Xu Hướng 3/2023 # Giờ Học Sử Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia Của Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Tất Thành. # Top 10 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giờ Học Sử Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia Của Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Tất Thành. # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Giờ Học Sử Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia Của Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Tất Thành. được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường, từ tháng 4/2012, Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) đã liên kết, phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức giờ học Lịch sử tại Bảo tàng. Mô hình học tập này được áp dụng khởi đầu đối với học sinh khối lớp 6.

Giờ học được tổ chức vào chiều thứ 7 hàng tuần, bắt đầu từ 13 giờ 30, sau khi được nghe giới thiệu tổng quát về nội dung trưng bày của Bảo tàng, 100 em học sinh được chia thành 4 nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ giáo dục của Bảo tàng. Các em lần lượt đến với một cuộc hành trình về quá khứ với Việt Nam thời kỳ nguyên thủy, thời kỳ cổ đại, các nhà nước cổ đại, các phong trào đấu tranh giành độc lập: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Lý Bí, Khởi nghĩa Ngô Quyền và Chiến thắng Bạch Đằng năm 938…; được tận mắt nhìn thấy những viên đá, chiếc rìu, nỏ, trống đồng hay những bộ trang phục, vũ khí của người xưa, được nghe những câu chuyện lịch sử sống động gắn với từng hiện vật… Đây là những nội dung gắn liền với chương trình học Lịch sử trong SGK của học sinh lớp 6.

Phần Tổng kết và trao giải cho các bài thi xuất sắc thực sự là khoảng thời gian hồi hộp, sôi nổi và hào hứng đối với không chỉ các em học sinh mà với cả các cô giáo, các bậc phụ huynh (đi tham gia cùng các con) và các cán bộ bảo tàng. Mỗi tên của học sinh nào đó được xướng lên là hàng loạt những tiếng reo hò, cổ vũ vang lên. Các em học sinh có bài thi đạt điểm cao, tuyệt đối, có bài viết cảm tưởng sâu sắc nhất đều được nhận những phần quà lưu niệm nhỏ của Bảo tàng.

Để mỗi giờ học Lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia ngày càng bổ ích, hấp dẫn hơn đối với các em học sinh, các cán bộ phòng Giáo dục, Công chúng đã và đang không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, xây dựng chương trình, nội dung cho các buổi học ngày một phong phú, sâu sắc hơn để tiếp sau khối lớp 6, giờ học Lịch sử tại Bảo tàng của các em học sinh khối lớp 7, 8 và 9 (trong các tháng tiếp theo của năm 2012) sẽ thu được những kết quả như mong đợi.

Giờ học Lịch sử của học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ngày 14/4/2012

Học sinh được chia thành từng nhóm nhỏ tham quan trưng bày tại Bảo tàng Các em học sinh Trường THCS Nguyễn Tất Thành đang làm bài thi trắc nghiệm sau khi tham quan trưng bày.

Học sinh tham gia các trò chơi tập thể, hoạt động thể chất vui nhộn tại sân bảo tàng . Các cán bộ Phòng Giáo dục, Công chúng Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang chấm bài thi trắc nghiệm.

Tổng kết và trao phần thưởng.

Ghi Nhận Từ Một Giờ Học Lịch Sử Của Trường Thcs Nguyễn Tất Thành Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia

Giờ học lịch sử là tên gọi một chương trình hoạt động của Phòng Giáo dục, Công chúng thuộc Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Tiếp theo những kết quả đạt được rất tốt đẹp đối với học sinh khối lớp 6; kế hoạch tổ chức Giờ học lịch sử cho học sinh khối lớp 9 của Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) được tiếp tục thực hiện trong hai ngày 22 và 29-9-2012 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Từng nhóm học sinh được tham quan trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ngày 22/9/2012 Đến Bảo tàng học Lịch sử qua hiện vật trưng bày

Nội dung Giờ học lịch sử tại Bảo tàng đối với học sinh khối lớp 9 được cán bộ phòng Giáo dục, Công chúng (Bảo tàng Lịch sử quốc gia) phối hợp với giáo viên bộ môn Sử của Trường THCS Nguyễn Tất Thành xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ chương trình Sách giáo khoa gắn với hệ thống trưng bày của Bảo tàng. Chủ đề của giờ học được lựa chọn lần này là: Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt từ 1858 đến năm 1945. Buổi học bắt đầu từ lúc 13h30′. Sau khi được nghe giới thiệu tổng quát về nội dung trưng bày của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, 100 em học sinh được chia thành 2 nhóm lần lượt tham quan 9 phòng trưng bày đầu tiên có nội dung giới thiệu về Thời kỳ đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam từ 1858 đến 1945. Các em học sinh được thấy tận mắt những hiện vật, hình ảnh lịch sử để hiểu rõ hơn về quá trình thực dân Pháp xâm lược và áp đặt bộ máy thống trị của chúng ở Việt . Các em được xem từ bức ảnh Liên quân Pháp và Tây Ban Nha nổ phát súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng ngày 1-9-1858 chính thức mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam; cho đến những hiện vật tiêu biểu như Súng thần công, hay các loại vũ khí thô sơ, tự tạo, tiêu biểu là khẩu súng trường nhân dân ta đã dùng đánh Pháp trong phong trào Cần Vương. Tuy thô sơ nhưng khẩu súng có những chi tiết được chế tạo rất khéo léo bởi Cao Thắng, một vị tướng trẻ tài giỏi dưới quyền chỉ huy của cụ Phan Đình Phùng – Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Các em cũng được tận mắt nhìn tấm Thẻ thuế thân và hiểu rõ hơn về “thuế thân “- một thứ thuế trong rất nhiều thứ “sưu cao thuế nặng” và vô lý mà chính quyền thực dân – phong kiến áp đặt để bóc lột nhân dân ta thời kỳ này…

Học sinh lớp 9A1 Trường THCS Nguyễn Tất Thành đang làm bài thi trắc nghiệm ngày 22/9/2012

Không khí của buổi học hôm đó tại phòng trưng bày có lúc thật sâu lắng, xúc động khi các em được nghe kể những câu chuyện lịch sử sống động gắn với những hiện vật tiêu biểu. Đứng trước bức tượng anh Kim Đồng và tấm bằng ” Có công với nước” do Tổng bộ Việt Minh truy tặng Liệt sĩ Nông Văn Dền (tức Kim Đồng), ngày 2/9/1944, giọng chị thuyết minh viên nhỏ nhẹ dẫn các em trở về với một vùng quê miền núi Pác Bó (Cao Bằng)- chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ. Tháng 5 năm 1941, Hội Nhi Đồng cứu quốc được thành lập. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tháng 8/1942, Kim Đồng vinh dự được gặp Bác Hồ tại hang Nộc Én ở trên núi sau làng Nà Mạ. Bác khen ngợi đội trưởng Kim Đồng mưu trí, nhanh nhẹn, dũng cảm. Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Khi phát hiện bọn địch đang phục kích ngay cạnh nơi họp, trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng nhanh trí nghĩ cách đánh lừa để địch nổ súng về phía mình. Chính nhờ tiếng súng “báo động” ấy, các cán bộ đã nhanh chóng thoát khỏi vòng vây nguy hiểm của địch. Riêng Kim Đồng, khi bị trúng đạn của địch, anh chạy đến khu vực gần bờ suối Lê Nin thì anh dũng hy sinh, khi đó, Kim Đồng mới vừa tròn 14 tuổi. anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt noi theo.

Học sinh lớp 9A4 trường THCS Nguyễn Tất Thành đang làm bài thi trắc nghiệm

Cuối phần tham quan trưng bày, các em như được hòa mình vào không khí sục sôi của những ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám – mùa Thu năm 1945 với sự kiện ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cuối giờ học, có phần tổng kết và trao giải cho các học sinh đạt điểm cao; trả lời được nhiều câu hỏi đúng hay có bài viết cảm tưởng sâu sắc nhất. Phần thưởng dành cho mỗi em là những món quà lưu niệm tuy nhỏ nhưng thật ý nghĩa, là sự động viên, khích lệ đối với những cố gắng của các em.

Học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành thi trắc nghiệm, ngày 29/9/2012

Để chương trình ngày một hiệu quả, tránh sự nhàm chán, bên cạnh phương thức làm bài thi trắc nghiệm trên giấy, học sinh còn được tham gia hoạt động chơi mà học như: Theo dòng lịch sử, trả lời câu hỏi trắc nghiệm… sử dụng trên máy chiếu, hình thức này mới nhưng rất ấn tượng và mang lại không khí học tập rất thoải mái đối với các em.

Kết thúc giờ học, nhiều em bày tỏ mong muốn sẽ được tiếp tục tham gia các buổi học lịch sử khác tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Điều đó cho thấy môn lịch sử thực sự không phải là một môn học khô cứng và kém hấp dẫn học sinh, nếu chúng ta biết kết hợp giữa học và hành, giữa học mà chơi- chơi mà học…

Xen kẽ giữa giờ học Lịch sử ở Bảo tàng, ngày 29/9/2012 là một tiết mục văn nghệ của học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành

Việc phối hợp chặt chẽ giữa Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) và Bảo tàng Lịch sử quốc gia trong việc áp dụng mô hình Giờ học lịch sử tại Bảo tàng bước đầu đã đạt được những kết quả và hiệu ứng tích cực. Các kiến thức lịch sử được thấm sâu vào nhận thức của các em, biến thành hiểu biết của chính các em một cách hứng thú và khó quên. Mỗi sự kiện lịch sử không còn là một mảng của quá khứ khô cứng với những niên đại, con số, diễn biến nặng nề mà là lịch sử sống động, được các em tiếp nhận một cách hấp dẫn, chủ động.

Trong thời gian tới, Giờ học lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ tiếp tục được tổ chức cho học sinh các khối lớp còn lại của Trường THCS Nguyễn Tất Thành và nhiều trường học khác trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hy vọng chương trình này sẽ được các trường học tích cực hưởng ứng và phối hợp chặt chẽ.

Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành: Tạo Điều Kiện Tốt Nhất Cho Sinh Viên Học Tập, Rèn Luyện

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trú đóng tại TP. HCM gồm 5 cơ sở đào tạo, trong đó, Cơ sở chính đặt tại 298A – 300A đường Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ và văn hoá, xã hội lớn nhất cả nước, nên có những thuận lợi cơ bản về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, sơ sở vật chất an khang, hiện đại, thuận lợi cho việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo, tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp cho HSSV đi thực tập thực tế và giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp.

Hệ thống Thư viện (gồm 5 phòng) với diện tích hơn 2.000 m2, hơn 34.000 bản tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy. Ngoài ra, Thư viện còn có một mạng máy tính kết nối trực tiếp internet. Thư viện được cấu trúc mở, cho phép người đọc có thể trực tiếp tìm kiếm tài liệu tại giá. Nhà trường cũng đầu tư phần mềm quản lý Thư viện Libol, đây là một trong những phần mềm quản lý thư viện hàng đầu tại Việt Nam.

Nhà trường có Ký túc xá với sức chứa hơn 1.500 chỗ ở nội trú cho SV. Ngoài ra nhà trường còn đầu tư trang thiết bị dạy học và công cụ, dụng cụ quản lý; bàn ghế học sinh,…

Nhà trường đã hoàn tất việc thiết kế cổng thông tin việc làm điện tử, chính thức đưa vào sử dụng phục vụ HSSV, ngưòi lao động có nhu cầu tìm việc và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng tại địa chỉ http://qhdn.ntt.edu.vn. Với cổng thông tin điện tử này, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là trường đầu tiên trong các trường ĐH, CĐ trên cả nước thực hiện việc giới thiệu việc làm trên mạng internet cho HSSV.

Phòng đọc của thư viên Ông Hoàng Tùng, Giám đốc Trung tâm Tin học – Trưởng phòng vi tính:

– Tôi công tác từ ngày Trường mới thành lập. Lúc đầu chỉ có 50 máy tính, khi phát triển lên ĐH trường đầu tư càng nhiều, hiện tại có 1.200 máy tính hiện đại đảm bảo đủ cho SV thực tập. Nhà trường phân bổ 27 phòng học máy tính tập trung và 3 phòng rải rác cho các cơ sở. HS thực hành rất tốt, tôi rất an tâm từ khi công tác tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Em Đào Tiến Lợi, Sinh viên năm thứ 3 – Hệ Cao đẳng Điều dưỡng (ở TP. Hồ Chí Minh):

– Cơ sở vật chất từ lúc em là SV năm thứ nhất đến năm thứ 3 đã thay đổi rất nhiều. Hiện tại bây giờ nhu cầu của HSSV nhiều, nhà trường phải đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm, phòng ốc khang trang, đầy đủ tiện nghi hơn, nên phục vụ tốt cho ngành Điều dưỡng em đang học rất nhiều. Năm thứ nhất không trang bị được máy lạnh, nhưng bây giờ đã trang bị máy lạnh, máy chiếu, micrô,… Nhà trường thu học phí hợp với túi tiền của các gia đình có SV theo học so với trường khác. Thời gian học tập ở đây thầy cô giảng dạy rất nhiệt tình, ân cần. Chúng em có thể trao đổi trực tiếp với thầy cô trong giờ học trên lớp hoặc lên VP khoa. Em học ở đây rất yên tâm, tự hào khi mình là SV học tại ngôi trường mang tên Bác Hồ kính yêu thời trai trẻ.

Em Huỳnh Thị Hồng Quân, Sinh viên năm thứ nhất – Khoa Ngoại ngữ (quê Vĩnh Long):

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, rất tốt, máy vi tính rất nhiều, đủ cho người học. Hiện tại nhà trường thu học phí phù hợp. Chúng em được học tại nơi có cơ sở vật chất ổn định, thuận lợi vì có ký túc xá hợp lý cho những SV ở tỉnh lẻ về học. Thầy cô giảng dạy nhiệt tình, thường xuyên trao đổi ngoài giờ trên lớp khá thân mật. Các bạn SV rất hòa đồng và đoàn kết, ký túc xá gần trường, kỷ luật nghiêm, tiện lợi cho quá trình học tập.

Em Nguyễn thị Kim Anh, Sinh viên năm thứ nhất – khoa Điều dưỡng – Hệ Cao đẳng (ở TP. Hồ Chí Minh):

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có ngành Điều dưỡng có hệ Cao đẳng nên em chọn vào học. Trường khác chưa có hệ Cao đẳng Điều dưỡng. Theo em biết các phòng thực hành ở đây rất tốt và đầy đủ tiện nghi cho việc học tập. Nhà trường thu tiền học phí không quá cao. Trước khi em là SV của Trường em có tìm hiểu một vài trường khác và cuối cùng em đã quyết định chọn Trường ĐH Nguyễn Tất Thành để học đúng ngành học mà em ước mơ . Hiện tại em là lớp phó, các bạn lớp em rất hòa đồng và thầy cô dạy dỗ chúng em rất thân thiện.

Ngoài công tác chuyên môn, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành luôn là lá cờ đầu về thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảng bộ nhà trường liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Các phong trào Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn cũng là những mặt hoạt động nổi bật của tuổi trẻ nhà trường.

Ghi nhận thành tích của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong những năm qua, nhà trường đã được Nhà nước, Bộ, ngành, thành phố tặng nhiều danh hiệu:– Chủ tịch nước phong tặng “Huân chương lao động hạng Ba” năm 2000; “Huân chương lao động hạng Nhì” năm 2008.

– Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2011;

– Bộ trưởng Bộ Công nghiệp tặng Huy chương “Vì sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam”;

– Bộ trưởng Bộ Công an tặng Huy chương ” Bảo vệ An ninh Tổ quốc” năm 2001;

– Bộ trưởng Bô Công Thương tặng 4 Bằng khen năm 2010 do có nhiều thành tích trong nhiệm vụ đào tạo, cung cấp nhân lực chất lượng cao, trong phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”,…

– Chính phủ tặng cờ thi đua năm 2010

– Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng – Hiệu trưởng nhà trường được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương lao động hạng Ba, danh hiệu chiến sĩ thi đua của Bộ Công Thương .

Đức Phong – Trung Hiếu

Học Sinh Được Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Trong Giờ Học Để Phục Vụ Việc Học Tập

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Điều lệ trường THCS và THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó học sinh được phép sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học để phục vụ việc học tập.

Thay đổi sổ sách chỉ còn 3 – 4 loại sổ sách so với hơn chục cuốn như hiện nay

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Điều lệ trường THCS và THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo đó, một trong những thay đổi đáng kể nhất là quy định giảm hồ sơ, sổ sách cho giáo viên.

Ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết trước đây, Bộ đi kiểm tra, có nơi yêu cầu giáo viên phải có tới 11 loại hồ sơ sổ sách, rất áp lực, tốn thời gian và không cần thiết.

Do vậy, Bộ GD-ĐT quyết định giảm hồ sơ sổ sách để giáo viên dành thời gian cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Cụ thể, từ nay giáo viên chỉ còn 3 loại hồ sơ, sổ sách, gồm: kế hoạch giáo dục (theo năm học); kế hoạch bài dạy (giáo án); sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Riêng giáo viên chủ nhiệm thì có thêm sổ chủ nhiệm.

Hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở GD-ĐT quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ GD-ĐT.

Việc bảo quản hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Học sinh được dùng điện thoại thông minh và tăng số lần “lưu ban”

Cũng theo điều lệ mới, học sinh không được lưu ban quá 3 lần trong một cấp học thay vì 2 lần như trước đây. Theo Bộ GD-ĐT, đây là sự thay đổi theo hướng nhân văn hơn, tạo thêm cơ hội cho học sinh được khắc phục.

Lý giải về điều này, ông Sái Công Hồng cho rằng, thay đổi này nhằm phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học nhưng để phục vụ cho việc học tập và được sự đồng ý của giáo viên giảng dạy. Vì hiện nay nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học là rất cần thiết.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, bảo đảm yêu cầu đánh giá vì sự phát triển học sinh, thúc đẩy các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Điều lệ cũng bổ sung quy định theo quy định mới của luật Giáo dục 2019: học sinh học hết chương trình THPT, đủ điều kiện theo quy định của Bộ GD-ĐT thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được giám đốc sở GD-ĐT cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Học sinh học hết chương trình THPT, đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ GD-ĐT nhưng không dự thi tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giờ Học Sử Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia Của Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Tất Thành. trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!