Bạn đang xem bài viết Giáo Án:thể Dục Giờ Học :Đề Tài Bật Liên Tục 3 được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thể dục giờ học: Bật liên tục 4-5 vòngTCVĐ: kéo coI.Kết quả mong đợi:* Kiến thức: -Biết tên vận động ” Bật liên tục vào 4- 5vòng “. Trẻ biết phối hợp sức mạnh của toàn thân để bật liên tục vào 4- 5vòng một cách khéo léo, chính xác, tiếp đất bằng hai mũi bàn chân, không dẫm vào cạnh vòng.Trẻ biết trò chơi vận động: “Kéo co”-*Kỹ năng: -Rèn kỹ năng bật liên tục vào vòng.Rèn luyện sức mạnh cơ bắp của đôi chân, tố chất nhanh, mạnh, khéo.Rèn kỹ năng cho trẻ chơi trò chơi vận động đúng luật, đúng cách chơi.*Thái độ: -Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Trẻ biết tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh.II. Chuẩn bị: – Xắc xô, còi, vạch chuẩn, 5vòng to, 1 dây thừng kéo co.- Máy tính, loa, nhạc bài hát: Tàu lửa, mùa xuân đến rồi, em yêu cây xanh- 10 vòng nhỏIII. Cách tiến hành: Hoạt động của côHoạt động của trẻ 1. Tạo cảm xúc- Cô giới thiệu hội thi: ” Bé khỏe”, ban giám khảo hội thi, 3 đội chơi: Đội Hoa đỏ và đội Hoa xanh và đội hoa vàng – Cô giới thiệu các phần thi: diễu hành, đồng diễn, tài năng, chung sức. – Giải thưởng: Ở mỗi phần thi đội nào thắng cuộc sẽ được thưởng một bông hoa. *Hoạt động trọng tâm:2. Khởi động: * Phần thi 1: “Diễu hành”:- Cô mở nhạc lời bài hát Tàu lửa cho trẻ đi thành 1 vòng tròn các kiểu chân- Cô nhận xét phần thi ” Diễu hành” và tặng hoa cho đội đi đều, đẹp.- Cho trẻ điểm số 1-2 từ đầu hàng đến cuối hàng. Sau đó tách thành 4 hàng đứng so le, quay lên phía cô để tập bài tập phát triển chung 3. Trọng động:a. Bài tập phát triển chung: * Phần thi 2: “Đồng diễn”: Tập với bài hát: “em yêu cây xanh+ Động tác tay vai: Đưa tay ra trước, sang ngang+ Động tác bụng: Đứng cúi về trước+ Động tác chân: Khuỵu gối+ Động tác bật: tách khép chân- Cô nhận xét màn đồng diễn, tặng hoa cho đội tập đều đẹp. – Cho trẻ chuyển đội hình, đứng thành 2 hàng quay mặt vào nhau b. Vận động cơ bản: Bật liên tục vào 4-5 vòng* Phần thi 3: ” Tài năng”- Cô chỉ vào vòng mẫu của cô và hỏi trẻ có mấy vòng? Cho trẻ đếm số vòng?- Cô tập mẫu lần 1: Không giải thích – Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Cô đi từ đầu hàng đến trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” cô đứng nghiêm 2 tay chống hông. Khi có hiệu lệnh “bật”, cô khuỵu gối, lưng thẳng, dùng sức mạnh của toàn thân bật nhẹ nhàng liên tục vào từng vòng, tiếp đất bằng 2 mũi bàn chân, sao cho chân không dẫm vào cạnh vòng, cứ như vậy cô bật liên tục vào từng vòng cho đến hết. Bật xong cô đi về cuối hàng đứng.- Cô mời 2 trẻ ở 2 đội lên thực hiện trước * Trẻ thực hiện: – Lần 1: Cô cho trẻ “Bật liên tục vào 3vòng”. Cô mời 2 trẻ ở đầu mỗi hàng lên tập, lần lượt cho đến hết trẻ ở mỗi hàng.- Lần 2: Tăng độ khó. Cô thêm 2 vòng vào số vòng tập mẫu của mỗi đội. Cho trẻ ” Bật liên tục vào 5 vòng”. Cô mời 2 trẻ ở đầu mỗi hàng lên tập, lần lượt cho đến hết trẻ ở mỗi hàng.- Lần 3: Cho trẻ thi đua theo 2 đội: ” Bật liên tục vào 5vòng”. Thời gian sẽ tính bằng một bản nhạc, * Củng cố bài học:- Cô hỏi trẻ tên bài tập? Mời 1 trẻ khá lên tập lại. * Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục ăn uống đầy đủ c. TCVĐ: Kéo co* Phần thi 4: “Chung sức.” – Cô giới thiệu tên trò chơi: Kéo co- Cô giới thiệu cách chơi ,Luật chơi- Trẻ chơi- Cô nhận xét và tặng hoa cho đội thắng4. Kết thúc hoạt động:- Cô cùng trẻ đếm số bông hoa 2 đội ghi được, tuyên bố đội thắng cuộc – Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng, du xuân ngắm hoa 1-2 vòng Kết hợp nhạc Ra vườn hoa em chơi- Trẻ chú ý
Tổ Chức Giờ Học Thể Dục Cho Trẻ Mầm Non
Giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non mang nhiều ý nghĩa vì trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ.
Giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non mang nhiều ý nghĩa vì trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Bởi có sức khoẻ tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được. Nhận thức được điều đó cô và trò lớp mẫu giáo ghép Tin tốc B trường mầm non Pú Hồng đã tích cực luyện tập thể thể dục thể thao hằng ngày thông qua giờ hoạt động thể dục sáng, các trò chơi vận động…giúp cho hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo dần dần phát triển toàn diện. Bện cạnh đó cũng góp phần giúp trẻ trở thành con người toàn diện, với đủ hành trang cho trẻ trước khi bước vào lớp 1. Thể dục sáng có ý nghĩa to lớn về sức khỏe cho trẻ em đặc biệt là trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra rất nhanh chóng, việc hoạt động giáo dục thể chất không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách thoải mái tích cực để phát triển thể lực mà qua hoạt động này trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ: học qua chơi, chơi bằng học. Buổi sáng, ngay sau khi ngủ dậy tập bài thể dục đơn giản, trẻ sẽ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể trẻ săn chắc, hệ miễn dịch tốt hơn, ngoài ra còn giúp cơ thể phát triển hài hòa, cân đối và khỏe mạnh hơn.
Một số hình ảnh dậy trẻ tập thể dục buổi sáng của lớp Mẫu giáo Tin Tốc B
Đề Tài Một Vài Kinh Nghiệm Tạo Hứng Thú Học Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 3 Người Dân Tộc
Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay là một vấn đề nan giải mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Nhà nước dùng một khoản lớn ngân sách cho giáo dục tuy nhiên việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường gặp hàng rào cản lớn từ hệ thống quản lý bên trên và sức ỳ trong nhận thức cũng như hành động từ chính những người trong cuộc.
Yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cho các em học sinh người dân tộc Êđê là việc tăng cường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường. Đây là yếu tố góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Và một điều kiện cần có, không kém phần quan trọng trong công tác dạy và học tại trường Ea Bông là xây dựng một môi trường Sư phạm theo phương châm:” Trường học thân thiện, Học sinh tích cực “. Chính yếu tố này góp phần cho giáo viên, học sinh hứng thú thích đến trường đến lớp, yêu trường, yêu lớp.
Với phương pháp dạy học mới tích cực thì giáo viên đóng vai trò chủ đạo, học sinh là trung tâm của tiết học.
hó khăn * Thuận lợi: Hầu hết các em học sinh tại trường đều là người dân tộc Êđê ở khu vực xã Ea Bông, bản thân tôi cũng là một giáo viên Tiếng Anh người dân tộc Êđê, do đó hiểu được những trở ngại mà các em mắc phải khi giao tiếp bằng Tiếng Anh cũng như giao tiếp bằng Tiếng Việt là điều hiển nhiên. Khoảng cách giữa các trường Tiểu học trong địa bàn xã Ea Bông khá gần nên việc dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về chuyên môn, nội dung các trò chơi để vận dụng trong giờ dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học, cũng như cách thức tổ chức và tiến hành dạy thực nghiệm có phần dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Nhận được sự quan tâm từ Phòng Giáo dục Huyện trong việc theo học bằng đạt chuẩn kĩ năng giao tiếp (B2) theo khung tham chiếu Châu Âu. Bên cạnh đó, giáo viên còn nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà trường trong việc bố trí tiết dạy, tạo điều kiện bồi giỏi nâng yếu trong công tác nâng cao chất lượng dạy và học. Giáo viên Tiếng Anh được đào tạo trình độ cao(sau đại học). * Khó khăn Là trường có hơn 70% học sinh là dân tộc Êđê khá đông với học sinh người dân tộc Kinh, đa số các em nói Tiếng Việt chưa chuẩn, giao tiếp bằng Tiếng Việt còn hạn chế (sai thanh dấu). Việc dạy ngoại ngữ Tiếng Anh cho các em, theo qui định của Bộ triển khai từ lớp 3 thì lại trở thành một thách thức to lớn đối với một trường nằm trong vùng "cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc" như các em học sinh dân tộc Êđê tại trường Tiểu học Ea Bông hiện nay. Thêm vào đó, phòng học còn thiếu(chỉ dạy được 2tiết/ tuần), chưa đảm bảo số lượng theo yêu cầu, chưa có phòng Lab, phòng học chuyên dụng dành riêng cho môn Tiếng Anh, số lượng giáo viên Tiếng Anh chưa đủ đáp ứng yêu cầu dạy 4 tiết/ tuần theo chương trình của Bộ Giáo Dục. Từ đó dẫn đến việc thực hiện công tác dạy học Tiếng Anh còn hình thức, chưa có điều kiện giảng dạy chuyên sâu. Hầu như các cha mẹ và các em học sinh người dân tộc Êđê tại địa bàn trường đều chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, vẫn xem Tiếng Anh như là một môn phụ trong chương trình học, chưa chú trọng đầu tư , mua sắm sách vở phục vụ học Tiếng Anh cho con em mình. Đây chính là bước cản lớn nhất trong công tác dạy và học Tiếng Anh tại trường Tiểu học Ea Bông. Việc mua sắm trang thiết bị như máy tính, tài liệu ôn tập phục vụ hoạt động tự học Tiếng Anh tại gia đình của các em còn chưa được cha mẹ quan tâm đúng mức do đó kết quả thu được từ các kì thi IOE trên mạng còn thấp. 2.2. Thành công- hạn chế *Thành công Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy làm cho tiết học của các em trở nên sinh động, có sức lôi cuốn và hiệu quả hơn. Nhiều em học sinh người dân tộc Êđê tại trường đã nghe và nhận biết giọng đọc, nói của người bản ngữ. Phần lớn các em đã mạnh dạn hơn trong việc thực hiện các bài tập cũng như các yêu cầu cơ bản trong tiết học. Các em đã bước đầu hình thành những kĩ năng, kĩ xảo trong việc áp dụng kiến thức vào tiết học. Việc giao tiếp và gần gũi với chính các em học sinh của mình đã tạo ra một mối quan hệ thầy - trò bền vững. *Hạn chế Với các em học sinh người dân tộc Êđê thì học Tiếng Anh trở thành là học một ngôn ngữ thứ ba (sau việc học Tiếng Việt). Thực tế, khi bước vào lớp 3, mặc dù Bộ Giáo Dục đã chú trọng chương trình tăng cường Tiếng Việt cho các em học sinh người dân tộc Êđê về khả năng nghe nói, giao tiếp nhưng các em vẫn gặp vô vàn khó khăn trong hoạt động học bởi vì suy cho cùng thì Tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ thứ 2 sau Tiếng mẹ đẻ ( Tiếng Êđê). Không những hạn chế trong giao tiếp mà điều kiện học tập cũng còn quá nhiều thiếu thốn, nên việc học Tiếng Anh của học sinh ở trường Ea Bông lại càng khó khăn bội phần. Thêm vào đó, chương trình và SGK mới thay đổi liên tục, việc thiếu thốn trang thiết bị, hạn chế trong việc áp dụng phần mềm mới của giáo viên cũng gây rất nhiều trở ngại cho cả người dạy lẫn người học. Thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế, tài liệu phục vụ cho đề tài chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Học Tiếng Anh đối với học sinh người dân tộc Êđê đã là ngôn ngữ thứ ba, môi trường sống của các em chỉ tiếp xúc với người Êđê là chủ yếu cho nên ít có cơ hội sử dụng cả Tiếng Việt lẫn Tiếng Anh. Điều này không chỉ vất vả cho giáo viên mà ngay chính bản thân các em cũng là một trở ngại lớn, do đó đòi hỏi giáo viên phải là người địa phương hoặc phải biết sử dụng Tiếng dân tộc Êđê trong giảng dạy cũng như giao tiếp. 2.3. Mặt mạnh - mặt yếu * Mặt mạnh Trường nằm tại trung tâm của Buôn Knul, đường sá đi lại rất dễ dàng, có em chỉ cần đi bộ trong thời gian ngắn để đến trường. Đây chính là điểm thuận lợi nhất cho Thầy và Trò trường Tiểu học Ea Bông. * Mặt yếu Mặc dù văn bản chỉ đạo yêu cầu thực hiện từ Bộ - Sở - Phòng rất đầy đủ nhưng trong quá trình thực hiện thì lại gặp rất nhiều trở ngại do khác nhau về mặt điều kiện kinh tế, trình độ chuyên môn cũng như nguồn nhân lực. Dẫn đến một kết quả, không những là không như mong đợi mà còn khập khiễng không theo văn bản ban hành. Đó cũng chính là lí do Bộ Giáo dục luôn phải cải cách cũng như thay đổi chương trình học Tiếng Anh cho các em học sinh. Nhiều em có ít cơ hội để tiếp cận với thông tin đại chúng, động cơ để học Tiếng Anh còn hạn chế. Một số em còn ngại nói Tiếng Anh, còn sợ bị mắc lỗi, hầu như các em học sinh chưa quen với việc nghe Tiếng Anh bằng giọng bản xứ trong băng đĩa. 2.4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động Điều kiện, hoàn cảnh của nhân dân địa phương đa số vẫn còn nhiều khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp hoặc không đều nên nhận thức về việc xã hội hóa giáo dục của họ còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với bậc tiểu học. Trình độ giao tiếp Tiếng Anh cũng như kĩ năng áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy Tiếng Anh còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhận thức về giáo dục nói chung của đội ngũ giáo viên tại địa bàn đôi khi còn mơ hồ, chưa thấy rõ tầm quan trọng, chưa thể hỗ trợ hiệu quả vào giảng dạy Tiếng Anh chung trong trường, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu của thời đại, các thiết bị giảng dạy phục vụ dạy - học còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng. Điều kiện về kinh tế, hoàn cảnh gia đình của đội ngũ cán bộ viên chức tại trường vẫn còn nhiều khó khăn. Về trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, việc tiếp cận phương pháp dạy học mới của giáo viên chưa nhanh nhạy, chưa hiệu quả. Một bộ phận học sinh còn chưa chủ động, sáng tạo trong học tập theo phương pháp mới, còn tỏ ra nhút nhát thụ động ít chịu khó tìm tòi, độc lập suy nghĩ, sáng tạo. Tất cả điều đó đều làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy của nhà trường. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay là một vấn đề nan giải mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Nhà nước dùng một khoản lớn ngân sách cho giáo dục tuy nhiên việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường gặp hàng rào cản lớn từ hệ thống quản lý bên trên và sức ỳ trong nhận thức cũng như hành động từ chính những người trong cuộc. Yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cho các em học sinh người dân tộc Êđê là việc tăng cường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường. Đây là yếu tố góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Và một điều kiện cần có, không kém phần quan trọng trong công tác dạy và học tại trường Ea Bông là xây dựng một môi trường Sư phạm theo phương châm:" Trường học thân thiện, Học sinh tích cực ". Chính yếu tố này góp phần cho giáo viên, học sinh hứng thú thích đến trường đến lớp, yêu trường, yêu lớp. Với phương pháp dạy học mới tích cực thì giáo viên đóng vai trò chủ đạo, học sinh là trung tâm của tiết học. 3. Giải pháp, biện pháp thực hiện đề tài 3.1.Mục tiêu Để tiến hành một tiết dạy có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu cơ bản sau: Nghiên cứu bài học, đối tượng học sinh, sau đó chọn và sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy phù hợp với từng nội dung bài học. Trong quá trình tổ chức hoạt động học, giáo viên phải điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý. Quan trọng hơn cả, giáo viên cần đảm bảo sử dụng thành thạo các phương tiện, đồ dùng dạy học cũng như sáng tạo ra các đồ dùng phù hợp, hiệu quả cho tiết dạy. Đồng thời việc kết hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cũng là vấn đề lớn để nâng cao chất lượng giảng dạy nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Trong những năm gần đây, yêu cầu của giáo dục đòi hỏi phải có nhiều đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn và các cấp học, nhằm nâng cao chất lựơng dạy và học đặc biệt là ở bộ môn Tiếng Anh, muốn gây hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên phải lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập, tạo ra các trò chơi lồng ghép trong các tiết học, sử dụng ngôn ngữ thật lý thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em để các em dễ dàng nắm bắt kiến thức cũng như nhớ bài học được lâu. 3.2. Nội dung và cách thức giải quyết Thực tế cho thấy, một giáo viên cho dù có kiến thức chuyên sâu, nhưng không có phương pháp dạy học tốt thì cũng sẽ không thu được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, "Lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm của giáo viên", tốt thì "không có việc gì khó" nữa. Lòng yêu nghề ở đây là lòng yêu công việc dạy học, coi việc dạy học là niềm vui, lúc nào cũng hứng thú dạy học, phấn đấu phục vụ nhiều cho công tác dạy học, luôn yêu mến học sinh và có trách nhiệm trong từng bài dạy. Để có một tiết dạy thật sự hứng thú, người giáo viên phải nghiên cứu trước bài dạy. Đây là một công việc không thể thiếu trong các khâu dạy học. Khi có đủ tài liệu thì phải nghiên cứu để định hướng công việc: cần dạy những gì, sử dụng những phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng những đồ dùng dạy học cần thiết nào, ước lượng thời lượng tổ chức dạy học. Qua thực tế chứng minh: nếu bài dạy nào có sự đầu tư nghiên cứu kĩ thì kết quả mang lại là rất cao. Việc sử dụng các trò chơi trong giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là trong phần Warm up ( phần mở đầu của mỗi tiết học) nhằm tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập Tiếng Anh là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với giáo viên, quan trọng hơn nữa là người dạy phải biết vận dụng các trò chơi vào các tiết học một cách hiệu quả với phương châm: "học mà chơi, chơi mà học" nhưng vẫn đảm bảo được lượng kiến thức truyền đạt đến các em. Ví dụ như trò chơi Brainstorming: Việc này giúp học sinh nắm từ nhanh hơn thông qua việc tiếp xúc với tranh ảnh có nội dung gần gũi cũng như gắn liền với bài học. Dùng tranh cho học sinh nhìn tranh điền từ vào chỗ trống, nhìn tranh nghe đọc và ôn từ thông qua mẫu câu. Trong phần bài này, học sinh vừa quan sát tranh học từ vựng vừa thực hành được cấu trúc câu trong giao tiếp: There's a garden. It's very nice! Dùng tranh trong các phần liên hệ giáo dục ở phần cuối bài. Giả sử như phần bài này, chúng ta có thể giáo dục các em tôn trọng ngày lễ Tết của dân tộc mình, biết quý trọng ông bà, cha mẹ. Một số thủ thuật mà tôi đưa ra có thể sử dụng trong hầu hết tất cả các tiết học và các khối lớp ở bậc tiểu học. Tùy vào từng nội dung của bài học, giáo viên phải biết cách chọn lọc và tổ chức thực hiện các thủ thuật ấy một cách linh hoạt và có hiệu quả. Biện pháp 2: Sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ học Tiếng Anh. Phần mềm Hot Potatoes gồm có nhiều phần: JCloze: dùng tạo các bài tập với câu hỏi đa lựa chọn; JCross: tạo bài tập dùng trò chơi ô chữ; JMix: tạo câu hỏi sắp xếp các từ, cụm từ lộn xộn; JMatch: tạo bài tập gồm các câu hỏi kiểu so khớp.v.v. Đây cũng là một trong những phần mềm được nhiều giáo viên chú ý đến. Phần mềm phổ biến nhất hiện nay trong các trường chuẩn có dạy môn Tiếng Anh là Active Inspire ( hay còn gọi là Bài giảng tương tác hoặc Bảng thông minh). Nó không chỉ thu hút sự chú ý của các em học sinh mà còn giúp các em học sinh phát huy tối đa khả năng của bản thân trong giờ học. ActivInspire là nền tảng cho bất kỳ hoạt động học tập nào của thế kỷ 21. Được thiết kế để sử dụng trong lớp học, nó cho phép giáo viên giảng bài trên bảng trắng tương tác. Soạn bài giảng có nhiều hoạt động phong phú, hữu ích, và hỗ trợ các nhiệm vụ đánh giá học tập với học viên, các nhóm và toàn thể lớp học. Với sự lựa chọn các giao diện phù hợp với lứa tuổi, ActivInspire mang lại cho giáo viên khả năng tiếp cận nhiều hoạt động giảng dạy, công cụ, hình ảnh, âm thanh và mẫu, với cả một thế giới các tài nguyên bổ sung có trên Promethean Planet. Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, sự tò mò và tính ham hiểu biết của các em rất lớn, để có được một tiết dạy hiệu quả thì giáo viên phải hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức, phân bố lớp học, truyền cảm, lôi cuốn học sinh trong giờ học. Chúng ta có thể thấy, hầu như trong mỗi bài học Tiếng Anh đều có một bài hát không chỉ để tạo sự hứng thú học cho các em mà thông qua đó các em có thể củng cố từ vựng cũng như cấu trúc câu đã học trong bài. Chúng ta phải hiểu thêm là, học sinh chỉ có được động cơ học tập khi các em cảm thấy hứng thú với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Giáo viên cần tăng cường các bài dạy có lồng ghép âm nhạc để các em phát huy tối đa sự ham thích học của mình trong mỗi giờ học. Do vậy, ngoài khả năng tạo sự lôi cuốn học sinh trong những hoạt động trên lớp thì giáo viên còn phải khích lệ động viên trong việc học. Ngoài ra để tăng phần sinh động, giáo viên có thể sử dụng thêm một số bài hát có nội dung tương tự để thay đổi không khí học tập cho các em từ một số trang mạng như: https://alokiddy.com.vn/ Hoặc học các bài hát Tiếng Anh qua: https://www.tienganh123.com/tieng-anh-tre-em-qua-bai-hat. Biện pháp 4: Kết hợp sử dụng tam ngữ: Tiếng Êđê - Tiếng Anh - Tiếng Việt trong tiết dạy. Nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng đã chứng minh thực tế là 60% chất lượng giờ dạy tốt là tùy thuộc vào khâu chuẩn bị soạn giáo án còn lại 40% là tùy thuộc vào năng lực sư phạm và kinh nghiệm của người Thầy. Vì vậy là giáo viên muốn giảng dạy tốt và chất lượng thì phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng, phát huy được tính chủ động sáng tạo, của người học. Bản thân tôi là một giáo viên Tiếng Anh (gốc là người Êđê), học sinh đa số cũng là người dân tộc Êđê cho nên vấn đề truyền tải kiến thức cho các em sẽ hiệu quả hơn nếu biết kết hợp linh hoạt giữa Tiếng Êđê với Tiếng Việt và Tiếng Anh. Giáo viên có thể dùng Tiếng Êđê để giải nghĩa thêm trong trường hợp giải thích bằng Tiếng Việt mà các em vẫn không hiểu, hoặc có thể dùng những câu chuyện cười của dân tộc Êđê để giải thích từ vựng, các em vừa học được từ vựng Tiếng Anh lại vừa biết thêm được câu chuyện hài của dân tộc mình, nó làm tăng mức độ, hiệu quả tiếp thu kiến thức thông qua đó sẽ làm cho các em hào hứng hơn trong việc học. Giáo viên còn có thể sử dụng những câu chào hỏi, giao tiếp bình thường như: Các em có khỏe không? Giáo viên nên sử dụng luôn Tiếng Êđê: Soaih sei mlei mơh he? - How are you? - Bạn có khỏe không? Nơng hruê anei? - What day is it today? - Hôm nay là thứ mấy? Đây là cái gì? - Nơ do anei? - What's it? Ai đó? - Hlei pô anan? - Who's that? Dạy từ vựng cũng sẽ đơn giản hơn nếu giáo viên lấy những từ vựng gần gũi với đời sống hàng ngày của các em đưa vào bài học. Ví dụ: Chúng ta có từ beef/bif/ - thịt bò, giáo viên có thể sử dụng từ "ip - con vịt hoặc Mao - Nấm trong Tiếng Êđê có sự tương đồng về âm với mouse /maos/ - Chuột để dạy các em cách phát âm trong Tiếng Anh để dạy các em nhớ từ bởi vì cách phát âm của hai từ này tương tự nhau nhưng chỉ khác nghĩa mà thôi. Hoặc khi dạy chữ cái Tiếng Anh, chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái là A /ei/ - Aê /ei/ - Ông, cách phát âm hoàn toàn giống nhau nhưng khác nghĩa mà thôi. Để giúp các em nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần phải chú ý đến tính vừa sức trong dạy học, tránh không nên đưa ra yêu cầu quá cao đối với học sinh. Ngoài ra, giáo viên cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành. Tăng cường nhận xét học sinh theo thông tư mới 22 của Bộ Giáo dục về đánh giá nhận xét học sinh bằng tam ngữ Anh - Việt - Êđê. Ví dụ: Kriăng kreh/alah alan - Chăm chỉ/lười biếng - Hard working/ Lazy. Thực tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám nói vì sợ mắc lỗi, một số em khác lại không dám phát biểu vì sợ thầy cô và các bạn cười chê. Theo tôi đây chính là yếu tố tâm lí mà giáo viên dạy ngoại ngữ cần phải xem xét để giúp các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong giờ học. Mới bắt đầu làm quen với Tiếng Anh nên hầu như các em vẫn chưa nhớ từ lắm, giáo viên cần nói thường xuyên hơn với các em. Ví dụ như: Look - Nhìn - Dlang Listen - Nghe - Hmư Repeat - Lặp lại - m`a wit. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy: Để thiết lập, duy trì và tăng cường mối liên hệ của Gia đình - Nhà trường - Cộng đồng được tốt thì vai trò của Gia đình là vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ cần chủ động xây dựng mối liên hệ và thường xuyên duy trì các mối liên lạc thì việc hỗ trợ con học tập và rèn luyện mới đạt hiệu quả. 3.3. Điều kiện thực hiện Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng giáo viên đã biết khắc phục, vượt lên khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tiếng Anh nhằm đáp ứng mục đích chương trình SGK mới. 3.4. Mối quan hệ giữa biện pháp, giải pháp của đề tài Thông qua việc chuẩn bị giáo án cho tiết học, để chất lượng bài giảng tốt ngoài những phần chuẩn bị đã trình bày trên, giáo viên còn phải chuẩn bị các phương tiện - thiết bị dạy học. Đây là khâu chuẩn bị cần thiết trong khi tiến hành giảng dạy ở các trường phổ thông. Có đồ dùng dạy học hoặc ứng dụng CNTT, những thí nghiệm ảo mà thực nghiệm không làm được trong tiết học là vô cùng cần thiết để minh họa chính xác cho nội dung bài giảng làm cho học sinh dễ khắc sâu kiến thức hơn. Giáo viên và học sinh càng gần gũi thì việc chia sẻ những trở ngại trong việc học của các em sẽ không còn là vấn đề hay khoảng cách đối với thầy và trò nữa, không những vậy các em sẽ cảm thấy thực sự thoải mái trong việc học, mạnh dạn hơn trong việc tiếp thu Tiếng Anh - một bộ môn ngoại ngữ mà bất kì em học sinh nào cũng cảm thấy dè dặt trong việc nắm bắt. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 4.1. Đối với giáoĐề Cương Học Phần Truyền Thông Marketing Bộ Có Đáp Án Và Các Học Liệu Tmu
HỌC PHẦN: TRUYỀN THÔNG MARKETING
Câu 1 : Trình bày các khái niệm truyền thông marketing, truyền thông marketing tích hợp (IMC), và quản lý IMC; vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 doanh nghiệp?
Câu 2 : Trình bày vai trò và bản chất của truyền thông marketing
Câu 3 : Nêu và trình bày khái niệm, ưu thế và hạn chế của các công cụ chính sử dụng trong IMC
Câu 4 : Nêu và trình bày các bước trong quá trình lập kế hoạch truyền thông marketing
Câu 6: Nêu và trình bày các yếu tố chủ yếu cấu thành mô hình quá trình truyền thông marketing tổng quáT
Câu 7. Quy trình thực hiện kế hoạch phương tiên truyền thông ?
Câu 8: Trình bày khái niệm và vai trò mục tiêu truyền thông marketing (mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng); Phân biệt mục tiêu marketing và mục tiêu truyền thông marketing; vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 doanh nghiệp?
Câu 10: KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC SÁNG TẠO, CHIẾN THUẬT SÁNG TẠO, PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC SÁNG TẠO, PHƯƠNG THỨC THỨC THU HÚT SÁNG TẠO
Câu 11: Trình bày các tiêu chí đánh giá 1 chiến lược sáng tạo hoàn chỉnh; các yếu tố quyết định sáng tạo
Câu 1: Phân tích các loại điểm tiếp xúc trong IMC; Các dạng tích hợp trong truyền thông marketing và liên hệ thực tế của 1 doanh nghiệp?
Câu 2: Nội dung và hình thức của thông điệp truyền thông
Câu 3: Phân tích nội dung các tiêu chí đánh giá trong bước thực hiện kế hoạch phương tiện truyền thông, và liên hệ thực tế của 1 doanh nghiệp?
Câu 4: Phân tích nội dung các phương pháp thiết lập ngân sách truyền thông marketing
Câu 5: Phân tích nội dung các dạng thức phát triển ý tưởng cho thông điệp chính ko biết
Câu 6: Phân tích nội dung phương thức thu hút trong thực hiện chiến lược sáng tạo
Câu 8: Phân tích nội dung các bước trong quy trình xây dựng chương trình xúc tiến bán -Xác định quy mô ưu đãi – Điều lệ tham dự -Thời lượng của chương trình – Cách quảng bá và phân phối – Tổng ngân sách cho XTB (1) Quy mô ưu đãi
Câu 9: Phân tích nội dung các công cụ chủ yếu của xúc tiến bán định hướng người tiêu dùng
Câu 10: Phân tích nội dung các công cụ chủ yếu của xúc tiến bán định hướng thương mại và liên hệ thực tế của 1 doanh nghiệp?
Câu 11: Phân tích nội dung các loại hình PR và liên hệ thực tế của 1 doanh nghiệp?
Câu 12: Phân tích nội dung các loại hình Marketing trực tiếp và liên hệ thực tế của 1 doanh nghiệp?
Câu 13: Phân tích các tiêu chí đánh giá hoạt động bán hàng cá nhân và liên hệ thực tế của 1 doanh nghiệp?
Câu 14: Phân tích nội dung các nhân tố chi phối đến sự phối hợp các công cụ trong chương trình IMC và liên hệ thực tế của 1 doanh nghiệp?
Câu 1 : Trình bày các khái niệm truyền thông marketing, truyền thông marketing tích hợp (IMC), và quản lý IMC; vận dụng và lấy ví dụ minh hoạ của 1 doanh nghiệp?
TTMKT là các phương tiện DN sử dụng để thông tin, thuyết phục và gợi nhớ NTD một cách trực tiếp hoặc gián tiếp về SP và TH mà họ bán (Philip kotler)
TTMKT là một lĩnh vực hoạt dộng MKT đặc biệt có chủ đích được định hướng vào việc chào hàng, chiêu khách và xác lập một quan hệ thuận lợi nhất giữa DN và bạn hàng của nó với tập KH tiềm năng trọng điểm nhằm phối thuộc triển khai năng động chiến lược và chương trình mkt-mix đã lựa chọn của DNKD (Nguyễn Bách Khoa)
Truyền thông marketing tích hợp IMC : một khái niệm về sự hoạch định TTMKT nhằm xây dựng giá trị gia tăng của 1 kế hoạch toàn diện, đánh giá vai trò chiến lược của nhiều kênh truyền thông khác nhau bao gồm QC, PR, BHCN và XTB, MKT tương tác và kết hợp chúng lại để tạo nên sự rõ ràng nhất quán và tác động tối đa.
(*)Lý do về tầm quan trọng ngày càng tăng của IMC
-Sự phối hợp có tính chiến lược của các chức năng truyền thông khác nhau có giá trị hơn là để chúng hoạt động một cách độc lập và đơn lẻ
-Sự phát triển của IMC cũng phản ánh sự điều chỉnh của người làm MKT đối với sự thay đổi môi trường: sự thay đổi hành vi NTD (nhân khẩu học, lối sống, cách sư dụng phương tiện truyền thông) về kỹ thuật và phương tiện truyền thông (phát triển phương tiện truyền thông mới TV cab, internet..)
-Sự thay đổi của IMC chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi cách thức MKT sp/dv của các DN
(*)Có 2 mô hình truyền thông MKT
-Theo PP truyền thống: MKT trực tiếp , XTB, bao bì bao gói, PR, sự kiện đặc biệt, QHCC…
-Theo PP IMC: gắn kết các công cụ nhất quán, rõ ràng và tối đa
Những mối liên kết trực tiếp với từng KH mục tiêu đã được lựa chọn cẩn thận để có thể vừa thu hút được phản hồi lập tức vừa nuôi dưỡng MQH lâu dài với KH.
Gồm: bán hang qua internet, bán hàng trực tiếp, telemkt, catalogs, gửi thư trực tiếp..
3. Marketing tương tác/ internet
Một hình thưc của truyền thông mkt qua các phương tiện truyền thông tương tác cho phép trao đổi thông tin 2 chiều trong đó người dùng có thể tham gia và thay đổi nội dung của thông điệp trong thời gian thực
* Internet được xem là 1 công cụ tốt của IMC
-Như một phương tiện để thông báo, giao dịch và thuyết phục NTD: thu thập thông tin KH, cung cấp dịch vụ và hỗ trọ KH
-Công cụ bán hàng trực tiếp:
+XD và duy trì quan hệ KH
+Công cụ thực hiện xúc tiến bán
-Giao tiếp và tương tác với người mua: công cụ thực hiện chương trình PR và tuyên truyền
Hoạt động MKT cung cấp giá trị gia tăng hay sự khuyến khích cho lực lượng bán, nhà PP/NTD và có thể kích thích giao dịch ngay lập tức
5. Quảng bá/ tuyên truyền
Các phương tiện quảng bá/tuyên truyền: gồm các bài viết chuyên đề, hình ảnh có chú thích, các sự kiện đặc biệt, họp báo và thông cáo báo chí
Là chức năng quản trị để đánh giá thái độ công chúng, liên kết chính sách của các tổ chức vơi lợi ích xã hội, thực hiện chương trình hoạt động để đạt tới sự thấu hiệu và chấp nhận của công chúng
Gồm: quan hệ báo chí, tuyên truyền sản phẩm, công tác xã hội, vận động hành lang, quan hệ với nhà đầu tư
Những tương tác trực tiếp với một hoặc một nhóm người mua triển vọng nhằm mục đích giới thiệu, trả lời câu hỏi và tạo ra đơn đặt hàng
Câu 2 : Trình bày vai trò và bản chất của truyền thông marketing
-Là công cụ quan trọng, vấn đề cốt tử của bất kỳ tổ chức nào thực iện CL và chương trình MKT
-Nó thực hiện nhiều chức năng đối với NTD, biết cách sử dụng sp và nguyên nhân vì sao phải sử dụng SP? Ai sẽ dùng SP đó, lúc nào và ở đâu? Dn đó tượng trưng cho điều gì và NTD có thể nhận được quà tặng khuyến mãu khi dùng hoặc dùng thử
-Nó giúp cho DN kết nối các thương hiệu của họ với con người, những địa điểm, sự kiện, thương hiệu khác, trải nghiệm và cảm nhận
-Đóng góp vào giá trị TH nhờ thiết lập TH trong tâm trí và khắc họa trên hình ảnh thương hiệu
-Đại diện cho “tiếng nói” của TH, là phương cách để thiết lpaj sự đối thoại và xay dựng các quan hệ với NTD
-Bao gồm các thông điệp DN được thiết kế để khơi dậy sự nhận thức, sự quan tâm và quyết định mua nhiều sp và TH khác nhau của KH
-Nó còn có thể là trang phục của NV bán, giá cả, catalogs và các văn phòng của DN..tất cả đề tạo nên ấn tượng lên người nhân
VD: cocacola là TH giá trị nhất thế giới
Câu 3 : Nêu và trình bày khái niệm, ưu thế và hạn chế của các công cụ chính sử dụng trong IMC
3. MKT tương tác/internet
-Nhà QC kiểm soát được thông điệp
-Hiệu quả chi phí trong việc truyền tải đến số đông
-Cách hiệu quả để tạo nên hình ảnh TH và sự lôi cuốn biểu tượng
-Thường là một cách hiệu quả để gây ấn tượng với NTD-Chi phí cao trong sx và vận hành QC
-Khó xác định mức độ hiệu quả
Các loại hình QC phổ biến:
Đối với NTDĐối với tổ chức
-QC nhu cầu cơ bản và lựa chọn-QC B2B (QC DN này cho DN khác)
-QC chuyên gia: giới thiệu sp cho DN
-QC thương mại: QC cho các DN bán buôn và bán lẻ
Những mối liên kết trực tiếp với từng KH mục tiêu đã được lựa chọn cẩn thận để có thể vừa thu hút được phản hồi lập tức vừa nuôi dưỡng MQH lâu dài với KH
Gồm: bán hang qua internet, bán hàng trực tiếp, telemkt, catalogs, gửi thư trực tiếp…
HẠN CHẾ: -Thiếu sự chấp thuận từ phía NTD và tỷ lệ phản hồi thấp
-Hỗn loan/lộn xộn: quá nhiều thông điệp
LỢI THẾ : -có tính tương tac cao
-Ít mang tính công cộng hơn
-Có tính tức thời và tùy biến cho đối tượng tiêu dùng cụ thể
-Dễ đo lường hiệu quả hơn
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án:thể Dục Giờ Học :Đề Tài Bật Liên Tục 3 trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!