo dân phải lên giáo xứ Hạnh Thông Tây tham dự thánh lễ, cách chừng 3 km, hoặc lên các nhà thờ lân cận bằng với những khoảng cách tương tự như nhà thờ Hy Vọng, Thạch Đà…đối với bạn trẻ thì đi xa không khó khăn gì lắm, nhưng đối với các người lớn tuổi, việc phải đi xa tham dự thánh lễ hàng ngày là điều không thể đối với họ. Việc học giáo lý cũng nhiều khó khăn, nhất là các em thiếu nhi không thể đi xa được, vừa nguy hiểm và khó theo dỏi sự học của con mình. Do vậy nhiều gia đình đã không thể lo liệu cho con trẻ học đầy đủ giáo lý bồi dưỡng đức tin được. Hoàn cảnh như vậy, các vị chức sắc trong giáo họ vừa lo vừa buồn, không biết phải làm sao, ai cũng hy vọng một ngôi thánh đường rộng cho mọi người.
Với bao tấm lòng cầu nguyện, với nhiều tâm hồn âm thầm hy sinh cầu nguyện, được các đấng bậc lo âu và bàn thảo. Ngày 13. 09. 2003, cha sở Đôminicô Võ Văn Tân đã tiến hành thủ tục để xin xây dựng lại nhà nguyện Vĩnh Hiệp, hầu đáp ứng nhu cầu thờ phượng của dân Chúa và tại đây đã được Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn phê chuẩn. Sau nhiều tháng cầu nguyện và chờ đợi, ngày 01. 06. 2005 Sở Xây Dựng đã cấp giấy phép xây dựng lại toàn bộ ngôi thánh đường, với diện tích xây dựng là 493m2, gồm một tầng hầm, Nhà nguyện và tầng trên. Do Linh Mục Clemente Lê Minh Trung làm chủ công trình.
Thánh Đường VĨNH HIỆP ngày nay
Lễ đặt viên đá đầu tiên lúc 9g00 ngày 17. 12. 2005 do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ sự.
Đó là những sự kiện, những hình ảnh, những công việc và cũng là những tình cảm và lòng đạo đức của tiền nhân để lại cho chúng ta ngày hôm nay. Khi anh chị em tín hữu cầu nguyện trong nhà nguyện, chúng ta không hề quên những công sức, những tấm lòng và nhiều giọt mồ hôi đã âm thầm dâng hiến cho ngôi thánh đường ấy.
Anh chị em cũng luôn ghi nhớ các Linh Mục tiền nhiệm, nhiều vị ân nhân, đã không tiếc công sức tiền của để bảo vệ và tu dưỡng ngôi thánh đường nầy.
Lời cầu nguyện của chúng ta hôm nay, là tâm tình liên đới và hiệp thông mãi mãi trong tình yêu của Đức Kitô.
Truyền thông giáo xứ VĨNH HIỆP
Ngày 01.01.2011
Nguồn : http://titocovn.com/
Giờ Lễ Nhà Thờ Phú Hiền
Chi tiết giáo xứ
Vào 1930: vùng đất này còn là vùng đầm lầy bỏ hoang với cây cối um tùm. Đây là nơi gặp gỡ của người nghèo kiếm sống từ khắp các miền Bắc, Trung, Nam. Những người Công giáo đầu tiên thuộc giáo xứ Phú Đa, Giáo phận Hà Nội cũng đã đến đây lập nghiệp và định cư. Họ sinh sống bằng nghề trồng rau muống, cấy lúa.
Năm 1955: số tín hữu trong vùng định cư đã lên đến 700 người (100 gia đình). Khi ấy, khu vực này được gọi là Xóm chùa Phổ Hiền (vì gần đó có một ngôi chùa tên Phổ Hiền). Nhu cầu mục vụ đã phát sinh cao mà đường đến nhà thờ Bà Chiểu thì xa và khó khăn (vì giao thông đường bộ bấy giờ chưa phát triển). Một số bậc lão thành đã thao thức với ý tưởng cần xây một nhà nguyện thuộc nhà thờ Bà Chiểu cho cộng đoàn giáo dân tại chỗ.
Ý định này thật quá lớn đối với thành phần dân nghèo (nghề thủ công, trồng rau muống, xây dựng,…). Nhưng, Chúa luôn đoái thương những người phận nhỏ, và đã ban cho cộng đoàn này những con người năng nổ, giàu sáng kiến, và các đức tính cần thiết để vượt thắng những trở ngại đó. Những hạt giống đầu tiên này đã cố xoay sở mọi phương thế, kẻ góp công người góp của để mua cho được 3 căn nhà lá – 3m x 16m – và tự cải tạo, san lấp thêm thành một mặt bằng 8m x 21m.
Với sự tương trợ vật liệu của nhà thờ Bà Chiểu, các giáo dân ra sức thực hiện mơ ước của mình. Ngày thì đi làm kiếm sống, tối đến thì thắp đèn măng-sông xây nhà nguyện (lúc đó khu vực này chưa có điện). Nhà nguyện đầu tiên có diện tích 12m x 6m, mái tole vách ván, nền tráng xi-măng, cửa gỗ, được hoàn thành kỷ lục trong vòng 15 ngày.
1957: Thần Khí Chúa đã dẫn đưa cha Phêrô Nguyễn Ngọc Bích – thuộc giáo xứ Phú Đa, Hà Nội – ngài di cư vào Nam và dự định nghỉ hưu ở Xóm Mới – Gò Vấp. Trước nỗi khao khát của những con chiên xa quê hương và được sự chấp thuận của cha sở Bà Chiểu, ngài đã thay đổi dự định và nhận nơi này làm chỗ dừng chân cho mình.
1962: cha Phêrô Nguyễn Ngọc Bích nỗ lực xây dựng lại nhà thờ, tăng thêm phòng ốc để có chỗ dạy học và sinh hoạt cho hội Mân Côi Tương Tế. Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã về làm lễ thánh hiến vào ngày 13-05-1962. Tòa Giám mục cho phép họ đạo mang tên là họ Cầu Bông Gia Định. Cha Phêrô Bích nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng của họ đạo.
1963: sau khi đã chu toàn bổn phận của một mục tử tận tâm, ngài đã trao quyền quản xứ cho cha Phanxicô Xaviê Vũ Đức Hiệp.
Năm 1971, cha Phanxicô Xaviê Hiệp thành lập Hội Đồng Mục vụ Giáo Xứ. Và trong cuộc họp đầu tiên này, ngài cùng với Hội Đồng Mục Vụ mới nhất trí đệ trình lên Tòa Giám mục xin được đổi tên gọi của giáo xứ là Phú Hiền. Đây là tên gọi của giáo xứ cho đến ngày nay.
Năm 1972, cha đã tiến hành trùng tu, sửa chữa lại nhà thờ cho phù hợp với số lượng đoàn chiên ngày càng tăng (1700 người), đồng thời, ngài cũng kiện toàn các lớp giáo lý, các hội đoàn giúp giáo dân sống Đức Tin một cách sâu xa hơn.
Đến 1988, sau khi tiễn biệt cha Phanxicô Xaviê Vũ Đức Hiệp trở về với Chúa, giáo xứ đón nhận cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Định về làm chánh xứ.
Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Định đã khuyến khích mọi người học hỏi Lời Chúa. Ngài chú trọng giúp giáo dân sống đức tin một cách sâu xa hơn ở mọi giới, mọi lứa tuổi. Và nhờ đó, ánh sáng tình yêu Chúa Kitô đã bừng sáng lên, tỏa lan ra, đẩy lùi bóng đen của tệ nạn xã hội chung quanh giáo xứ. Công cuộc loan báo Tin Mừng, cũng vì thế, được đẩy đi xa hơn.
Có lẽ cũng vì thế, cha Vinh Sơn phải đầu tư công sức vào việc xây dựng lại nhà thờ theo nhu cầu phát triển của giáo xứ. Cũng như cha ông xưa kia, việc thi công nhà thờ dựa trên khả năng đóng góp của giáo dân trong họ, ngày công hoặc giờ công. Từ chủ chăn đến chiên con đều lăn xả vào công trình. Điều đáng nói, là việc làm này đã thu hút những anh chị em không cùng tôn giáo trong khu vực, với lòng mến mộ Dân Chúa, họ đã tham gia tự nguyện, đóng góp công sức vào công trình xây dựng.
Thật là một hình ảnh tốt đạo đẹp đời và rất đáng trân trọng. Lễ khánh thành và thánh hiến được tổ chức vào ngày 01-05-1990.
Năm 2003, giáo xứ Phú Hiền vui mừng đón cha Clêmentê Lê Minh Trung về quản xứ. Ngài đã mang lại một luồng sinh khí tươi trẻ và đầy nhiệt huyết cho các hoạt động của giáo xứ. Ngài đã lập thêm 2 hội đoàn là Gia Đình Phạt Tạ và Bà Mẹ Công Giáo.
Năm 2005, giáo xứ Phú Hiền đón mừng cha Đa Minh Đặng Quốc Hưng, về thay thế cha Clêmentê đi nhận nhiệm sở khác.
Năm 2007, ngài đã long trọng tổ chức mừng lễ Kim Khánh của giáo xứ. Ngài chú trọng củng cố thêm lòng đạo đức của giáo dân, thực hiện đức ái theo chiều sâu. Thực hiện việc loan báo Tin Mừng qua việc đồng hành, chia sẻ sự khốn khó của những hộ nghèo trong giáo xứ, không phân biệt lương giáo. Hằng tháng, giáo xứ đã tương trợ các hộ này một phần gạo dưới hình thức tem phiếu. Các hộ sẽ đổi các tem phiếu lấy gạo tại các điểm bán gạo quy ước trước. Tại đó, họ tùy ý lựa chọn loại gạo ưa thích. Đây là một việc làm bình thường nhưng đã được thực hiện với lòng yêu mến Chúa Kitô thật sâu xa.
Hạt giống đức tin bé nhỏ năm xưa, nay đã trở thành một cây cao mà chim trời có thể đến nương nhờ lưu trú. Từ một vài gia đình đầu tiên đến lập nghiệp vào 1930 nay giáo xứ đã có đến 2200 giáo dân với hơn 450 gia đình. Giáo xứ chia thành 4 giáo khu: Đức Kitô Vua, Thánh Phụng, Thánh Thịnh, Thánh Dũng Lạc. Các hội đoàn Công Giáo Tiến Hành gồm có: Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm, Bà Mẹ Công Giáo, Legio Marie với hơn 200 thành viên. Trong đó, Đạo Binh Đức Mẹ hoạt động thật hữu hiệu, hội đã mang ánh sáng Tin Mừng cho nhiều người trong khu vực giáo xứ.
Cũng như các giáo xứ khác trong Giáo phận, giáo xứ Phú Hiền cũng có một ấn phẩm được phát hành hàng tháng mang tên “Hạt giống âm thầm”. Qua ấn phẩm này, giáo dân có thể tìm hiểu, suy niệm trước Lời Chúa của những ngày Chúa Nhật trong tháng. Ấn phẩm đó cũng đem đến những kiến thức tôn giáo cần thiết. Và đó cũng là nơi chia sẻ kinh nghiệm, cảm nhận của thành viên các hội đoàn. Ngoài ra, ấn phẩm có trang mục “Vui cùng người vui”. Trang mục này sẽ thông báo những cặp hôn phối sẽ cử hành trong tháng và gởi đến họ những lời cầu chúc thật dễ thương. Và qua đó, mọi người có thể cùng hiệp thông cầu nguyện cho những đôi ấy.
Hiện nay, giáo xứ Phú Hiền nằm trong một địa bàn phức tạp với những lô chung cư mới xen lẫn với những khu vực dân cư cũ. Điều này cũng đang đặt ra cho giáo xứ những thử thách mới trên hành trình loan báo Tin Mừng.
Nguyện xin Đức Mẹ Mân Côi, bổn mạng của giáo xứ, luôn nâng đỡ, dìu dắt để giáo xứ luôn vượt qua được những khó khăn trong công cuộc loan báo Tin Mừng, như Mẹ đã từng phù hộ cho lớp người tiên phong của giáo xứ.
Ngũ Thập Niên Ơn Mẹ Dân Phú.
Dựng Xây Giáo Xứ Đa Nhân Hiền.
(Nguồn: Hạt giống âm thầm, số đặc biệt ngày 29/12/2007 của Giáo Xứ Phú Hiền)
Giờ Lễ Nhà Thờ Phú Hài
Chi tiết giáo xứ
Theo tài liệu của Đức Cha Bennetat đã ghi lại trong cuốn Nam Kỳ Địa Phận năm 1972: họ đạo Phú Hài (còn gọi Phó Hài) được thành lập với họ Phan Thiết (Lạc Đạo) vào năm 1890 do linh mục Thừa Sai Paris là Archimbaud. Đa số là giáo dân Quảng Bình tới lập cư chuyên nghề chài lưới và làm nước mắm. Vào năm 1910, số giáo dân Phú Hài là 200 người.
Từ năm 1890- 1955, các linh mục trực tiếp cai quản : cha Archimbaud (1890), cha Phêrô Nguyễn Văn Ngôn (1922) (tên ngài còn khắc trên quả chuông), cha Giuse Nguyễn Văn Thơ (đã qua đời, được chôn cất tại Phú Hài). Kể từ 1955-1996 : họ Phú Hài trực thuộc giáo xứ Thanh Hải do các linh mục chánh xứ, phó xứ thay phiên đảm trách.
Về cơ sở vật chất : 1890, nhà thờ xây dựng tạm bằng lá, cột cây, vách bùn… Đến năm 1922, nhà thờ được xây lại vững chắc hơn, kèm theo nhà xứ, nhà trường có Dì Phước dạy học.
Đến 1954, các cơ sở bị thiêu huỷ vì chiến tranh. Giáo dân họ Phú Hài gánh chịu đau thương, dìu dắt nhau đến họ Kim Ngọc hoặc Lạc Đạo để tham dự thánh lễ. Vào năm 1955, họ đạo trùng tu lại một nhà nguyện lợp tôn, tường gạch, để làm nơi thờ phượng cho giáo dân là 300.
Năm 1975, Đất Nước thống nhất, nhà nguyện bị niêm phong cho đến 1985 mới được sinh hoạt tôn giáo bình thường.
Năm 1991, trước tình hình đổi mới của Đất Nước. Họ đạo Phú Hài khởi công xây dựng nhà thờ mới ngày 29-7-1991, và đã được Đức Cha Nicolas bổ nhiệm cha Augustinô Nguyễn Văn Lạc chánh thức quản xứ Phú Hài với số giáo dân 510 người. Cha xứ cùng với giáo dân, đặt trọng tâm vào các gia đình chưa hợp thức hoá hôn phối, qui tụ Gia trưởng, Bà mẹ, Giới trẻ, Thiếu nhi để củng cố đức tin và lành mạnh hoá môi trường xã hội. Kết quả từ 1997-2000, 30 đôi được hợp thức hoá hôn phối và rửa tội cho số người lớn, trẻ em được 220 người. Số giáo dân hiện nay là 730 người. Giáo xứ Phú Hài đã đóp góp cho Giáo Hội 2 tu sĩ.
Riêng về mặt văn hoá, lâu nay trình độ trung bình chỉ ở cấp tiểu học, những năm gần đây, số học sinh cấp trung học gia tăng.
Đối với công tác xã hội, giáo xứ thường xuyên quan tâm giúp đỡ người già yếu, tật nguyền, neo đơn…
Về phương diện kinh tế : một giáo xứ ven biển sinh sống chủ yếu bằng lao động biển, làm muối, làm nước mắm và các nghề phụ buôn bán nhỏ. Mức sống tạm ổn…
Hướng về tương lai : giáo xứ Phú Hài nỗ lực đẩy mạnh công cuộc truyền giáo, vì địa bàn giáo xứ rộng từ cầu Ké đến đá ông Địa, dân số ước chừng 10.000 người, mà số người tin Chúa còn quá ít.
Phương thức truyền giáo : mỗi giáo dân là một chứng nhân mẫu về đức tin giữa lòng đời.
” Phú Hài soi bóng biển xanh Mẹ ơi gìn giữ ủi an chiên lành “.
Giờ lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Phú Hài
nguồn: gpphanthiet.com
Cập nhật thông tin chi tiết về Giờ Lễ Nhà Thờ Phú Lộc (Tphcm) trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!