Xu Hướng 6/2023 # Giờ Lễ Nhà Thờ Cầu Ké # Top 6 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Giờ Lễ Nhà Thờ Cầu Ké # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Giờ Lễ Nhà Thờ Cầu Ké được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chi tiết giáo xứ

1- THỜI SƠ KHAI Xóm Cầu Ké nằm trong làng Vĩnh Điềm, một làng cổ đã có cuối thế kỷ 18, lúc bấy giờ là phủ Diên Khánh. Năm 1831 trong cuộc cải cách hành chánh, vua Minh Mạng đã đổi tên xã Vĩnh An thành xã Vĩnh Điềm, làng Tây An thành thôn Vĩnh Điềm Thượng, làng Trung An thành thôn Vĩnh Điềm Trung, làng Đông An thành thôn Vĩnh Điềm Hạ.

Địa danh Họ Cầu Ké đã có trong bản đồ của Đức Giám Mục Taberd năm 1838. Họ Cầu Ké là một trong ba họ thuộc tỉnh Khánh Hòa không thay đổi tên cho đến nay.

Họ Cầu Ké là một làng Công giáo được khai sinh do “làn sóng di cư” lớn lần thứ hai của người từ phía Bắc vào Khánh Hòa. Đây là một cuộc di cư tự phát nhưng ồ ạt giữa thế kỷ XIX từ một hoàn cảnh lịch sử xã hội và Giáo Hội rất đặc biệt. Do chính sách cấm đạo của triều Nguyễn, những người tín hữu ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã vượt đèo Cả tìm chốn nương thân. Lớp sóng người này thường đi theo từng dòng họ, vì thế đã lập nên làng Công Giáo. Năm 1843, họ Cầu Ké với trên 45 tín hữu, đã có mặt trong số 11 họ đạo của tỉnh Khánh Hòa.

Theo lời kể của những bậc tiên chí người lương cũng như người công giáo trong làng, thì những người lương tại Thôn Vĩnh Điềm Thương và thôn Đồng Nhơn đa phần là bà con thân thích với những người Công giáo họ Cầu Ké. Tất cả đều thuộc lớp người di cư từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định vào định cư lập nghiệp tại xã Vĩnh Điềm. Vì thế, trong thời Tự Đức, Cần Vương và Vân Thân bách đạo, chính những người lương dân đã cưu mang và cấp dưỡng lương thực thuốc men cho người Công giáo chạy trốn cơn bắt đạo trên núi sâu hoặc ven núi Hòn Chuông.

Hiện nay trên mảnh đất gần Nhà thờ Cầu Ké của bà Trần thị Xuân Liễu, là góa phụ của Ông Nguyễn Tốt, một dòng tộc đã sống lâu đời tại Họ Cầu Ké, vẫn còn 4 huyệt mộ tử đạo. Tương truyền rằng, vào thời bách đạo cuối cùng của Văn Thân, khi quân lính truy lùng và bắt được 4 người Công giáo trên núi Hòn Chuông, lôi về và giết chết tại Cầu Móng, cách ga Phú Vinh khoảng 300 mét. Những lương dân thân thích trong làng đã vớt 4 xác chứng nhân đức tin chôn trên mảnh đất cạnh nhà thờ Cầu Ké.

2. HẬU BÁN THẾ KỶ XIX Vào thời hậu Cần Vương và hậu Văn Thân, họ Cầu Ké có thêm một lớp tín hữu từ Giáo xứ Chợ Mới đến lập nghiệp. Năm 1895, cha sở Bình Cang, lúc bấy giờ là Cố Ngoan đã cho làm một nhà nguyện đầu tiên bên dòng sông Quán Trường, cạnh chiếc cầu bắt ngang dòng sông để thông thương giữa xóm Cầu Ké ra đường Quốc lộ 1, thì ngay đầu chiếc cầu này có một cây ké cổ thụ, nên chiếc cầu cũng như khu xóm bên trong chiếc cầu được gọi là Cầu Ké.

Việc Cố sở Bình Cang xây Nhà thờ cho họ Cầu Ké, chứng tỏ họ Cầu Ké là một họ nhánh của họ chính Bình Cang. Cho nên các Cha sở họ chính Bình Cang quản nhiệm họ Cầu Ké.

3. THẾ KỶ XX

– Đầu thế kỷ 20, những người lao công Công Giáo xây dựng đường sắt Sài Gòn – Nha Trang ( 1901 – 1913) đã đến định cư tại Cầu Ké. – Năm 1919, Cố Bình cho xây dựng một ngôi nhà thờ mới trên mảnh đất của ông cố Phaolô Nguyễn Hữu Khánh dâng cúng. Ngôi nhà thờ khá khang trang, nền móng bằng đá, tường gạch, mái ngói âm dương, cách ngôi Nhà thờ cũ 500 mét. Chính ngôi Nhà thờ này vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay sau 2 lần tôn tạo.

– Năm 1928, Cố Ernest Garrigues Liêm cho tôn tạo lại ngôi nhà nguyện Cầu Ké, và thêm hành lang 2 bên.

– Năm 1954, có một số gia đình Công Giáo từ Bắc di cư đến ngụ trên địa bàn họ Cầu Ké.

– Trong chiến tranh, giáo dân Cầu Ké đã ra đi tha phương cầu thực và chỉ còn lại một số ít gia đình Công Giáo sinh sống tại quê hương Cầu Ké.

– Sau 1975, giáo dân Cầu Ké lần lượt trở về. Cùng với những giáo dân gốc hồi hương, còn có một số ít từ các vùng khác đến định cư trên địa bàn họ Cầu Ké.

– Năm 1987, Cha Louis Lê văn Sinh đã cho thay mái ngói âm dương bằng ngói móc và quét vôi lại phần cung thánh nhà thờ. – Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị ( 1990 – 1994) : làm phó xứ Bình Cang và đặc trách Giáo họ Cầu Ké thì đời sống mục vụ và sinh hoạt của Giáo họ Cầu Ké được khởi sắc hoàn toàn.

– Năm 1991, Cha Nguyễn Hùng Vị trùng tu và tôn tạo nhà thờ Cầu Ké: Xây phòng thánh rộng với hai công dụng: phòng mặc áo và phòng nghĩ ngơi cho linh mục khách. Xây cung thánh và hai cánh hông dành cho ca đoàn và các em thiếu nhi vào các dịp lễ lớn. Xây bọc hành lang để nới rộng mặt bằng nhà thờ.

– Ngày 1-8-1995 cha Phêrô Hồ Mạnh Tín nhận bài sai về làm Cha phó Bình Cang, quản nhiệm giáo họ Cầu Ké. Ngày 25-8-1995, Cha Phêrô Hồ Mạnh Tín rời giáo xứ Bình Cang để sống giữa đoàn chiên giáo họ Cầu Ké. Đây là vị linh mục đầu tiên trực tiếp coi sóc giáo họ Cầu Ké.

4. NÂNG LÊN HÀNG GIÁO XỨ

Ngày 26-5-2002 Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Nho – Giám mục phó giáo phận Nha Trang, nâng giáo họ Cầu Ké lên hàng giáo xứ và linh mục Phêrô Hồ Mạnh Tín trở thành cha sở tiên khởi của giáo xứ.

Trong thời gian quản nhiệm và làm Cha sở, Cha Phêrô đã hết lòng củng cố và phát triển Giáo xứ về mọi phương diện. Ngài đã xây dựng cơ sở vật chất:

Và chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng nhà thờ trong tương lai, Cha sở và giáo dân mua miếng đất rộng 240 m2 nối dài khung viên Nhà thờ, và đá chẻ cho nền móng Nhà thờ tương lai.

Ngày 28-10-2007, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục phó Giáo phận Nha Trang, về Giáo xứ Cầu Ké trao nhiệm vụ Quản xứ cho Cha Phaolô Đặng Ngọc Duy, thay Cha Phêrô Hồ Mạnh Tín.

Cha Quản xứ Phaolô tiếp tục công việc của Cha Cựu Quản xứ Phêrô. Đồng thời, Cha Phaolô cũng tạo điều kiện để các Thầy Đại Chủng Viện tới thực tập và học hỏi mục vụ tại Giáo xứ. Đây cũng là lần đầu tiên Giáo xứ có sự hiện diện của quý Thầy. Các Thầy giúp Cha xứ trao Mình Thánh Chúa trong Thánh lễ, và những người gìa nua bệnh tật; dạy giáo lý và âm nhạc.

Năm 2007-2008: Các Thầy Thần Học III mục vụ:

Thầy Phaolô Trần Xuân Lãm (Gp Nha Trang)

Thầy Gioakim Nguyễn Đức Vinh (Gp Quy Nhơn).

Năm 2008-2009: Các Thầy Thần Học IV mục vụ:

Thầy Giuse Phan Thế Vinh (Gp Quy Nhơn).

Thầy Phêrô Nguyễn Minh Đảo (Gp Nha Trang).

Năm 2009-2010: Thầy giúp xứ Phêrô Hồ Trường Huy.

Năm 2010-2011: Thầy Mục vụ :

Thầy chúng tôi Nguyễn Ngọc Thấm (Gp Nha Trang).

Thầy Phêrô Nguyễn Khánh Duy (Gp Nha Trang).

Năm 2011-2012: Thầy giúp xứ Martinô Trần Đức Hải; và 2 Thầy mục vụ:

Thầy Giuse Nguyễn Công Viên (Gp Nha Trang).

Thầy Phêrô Nguyễn Thanh Truyền (Gp BMT).

Năm 2012-2013: Thầy giúp xứ Louis Lê Minh Vương; 04 Thầy mục vụ :

Thầy Phêrô Phan Chí Anh (Gp Quy Nhơn).

Thầy Phêrô Nguyễn Thái Sơn (Gp Nha Trang).

Thầy Phaolô Huỳnh Quốc Nhân (Gp Nha Trang).

Thầy Simon Nguyễn Hoàng Minh (Gp Nha Trang).

Công việc Cha Phaolô thực hiện đầu tiên là tạo sự đoàn kết – hiệp nhất trong Giáo xứ và biết yêu mến Thánh lễ. Ngài nhấn mạnh việc học giáo lý cho các em thiếu nhi, qua việc củng cố Ban Giáo lý viên và mời cô Maria Nguyễn thị Phúc, tu hội đời, làm Cố vấn Ban Giáo lý với sự cộng tác của các Thầy Đại Chủng Viện đi mục vụ.

Chúa nhật ngày 14-06-2009, Cha sở và giáo dân thay ngói nhà thờ và tu sửa tường cung thánh. Chúa nhật ngày 23-09-2009, Đức Cha Phaolô về Giáo xứ dâng lễ Tạ ơn 50 năm linh mục của Ngài, đồng thời ban Bí tích Thêm Sức cho các em thiếu nhi, các anh chị tân tòng và một số em được rước lễ lần đầu. Nhân dịp này. Đức Cha Phaolô làm phép ảnh tượng Đức Mẹ và Thánh Giuse. Để mừng Đại lễ Phục Sinh 2010, thứ hai ngày 15-03-2010, nới rộng cung thánh và Chúa Nhật lễ Lá 2010 làm phép Bàn thờ mới cho kịp cử hành Tuần Thánh.

Giờ Lễ Nhà Thờ Chợ Cầu

Chi tiết giáo xứ

Lịch lễ Phục sinh 2021

* THỨ NĂM TUẦN THÁNH 01/04/2021: LÀM PHÉP DẦU

– Sáng không có Thánh Lễ,giờ kinh phụng vụ do HĐ Đaminh chủ sự.

* Thánh Lễ Tiệc Ly:

– Thánh Lễ thiếu nhi: 17 giờ 45

– Thánh Lễ cộng đoàn: 19 giờ 30

– Trong 2 Thánh Lễ có rửa chân cho các tông đồ.

– Thánh Lễ cộng đoàn có rước chiên.

– Rước Mình Thánh Chúa sang nhà tạm.

– Các đoàn thể viếng Mình Thánh Chúa đến 24 giờ 00(có lịch phân chia)

* THỨ SÁU TUẦN THÁNH 02/04/2021: TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA GIẾU – Giữ chay và Kiêng thịt.

– Sáng không có Thánh Lễ,giờ kinh phụng vụ do HĐ Đaminh chủ sự.

– Vào lúc 15 giờ Hội Lòng Thương Xót Chúa phụ trách giờ kinh Kính Lòng Chúa Thương Xót.

– Vào lúc 17 giờ 30 Đi Chặng Đàng Thánh Giá trọng thể trong nhà thờ.Sau đó cử hành nghi thức Suy Tôn Thánh Giá.

– Nghi thức Đóng đanh – Tháo đanh – Táng xác Chúa,bắt đầu vào lúc 20 giờ 00 tại sân nhà thờ.

– Ngắm 15 sự Thương Khó Chúa Giêsu tại Linh Đài Đức Mẹ có dâng hạt do các hội đoàn đảm nhận.

– Rước Săng Chúa: Xung quanh nhà thờ sau đó đặt tại Hội Trường cộng đoàn tay cầm nến – Hội các bà mẹ Công Giáo than đến 24 giờ 00.

* THỨ BẢY TUẦN THÁNH 03/04/2021:

– Sáng không có Thánh Lễ,giờ kinh phụng vụ do HĐ Đaminh chủ sự.

– Cộng đoàn viếng xác Chúa từ 6 giờ 00 đến 16 giờ 00.

* Lễ Vọng Phục Sinh:

– Thánh Lễ Thiếu Nhi: 18 giờ 30 – Rước kiệu Chúa Phục Sinh.

– Thánh Lễ cộng đoàn: 21 giờ 00 – Rước kiệu Chúa Phục Sinh.

* CHÚA NHẬT PHỤC SINH 04/04/2021:

– Thánh Lễ sáng: 5 giờ 00

– Thánh Lễ thiếu nhi: 7 giờ 00

– Thánh Lễ chiểu: 17 giờ 30 – Rước kiệu Chúa Phục Sinh.

I/ Vài Nét Sơ Lược Giáo Xứ Chợ Cầu

Giáo xứ Chợ Cầu được thành lập năm 1869 do một nữ tu dòng mến thánh giá Cái Mơn gầy dựng và sau đó được các linh mục thừa sai Pháp quản trị trong thời kỳ đạo công giáo bị cấm cách ở Việt Nam thời Nguyễn.

Chỉ biết rằng đây là một địa danh mà người địa phương quen gọi là nhà thờ Đổ. Vì trong chiến tranh nhà thờ đã bị đổ nát, giáo dân đi lưu lạc khắp nơi.

Năm 1964 cha cố Giuse Nguyễn Hữu Nguyên đưa một số giáo dân gốc Đồng Xá – Hải Phòng từ Bến Cát – Bình Dương, tị nạn chiến tranh về lập nghiệp và xây dựng lại nhà thờ “trên nền nhà thờ Đổ” năm xưa.

Lúc này Giáo Xứ vẫn chưa có tên gọi, đến năm 1971 khi cha cố Nguyên mất, cha Tôma Nguyễn Văn Khiêm được tòa tổng Giám Mục cử về quản xứ, Ngài sát nhập giáo dân (nhà thờ họ lẻ Chợ Cầu, người dân quen gọi là nhà thờ “Nam” lúc đó không có linh mục) thành một Giáo Xứ và chính thức đặt tên là GX Tân Hưng Chợ Cầu.

Bổn mạng của Giáo Xứ : Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên TộiNhà thờ hiện nay được tu bổ xây dựng năm 1989

II/ TÊN GỌI GIÁO XỨ QUA CÁC THỜI KỲ :Năm 1971 GX Tân Hưng Chợ CầuNăm 1979 GX Hàng Sao (Đặt cho phù hợp với địa danh hành chánh)Năm 1993 GX Chợ CầuNăm 2002 GX Hàng SaoNăm 2008 đến nay. GX Chợ Cầu

III/ CÁC LINH MỤC CHÁNH XỨ TỪ NĂM 1964-20081964 – 1971 Cha Giuse Nguyễn Hữu Nguyên1971 – 1994 Cha Tôma Nguyễn Văn Khiêm1994 – 2002 Cha Lu.Y Gondaga Tô Minh Quang2002 – 2008 Cha Antôn Nguyễn Văn Toàn2008 – 2016 Cha Giuse Trần Thanh Công2016 – Đến nay Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Hiếu

IV/ SINH HOẠT GIÁO XỨ :Giáo xứ hiện nay có Cha chính xứ Gioan Baotixita Nguyễn Văn Hiếu và Cha phụ tá Vinh Sơn Đỗ Viết Khôi và cùng với Ban Thường Vụ gồm 3 người, 1 chủ tịch và 2 phó chủ tịch.Tổng số giáo dân : khoảng 6000 người và khoảng 3000 người dân vãng lai, đa số là công nhân thường xuyên sinh hoạt mục vụ tại giáo xứ.

Giáo xứ được chia thành 9 giáo họ.Các ban ngành đoàn thể gồm có :– Hội Lòng Thương Xót– Hội Bà Mẹ Công Giáo– Hội Phạt Tạ Thánh Tâm– Huynh Đoàn Đa Minh– Ca Đoàn Mông Triệu– Ca Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam– Ca Đoàn Phanxicô Asisi– Ca Đoàn Thiên Thần– Ban Bác Ái– Ban Phụng Vụ– Ban Giới Trẻ– Ban Lễ Sinh

Đặc biệt có một ban GLV hơn 60 em rất năng nổ và nhiệt tình đã được Cha Chính Xứ đạo tạo rất kỹ.Giáo xứ có khoảng hơn 900 em thiếu nhi, trong đó có 700 em trong đoàn thiếu nhi thánh thể “Xứ Đoàn Thánh Linh”

Nguồn: Giáo Xứ Chợ Cầu

Giờ Lễ Nhà Thờ Bắc Đoàn ✞ Giờ Thánh Lễ

Chi tiết giáo xứ

Năm 1954, một số giáo dân thuộc Giáo phận Bắc Ninh di cư vào miền Nam và sinh sống rải rác khắp nơi. Trong đó có một số anh chi em giáo dân quyết định chọn nơi lập nghiệp là Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi.

Giáo xứ Bắc Đoàn ban đầu là Họ Đạo thuộc Giáo xứ Sơn Lộc, do tình hình dân cư và giáo dân ngày một phát triển, nên đã được Đức Giám Mục giáo phận cho tách ra và hình thành nên Giáo xứ Bắc Đoàn ngày nay.

Giáo xứ Bắc Đoàn được thành lập vào năm 1954. Bổn mạng của nhà thờ là Thánh Giuse, mừng ngày 19/03. Cha phụ trách tiên khởi là cha Giuse Nguyễn Văn Bỉnh.

Nhà thờ hiện nay đã được xây lại vào năm 1994. Và mới được trùng tu nâng cấp từ tháng 10-2010 đến nay còn đang tiếp tục. Diện tích khuôn viên nhà thờ hiện nay là 2.959,5m2; diện tích nhà thờ là 490m2; diện tích nhà xứ 347m2.

Giáo dân sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau: thợ hồ, thu mua ve chai, đánh cá bờ sông, công nhân khu công nghiệp, giáo viên,… Nhìn chung, đời sống đạo mỗi ngày một phát triển tốt hơn, nhưng đời sống kinh tế thì còn rất nhiều khó khăn vất vả.

Dân số tại địa phương thuộc nội vi giáo xứ khoảng 7.500 người. Trong số đó giáo dân khoảng 700 người, không kể dân ở trọ hoặc nhập cư, số này ước tính khoảng 300 người.

Hàng năm có khoảng 130 em thiếu nhi và thiếu niên, chia thành 10 lớp giáo lý từ Khai Tâm đến Bao Đồng. Mỗi khóa kéo dài 9 tháng, khai giảng vào đầu tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 6. Các lớp giáo lý dành cho thiếu nhi vào các buổi sáng và chiều Chúa Nhật. Ngoài ra còn các lớp Tân Tòng, dự bị Hôn Nhân và hành trang giáo giáo lý viên vào các buổi tối ngày trong tuần.

Giáo xứ hiện có các ban ngành đoàn thể như sau:

Gia Trưởng: 50 đoàn viên.

Hiền Mẫu: 42 đoàn viên.

Hội Legiô: 45 đoàn viên.

Hội Cursillô: 08 đoàn viên.

Hội Caritas: 04 đoàn viên.

Ban bác ái xã hội: 10 đoàn viên.

Ban truyền giáo: 17 đoàn viên.

Ca đoàn Gia trưởng: 17 đoàn viên.

Ca đoàn Cêxilia: 20 đoàn viên.

Ca đoàn Thiếu nhi: 25 đoàn viên.

Giáo lý viên: 14 đoàn viên.

Song song với việc huấn luyện các lớp giáo lý, linh hướng cho các ban ngành đoàn thể, cha phụ trách luôn kêu gọi mọi người trong xứ thực thi tinh thần hiệp thông chia sẻ và bác ái.

Hàng tháng, đặc biệt những dịp lễ lớn trong năm như mùa Phục sinh, Giáng sinh, Tết nguyên đán… giáo xứ vận động thăm hỏi và giúp đỡ các cụ già neo đơn, người bệnh tật, người nghèo không nơi nương tựa, và các gia đình có hoàn cảnh thuộc diện khó khăn…

Giáo xứ hiện có khoảng 50 học sinh cấp I; 35 học sinh cấp II; 15 học sinh cấp III; 10 sinh viên đại học và cao đẳng. Trong số này vẫn trợ cấp học bổng, dụng cụ học tập hàng năm cho các em trong diện học sinh giỏi, gia đình nghèo.

Nguồn: chúng tôi

Giờ Lễ Nhà Thờ Thái Hà † Giờ Thánh Lễ

Chi tiết giáo xứ

TUẦN THÁNH VÀ ĐẠI LỄ CHÚA PHỤC SINH 2021

Nhà Thờ Thái Hà

*****

THỨ SÁU TUẦN V MÙA CHAY (26/ 03/ 2021)

– Sau Thánh lễ 18 giờ 30: Ngắm 15 sự Thương Khó Chúa Giêsu

THỨ HAI, BA, TƯ TUẦN THÁNH (29, 30, 31/ 03/ 2021)

– 05 giờ 30: Thánh lễ

– 18 giờ 30: Thánh lễ (sau Thánh lễ có ngắm 15 sự Thương Khó Chúa Giêsu)

THỨ NĂM TUẦN THÁNH (01/ 04/ 2021)

– 18 giờ 00: Thánh lễ Tiệc Ly (dành cho thiếu nhi)

– 20 giờ 00: Thánh lễ Tiệc Ly (dành cho mọi người)

– Chầu Thánh Thể (theo chương trình đã chia)

THỨ SÁU TUẦN THÁNH (02/ 04/ 2021)

– 15 giờ 30: Đi đàng Thánh Giá (dành cho thiếu nhi và các cụ lớn tuổi)

– Tưởng niệm Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu

– 19 giờ 00: Đi Đàng Thánh Giá trọng thể

– Tưởng niệm Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu

THỨ BẢY TUẦN THÁNH (03/ 04/ 2021)

– 11 giờ 00: Suy niệm với Đức Mẹ Sầu Bi

– 18 giờ 00: Canh Thức Vượt Qua & Lễ Vọng Phục Sinh (dành cho thiếu nhi)

– 21 giờ 00: Canh Thức Vượt Qua & Lễ Vọng Phục Sinh (dành cho người lớn)

CHÚA NHẬT PHỤC SINH. CHÚA SỐNG LẠI (04/ 04/ 2021)

05 giờ 30: Lễ I

08 giờ 00: Lễ II

10 giờ 00: lễ III

16 giờ 00: Lễ IV (dành cho thiếu nhi)

18 giờ 00: Lễ V

20 giờ 00: Lễ VI

Kính chúc ông bà và anh chị em tham dự các cử hành trong Tuần Thánh và Đại Lễ Chúa Phục Sinh cách sốt sắng với niềm tin vào Mầu Nhiệm Chúa Chết và Sống Lại để Cứu Độ chúng ta và toàn thể nhân loại. LƯỢC SỬ TU VIỆN DCCT HÀ NỘI – GIÁO XỨ THÁI HÀ

Lm Nguyễn Văn Khải, CssR

DCCT được thánh Anphongsô thành lập năm 1732 tại Napoli. Năm 1925 Dòng đến Việt Nam. Năm 1926, các tu sĩ DCCT đến Miền Bắc. Nhờ sự giúp đỡ của Toà Giám Mục Hà Nội, các vị đã mua được khu đất 6 ha ở ấp Thái Hà lập nên tu viện DCCT Hà Nội vào năm 1929.

Năm 1933 Nhà Dòng đã xây dựng toà tu viện mà hiện nay đã bị chiếm dụng làm bệnh viện Đống Đa. Năm 1935 xây dựng một ngôi đền đơn sơ kính Đức Mẹ HCG trong khi chờ đợi có đủ điều kiện để xây dựng một ngôi đền khang trang hơn trên khu đất là linh địa Đức Bà cũng đã bị chiếm dụng.

Năm 1939, Tu Viện DCCT Hà Nội đứng ra thành lập và phụ trách Giáo xứ Thái Hà theo đề nghị của Toà Thánh và Toà Giám Mục Hà Nội, trên cơ sở là họ đạo Nam Đồng, thuộc xứ Nhà Thờ Chính Toà.

Năm 1935, DCCT Hà Nội đã phát hành Nguyệt san Đức Bà HCG và tổ chức hành hương kính Đức Mẹ HCG. Những năm 1936-1954, các cha trong Dòng đã đi giảng đại phúc cho giáo dân ở khắp các giáo phận Miền Bắc. Nhà Dòng còn mở trường dạy học và truyền giáo tại 25 làng mà ngày nay là các phường thuộc các quận Đống Đa và Thanh Xuân. Nhà Dòng cũng tích cực trợ giúp các nạn nhân của nạn đói khát, dịch bệnh và chiến tranh trong những năm 1945-1954, đặc biệt là việc trợ giúp đồng bào di cư năm 1954-1955.

DCCT Hà Nội còn là một trung tâm đào tạo quan trọng của DCCT Việt Nam. Tập viện Hà Nội, nơi đào tạo các tu sĩ, được lập năm 1933. Học viện, nới đào tạo các linh mục, được lập năm 1935. Đệ Tử viện, nơi tuyển sinh và đào tạo ơn gọi tu trì, được lập năm 1940. Nhiều thế hệ các tu sĩ linh mục DCCT Việt Nam, trong đó có cha Phó Giám Tỉnh Giuse Cao Đình Trị, Bề trên-Chính xứ Mátthêu Vũ Khởi Phụng hiện nay, đã được đào tạo ít nhiều tại DCCT Hà Nội.

Từ năm chính quyền không cho Tu viện tuyển sinh ơn gọi và đào tạo tu sĩ, linh mục. Các cơ sở như tu viện, nhà xứ, trường học đều bị chiếm dụng. Nhiều công tác tông đồ bị cấm cản. Chỉ có công việc giúp giáo xứ Thái Hà và hành hương kính Đức Mẹ HCG vẫn tiếp tục tồn tại âm thầm và đơm hoa kết quả phong phú.

Từ năm 1987 DCCT Hà Nội dần dần hồi sinh qua việc kín đáo tuyển sinh các đệ tử vào tu viện “tu chui”. Năm 1993, nhờ sự can thiệp tích cực của Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng, thầy sáu Giuse Trịnh Ngọc Hiên được từ Miền Nam ra phục vụ tại Thái Hà và được phong chức linh mục vào năm 1994. Năm 2005, ngay khi vừa nhận chức TGM Hà Nội, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt truyền chức linh mục cho 2 tu sĩ của Tu viện, từ đây nhân sự và công việc tông đồ của tu viện hồi sinh nhanh chóng.

Từ chỗ chỉ sót lại 1 linh mục từ năm 1959, hiện nay DCCT Hà Nội-Giáo xứ Thái Hà có 12 linh mục, 2 tu sĩ và khoảng 20 đệ tử. Cùng với các tu sĩ và giáo dân cộng tác viên cộng tác viên ơ trong ngoài TGP Hà Nội, các tu sĩ DCCT đang phục vụ trong các lãnh vực sau:

Làm mục vụ giáo xứ tại Giáo xứ Thái Hà;

Cổ vũ lòng sùng kính Đức Mẹ HCG;

Giảng đại phúc cho các giáo xứ ở Miền Bắc;

Giúp tĩnh tâm cho linh mục, tu sĩ, chủng sinh;

Dạy học cho các tu sĩ nam nữ;

Giúp di dân và học sinh -sinh viên;

Giúp công cuộc truyền giáo ở một số nơi;

Giúp các nhóm tông đồ nhỏ;

Giúp bệnh nhân tại các bệnh viện;

Làm công tác bác ái- xã hội;

Giúp giáo lý dự tòng;

Giúp mục vụ hôn nhân-gia đình ở Hà Nội và các tỉnh;

Làm chứng cho sự thật, công lý và hoà bình.

DCCT Hà Nội có thể hiện diện và phục vụ được trong 80 năm qua giữa những khó khăn thử thách, là nhờ tình thương và quyền năng của Chúa, nhờ sự giúp đỡ của các đức giám mục các linh mục và giáo dân Miền Bắc, đặc biệt là các đức giám mục, các linh mục, các tu sĩ và giáo dân TGP Hà Nội, nhờ nỗ lực dấn thân phục vụ của nhiều thế hệ linh mục, tu sĩ và giáo dân trong tu viện và giáo xứ Thái Hà, trong đó có những con người đã chịu nhiều hy sinh như cha Giuse Vũ Ngọc Bích, Giuse Trần Hư Thanh, hoặc đã đổ máu ra vì đức tin và đức ái như thầy Marcel Nguyễn Tân Văn, thầy Clément Phạm Văn Đạt, cha Augustino Nguyễn Hoà Hiệp, cha Gioan Nguyễn Kim Dong.

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Tu viện và 60 năm thành lập Giáo xứ, DCCT Hà Nội-Giáo xứ Thái Hà xin tạ ơn Chúa nhân lành và xi tri ân quý đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý ông bà anh chị em giáo dân xa gần xưa cũng như nay đã và đang giúp đỡ, cộng tác với các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà trong công cuộc phục vụ người nghèo, xây dựng Hội Thánh./.

Lm Pr. Nguyễn Văn Khải DCCT HN

Giờ lệ Nhà Thờ Thái Hà:

TỪ THỨ HAI ĐẾN THỨ SÁU

( Riêng thứ Tư có thánh lễ III vào lúc 20h00 và ngày thứ Sáu có thánh lễ III lúc 15h00)

NGÀY THỨ BẢY

Lễ I: 05h30

Lễ II: 08h00 (Lễ cầu nguyện cho các thai nhi, ngoài đền Giêrađô)

Lễ III: 10h00 (Lễ hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, trước thánh lễ có 30 phút hành hương kính Đức Mẹ)

Lễ IV: 12h00 ( Lễ Chúa Nhật, trước thánh lễ có 30 phút hành hương kính Đức Mẹ)

Lễ V: 16h00 (Lễ Tiếng Anh, ngoài đền Giêrađô)

Lễ VI: 18h00 (Lễ Chúa Nhật, trước thánh lễ có 30 phút hành hương kính Đức Mẹ)

Lễ VII: 20h00 (Lễ dành cho giới trẻ)

NGÀY CHÚA NHẬT

Lễ I: 05h30

Lễ II: 08h00

Lễ III: 10h00

Lễ IV: 16h00 ( Lễ dành cho thiếu nhi)

Lễ V: 18h00

Lễ VI: 20h00 (Chúa nhật cuối tháng cầu cho công lý và hòa bình)

Riêng các ngày lễ trọng sẽ có lịch thông báo cụ thể

GIẢI TỘI

TỪ THỨ BA ĐẾN THỨ SÁU

Sau thánh lễ sáng lúc 5h30. Trước và sau thánh lễ chiều lúc 18h30

THỨ BẢY VÀ CHÚA NHẬT

Trước và sau các thánh lễ

Lưu Ý:

Thứ Hai hàng tuần không giải tội.

Nếu không có cha trực sẵn giải tội, quý vị liên hệ với Văn Phòng để mời các cha giải tội cho quý vị

XỨC DẦU BỆNH NHÂN

Cha Giuse Lương Văn Long được cắt cử phụ trách cử hành Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân tại các bệnh viện. Quý vị có nhu cầu liên hệ với ngài qua văn phòng Giáo xứ (Thứ Hai không làm việc). Nếu cha Giuse Long không thể đi được, sẽ có các cha thay thế.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giờ Lễ Nhà Thờ Cầu Ké trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!