Bạn đang xem bài viết Du Lịch Biên Hòa, Đừng Quên Tham Quan Văn Miếu Trấn Biên. được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ở Đồng Nai có một di tích lịch sử quý giá được mọi người hay tới tham quan là Văn Miếu Trấn Biên.
Bạn có biết: Ở đất trời phương Nam cũng có một Văn Miếu cổ kính hệt như Văn Miếu Quốc Từ Giám ngoài Hà Nội không?
1.Hành trình tham quan Văn Miếu Trấn Biên đầy trắc trở:
Năm này, Thảo đã có một quyết định hết sức táo bạo là BỎ VIỆC để đi XUYÊN VIỆT.
Hành trình chính thức bắt đầu từ ngày Tết dương lịch 2021 từ Sài Gòn.
Lịch trình hơi lòng vòng vì Thảo muốn đi tham quan lại một số tỉnh trong Nam này.
Dự định sau Tết ta sẽ phi xe ra Bắc để Ta ba lô ngoài đó.
Những ngày đầu tiên, từ Sài thành Thảo chạy vòng lên Tây Ninh du hí hết đi tòa thánh Tây Ninh rồi leo chùa bà Đen ngắm cảnh.
Ăn uống sập mặt ở Tây Ninh rồi tới hồ Dầu Tiếng toan cắm trại nhưng chổ này đang sửa đường, không cho vào.
Vậy là Thảo đành ngậm ngùi lăn bánh tới Đồng Xoài Bình Phước xem nơi ấy có gì chơi không?
Bình Phước thì nhiều chổ du lịch sinh thái thiệt. Thảo cũng chỉ kịp lang thang Đồng Xoài 24 tiếng đồng hồ trước khi xuống Bình Dương thăm bạn hiền.
Ở Bình Dương, vì muốn đi phượt theo đường biển nên Thảo vòng ra biển Long Hải ( Vũng Tàu). Từ đấy, cứ men theo đường biển mà chạy.
Không quên ghé Biên Hòa thêm một lần nữa.
Biên Hòa là thành phố của tỉnh Đồng Nai.
Khỏi phải khoe, Đồng Nai thì có nhiều chổ du lịch ai cũng biết đến rồi.
Từ hồi sinh viên, năm nào bạn bè Thảo cũng kéo nhau về các điểm du lịch ở Đồng Nai. Nào là khu du lịch thác Giang Điền, Bò Cạp Vàng, Vườn Xoài, Bửu Long…
Còn lần này Thảo chỉ ghé thành phố Biên Hòa chơi thôi.
Vậy Biên Hòa có chổ nào chơi?
Search Google tìm kiếm, vô tình Thảo bắt gặp hình ảnh những mái nhà xưa mới ngói xanh nằm trong một khu du tích.
Tìm hiểu kĩ Thảo mới biết đây là Văn Miếu Trấn Biên.
Đã đến Biên Hòa nhiều lần nhưng trước đó Thảo cũng chưa hề đến tham quan Văn Miếu Trấn Biên lần nào.
Vậy là lần này, phải đến thăm Văn miếu một lần cho biết.
Hình ảnh Văn Miếu ở trên mạng lung linh không khoảng chết. Sẵn tiện Thảo cũng chưa đi tham quan văn miếu bao giờ, kể cả văn miếu Quốc Tử Giám.
2.Địa chỉ Văn Miếu Trấn Biên:
May mắn thay, Văn miếu này nằm ngay trong lòng thành phố Biên Hòa.
Văn Miếu cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km.
Từ thành phố mới Bình Dương tới Văn Miếu khoảng gần 30km.
Đoạn đường 30 km nhưng chạy cả tiếng đồng hồ vì đường đông xe. Từ 6 giờ sáng còn ngoái ngủ, Thảo đã chạy xe qua đấy cho mát.
Văn Miếu Trấn Biên nằm cách khu du lịch Bửu Long có 5km.
Nhưng dường như mọi người đến tham quan du lịch ở Bửu Long nhiều hơn là Văn Miếu.
Trên đường từ Bình Dương qua Biên Hòa, có thể đi bằng đường nhựa hoặc qua đò. Bến đò Trạm là nơi phân cách giữa Bình Dương và Biên Hòa.
Thảo đi sớm, đi lần đầu nên sợ chờ đò lâu. Nhưng hỏi ra mới biết đò ở đây hoạt động từ 5 rưỡi sáng, đi đò rất thoải mái và không phải chờ đò lâu.
Văn Miếu mở cửa từ 7 giờ sáng.
7 rưỡi Thảo có mặt ở Văn Miếu và là vị khách tham quan đầu tiên.
Đi lòng vòng tham quan, chụp ảnh tầm 1 tiếng đồng hồ mà vẫn còn muốn ở lại để ngắm cảnh.
Bất ngờ, có một đoàn rất đông sinh viên trường đại học cũng vừa đến tham quan văn miếu nên Thảo quyết định ra về.
3.Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng vào năm nào?
Văn Miếu đầu được xây dựng đầu tiên năm 1715.
Tuy nhiên, sau đó do chiến tranh tàn phá khá nặng nề.
Lúc đầu Thảo hơi thắc mắc vì lịch sử Văn Miếu hơn 300 năm nhưng nhìn còn khá nguyên vẹn.
Văn Miếu đã được trùng tu, xây dựng lại và chính thức hoàn thành khang trang vào năm 2002.
Văn Miếu vẫn giữ được những nét kiến trúc xưa và vẻ trầm mặc hoài cổ.
4.Tham quan Văn miếu Trấn Biên có gì?
Văn miếu khá rộng rãi. Với diện tích khoảng 2 hecta.
Phía trước Văn Miếu là khu công viên với một hồ nước rất rộng, nước trong vắt. Đứng trên đường còn có thể thấy từng đàn cá bơi lội tung tăng dưới nước.
Lúc đầu, Thảo còn quánh gà chạy vô vườn bonsai Dona ngay sát Văn Miếu.
Số là khu văn miếu rất rộng nên Thảo ban đầu chưa biết cổng vào. Mà vừa đi thì thấy khu vườn có mái ngói xanh kiểu cổ rất đẹp nên cứ ngỡ đã tới Văn Miếu. Chạy vô mới biết là vườn bonsai.
Văn Miếu Trấn Biên thờ những ai?
Văn Miếu thờ Khổng Tử và các danh nhân văn hóa nước Việt.
Khổng Tử là ông tổ của đạo Nho. Hầu hết các Văn Miếu đều có thờ Khổng Tử.
Văn Miếu Trấn Biên có gì đặc biệt?
Văn miếu này đươc xem như là “Quốc Tử Giám” của miền Nam. Đây là Văn Miếu ĐẦU TIÊN ở xứ đàng trong.
Bên cạnh Văn Miếu là một trường học của tỉnh Biên Hòa.
Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng dựa theo Quốc Tử Giám ở Hà Nội.
Văn Miếu nổi bật với những vòm mái uốn cong đặc trưng. Được lợp bởi ngói lưu ly màu xanh ngọc từ gốm tráng men. Mang lại cảm giác trang nhã, hoài cổ cho những vị khách đến tham quan Văn Miếu.
Bước vào cổng Tam quan là đến Khuê Văn Các.
Có một hồ nước vuông vức nằm ngay giữa khuôn viên. Còn được gọi là hồ Tịnh Quang.
Những bậc thang thấp dần dẫn xuống hồ được lót bằng gạch màu đất nung.
Một vài mảng rêu xanh len lỏi giữa những khe gạch khiến Thảo nhớ tới giếng làng ngày xưa. Nơi mà các cô, các mẹ thường quảy đôi gàu đến gánh nước đem về nấu ăn.
Giờ đây, giếng làng chắc đã không còn nữa. Và thế hệ trẻ như Thảo chắc cũng chỉ biết đến giếng làng qua những thước phim truyền hình.
Bởi vậy, Văn Miếu Trấn Biên đã trở thành một nơi tham quan và học tập ngoại khóa quý giá cho các bạn học sinh, sinh viên.
Tham quan khu nhà thờ chính, dễ dàng thấy được kiểu kiến trúc NHÀ BA GIAN thời xưa.
Ở gian giữa có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên tường có biểu tượng trống đồng sáng chói.
Bên trái là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn,…
Bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như V õ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông…
Ngoài ra còn có Bia Tiến sĩ bằng đá. Thảo nghe nói ở Quốc Tử Giám đầu rùa đã trơn nhẵn. Vì có rất nhiều người đến sờ đầu rùa để cầu chúc học hành, thi cử thuận lợi.
Ngoài ra, trong gian thờ, còn có 18 kg ĐẤT và 18 lít NƯỚC lấy từ đền Hùng Phú Thọ. Để tưởng nhớ 18 đời vua Hùng đã có công dựng nước.
Tham quan Văn Miếu Trấn Biên giúp Thảo thêm tựu hào về truyền thống dân tộc.
Nếu có thời gian, đến Biên Hòa đừng quên tham quan Văn Miếu để hiểu thêm về nguồn cuội của chính mình.
Tác giả: Thảo Thảo
Kinh Nghiệm Tham Quan Văn Miếu Quốc Tử Giám 2022
Nguyễn Quang Trung
Travel Expert 28/02/2021
Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích lịch sử phong phú, đa dạng hàng đầu của thủ đô Hà Nội nói riêng và nước Việt Nam nói chung. Với những ý nghĩa lịch sử và văn hóa quan trọng, Văn Miếu là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích lịch sử phong phú, đa dạng hàng đầu của thủ đô Hà Nội nói riêng và nước Việt Nam nói chung. Với những ý nghĩa lịch sử và văn hóa quan trọng, Văn Miếu là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Văn Miếu Quốc Tử Giám có địa chỉ tại số 58 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Có vị trí đắc địa nơi giao thoa 4 tuyến phố trung tâm của quận Đống Đa, Văn Miếu là nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử văn hóa ngàn năm cổ kính và trang nghiêm, tĩnh mịch giữa lòng thủ đô, là địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng.
Được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu ngoài chức năng thờ các bậc thánh nhân của Đạo Nho còn là một trường học hoàng gia đầu tiên – nơi dạy dỗ các Hoàng thái tử. Học trò đầu tiên của trường học hoàng gia này là Thái tử Lý Càn Đức tức vua Lý Nhân Tông. Năm 1076, chính người học trò đầu tiên này sau khi lên ngôi đã cho lập trường dạy học ở bên cạnh Văn Miếu. Trường chỉ dành riêng cho con của các bậc vua quan quyền quý nên được đặt tên là Quốc Tử Giám.
Năm 1253 dưới thời vua Trần Thái Tông, trường Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện. Vào thời này trường học được mở rộng và thu nhận cả con cái của thường dân tới học chỉ cần có sức học vượt trội xuất sắc. Thời vua Trần Minh Tông (1300 – 1357), Chu Văn An được mời giữ chức Quốc tử giám tư nghiệp tương đương với chức hiệu trưởng ngày nay. Ông có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của Quốc Tử Giám và trực tiếp dạy học cho Thái tử Trần Vượng.
Năm 1484, nhà vua Lê Thánh Tông tổ chức khoa thi và cho dựng bia của những người thi đỗ Tiến sỹ. Tới thời Nguyễn, trường Quốc Tử Giám được xây dựng tại Huế, kể từ đó Văn miếu Thăng Long được cho sửa sang tu sửa thành Văn Miếu Hà Nội và được gìn giữ cho tới tận ngày nay.
Quần thể khu di tích Văn Miếu là một khu đất hình chữ nhật rộng lớn có diện tích 54,331m2 mang đậm kiến trúc xây dựng thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên Văn Miếu được bao bọc bởi 4 bức tường gạch vồ kiên cố.
Văn Miếu được thiết kế theo bố cục Nho giáo đăng đối từng lớp, từng khu theo trục Bắc Nam. Từ phía cổng lớn đi vào là tứ cột trụ và hai bia Hạ mã hai bên. Đi vào phía trong các khu vực Nội Tự được ngăn cách bởi hồ nước, sân đình rộng hay lối đi với khoảng không rộng 2 bên. Trước khi vào mỗi khu bạn sẽ bước qua hệ thống cửa bao gồm một cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Tất cả các cửa cổng ra vào các khu Nội Tự, miếu, điện thờ, nhà Thái Học đều được thiết kế mái nóc với đôi rồng chầu mặt nguyệt mang đậm phong cách kiến trúc phương Đông cổ xưa.
Để đến được Văn Miếu Quốc Tử Giám du khách có thể lựa chọn một trong các cách như sau:
Di chuyển bằng xe bus: Với cách này du khách có thể bắt các xe bus tuyến 32, 41, 23, 38, 02 và xuống tại điểm dừng gần Văn Miếu nhất rồi đi bộ tới Văn Miếu
Lựa chọn dịch vụ xe buýt 2 tầng: Đây là dịch vụ tham quan du lịch thủ đô mới xuất hiện vài năm gần đây. Dịch vụ này không chỉ giúp bạn tham quan Văn Miếu mà còn đưa bạn đi tham quan tất cả các địa điểm, di tích nổi tiếng khác của Hà Nội rất chuyên nghiệp và tiện lợi
Sử dụng các tour du lịch nội thành bằng xe đạp: Đây là dịch vụ của các công ty lữ hành cung cấp nhằm mang tới trải nghiệm đặc biệt thú vị cho du khách khi tham quan Hà Nội bằng xe đạp
Taxi, xe ôm: Ở Hà Nội, xe ôm và taxi rất sẵn nên du khách rất dễ dàng để gọi xe tới Văn Miếu Quốc Tử Giám để tham quan khám phá
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân du khách có thể tra cứu bản đồ hoặc hỏi người dân để lựa chọn tuyến đường di chuyển phù hợp nhất tránh đi vào đường một chiều
Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ cuối tuần hay lễ tết. Giờ mở cửa là 7h30 vào mùa đông, 8h vào các mùa khác còn giờ đóng cửa là 18h.
Giá vé tham quan Văn Miếu là 30 nghìn đồng/người/lượt vào thăm. Nếu thuộc một trong các đối tượng sau giá vé sẽ được miễn phí hoặc giảm giá 50%:
Miễn phí vé đối với trẻ em dưới 15 tuổi và người khuyết tật đặc biệt nặng
Giảm 50% giá vé đối với người vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, người già trên 60 tuổi, người khuyết tật nặng, người có công với đất nước
6. Hướng dẫn tham quan Văn Miếu
Để tham quan Văn Miếu trọn vẹn và đầy đủ nhất, du khách nên tham quan theo tuần tự các địa điểm như sau:
6.1. Hồ Văn
Nằm ngay phía trước cổng của Văn Miếu, hồ Văn hay còn gọi là hồ Giám hoặc hồ Minh Đường là điểm cần tham quan đầu tiên khi đến thăm Văn Miếu. Theo sử sách ghi chép lại hồ Văn là một công trình hồ rộng lớn, rộng tới 1 vạn chín trăm thước nằm trong tổng thể khu du tích Văn Miếu. Giữa lòng hồ Văn là gò Kim Châu. Phán Thủy Đường được xây dựng trên gò Kim Châu. Phán Thủy Đường là nơi diễn ra các buổi bình văn chương của các nho sĩ kinh thành xưa.
Do bị bỏ sót trong phân cách địa giới hành chính cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Hồ Văn ngày nay chỉ còn diện tích khoảng 12,297 m2. Tuy nhiên với ý nghĩa lịch sử văn hóa lớn lao, Thành phố Hà Nội đã chủ trương lập đề án tôn tạo, khôi phục gò Kim Châu, bảo tồn Hồ Văn và đưa vào danh sách các di tích thuộc tổng thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.
6.2. Văn Miếu Môn
Văn Miếu Môn là cổng tam quan phía ngoài của khu di tích. Gồm có 3 cửa với cửa được xây 2 tầng cao to. Tầng trên có ba chữ Văn Miếu Môn bằng chữ Hán cổ xưa. Nằm ở phía trước Văn Miếu môn là tứ trụ nghi môn ở giữa và hai tấm bia Hạ mã hai bên. Tương truyền rằng xưa kể lại dù là khanh tướng hay công hầu khi đi qua Văn Miếu đều phải hạ võng, xuống xe ngựa đi bộ ít nhất từ tấm bia Hạ mã bên này sang tới tấm bia Hạ mã bên kia rồi mới lại đi tiếp. Như vậy đủ để hiểu Văn Miếu có vị trí tôn nghiêm trang trọng và có ý nghĩa lớn lao tới mức nào.
6.3. Đại Trung Môn
Đại Trung Môn là cổng thứ hai của Văn Miếu đi thẳng vào qua cổng chính Văn Miếu Môn. Đại Trung Môn gồm 3 gian được xây trên nền gạch cao và lợp ngói mũi hài theo phong cách mái đình thời xưa. Trước và sau Đại Trung Môn là không gian rộng lớn đầy cây cỏ, hồ nước, những con đường nhỏ song song nối dài tạo nên cảm giác thâm nghiêm, thanh nhã, tĩnh mịch của chốn “văn vật sở đô”.
6.7. Đền Khải Thánh
Đền Khải Thánh là công trình nằm sau cùng của khu di tích Quốc Tử Giám xưa kia. Đây là nơi thờ tụng cha mẹ Khổng Tử là Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Khu này thời trước là khu cư xá với 150 gian phòng dành cho giám sinh hay còn gọi là khu Thái học nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại. Tuy nhiên đến năm 1946 trong một lần bắn phá đại bác của thực dân Pháp khu này đã bị phá hủy toàn bộ. Sau đó Đền Khải Thánh được cho xây dựng mới và được bảo tồn cho đến ngày nay.
Khi đi tham quan Văn Miếu du khách nên đặc biệt lưu ý những điểm sau:
Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ, trang nghiêm
Tuyệt đối không đội nón, mũ hay hút thuốc hay mang các vật liệu dễ cháy nổ trong khuôn viên Văn Miếu
Chỉ dâng lễ thắp hương chỉ thắp 1 nén hương đúng nơi quy định
Đi nhẹ nói khẽ giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường
Không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, lừa đảo, cờ bạc trong Văn Miếu
Không xâm hại đến các hiện vật, không viết vẽ, đứng ngồi lên, không xoa đầu rùa, bia Tiến sĩ và các hiện vật trưng bày khác
Theo kinh nghiệm tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, thời gian tham quan di tích này chỉ mất từ 1 đến 3 tiếng. Vì vậy du khách nên có một lịch trình tham quan thêm các điểm khác gần Văn Miếu như ga Hà Nội, chùa Quán Sứ, di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò hoặc Tháp Hà Nội…
Đăng ký nhận ngay khuyến mãi
Thông tin khuyến mãi mỗi tháng sẽ được gửi vào inbox cho các chuyến đi của bạn
© 2017 – 2020 Bản quyền thuộc về chúng tôi CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG JUSTFLY Số 15, ngách 102/28, Phố Hoàng Đạo Thành, Phường Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Hotline: 0968 368 678 – Mail: info@justfly.vn – Mã số thuế: 0107326124
Vé Tàu Từ Ga Minh Lễ Đi Biên Hòa
Vé tàu từ Ga Minh Lễ đi Biên Hòa có giá khoảng 758,000 đồng. Khoảng cách giữa 2 ga là 1,215Km với tần suất 1 đoàn tàu/Ngày đón trả khách từ Minh Lễ đi Biên Hòa, Hành khách đi tàu có thể mua vé qua điện thoại 0232 7 305 305 hoặc đặt trực tiếp trên website: Vé tàu từ ga Minh Lễ đi Biên Hòa.
Để đi qua 1,215Km đường sắt từ Ga Minh Lễ đi Biên Hòa, tàu chạy hết khoảng 23 Giờ 42 phút . Hành khách có thể lựa chọn các tàu chạy từ Minh Lễ đi Biên Hòa có số hiệu: SE7 hàng ngày.
Bảng giờ tàu từ ga Minh Lễ đi Biên Hòa
Giá vé tàu từ ga Minh Lễ đi Biên Hòa
Bạn có thể chọn các giá vé khác nhau, tùy vào từng loại ghế, loại tàu và từng thời điểm. Giá vé tàu dao động khoảng 758,000 đồng Với 1 chuyến tàu chạy từ Minh Lễ tới Biên Hòa mỗi ngày.
Bảng giá Vé Minh Lễ Biên Hòa của tàu SE7
Chú ý: Giá vé đã bao gồm tiền bảo hiểm. Giá có thể thay đổi theo 1 số điều kiện: thời gian mua vé, đối tượng đi tàu, vị trí chỗ trên toa…
Hướng dẫn đặt vé tàu Minh Lễ Biên Hòa
Sự phát triển vượt bậc của Công nghệ thông tin giúp bạn chẳng cần tới Đại lý bán vé tàu tại Quảng Bình, chỉ việc ở nhà cũng có thể đặt vé tàu Minh Lễ Biên Hòa online đơn giản và nhanh chóng nhất qua website đặt vé trực tuyến: Vé tàu từ ga Minh Lễ đi Biên Hòa hoặc qua điện thoại 0232 7 305 305 .
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin ga đi: Minh Lễ, ga đến: Biên Hòa và các trường có sẵn, bấm “Đặt vé”
Bước 3: Sau 5 phút, nhân viên sẽ gọi điện xác nhận thông tin, tiến hành thanh toán và hoàn tất đặt vé tàu Từ Ga Minh Lễ Đến Ga Biên Hòa.
Sau khi đặt vé tàu Minh Lễ Biên Hòa online, vé được gửi vào email, zalo, sms Facebook… quý khách in vé hoặc chụp hình lại vé này và mang theo khi ra ga, xuất trình kèm theo CMND để làm thủ tục lên tàu.
Cách thanh toán vé tàu Minh Lễ Biên Hòa
Hiện nay việc thanh toán vé tàu hết sức đơn giản sau khi đặt vé tàu Minh Lễ Biên Hòa qua điện thoại hoặc Website thành công sẽ nhận được một MÃ ĐẶT CHỖ Vé tàu Minh Lễ Biên Hòa. Quý khách thanh toán cho mã đặt chỗ của mình bằng một trong các cách sau: chuyển khoản qua ngân hàng, qua cây ATM, qua dịch vụ internet banking hoặc qua các điểm thu hộ. Quý khách có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền tại các điểm chuyển tiền của Viettel có mặt khắp nơi trên toàn quốc. Sau khi thanh toán thành công, Mã đặt chỗ sẽ là Vé điện tử tàu hoả Minh Lễ Biên Hòa của quý khách.
Hành khách đặt vé tham khảo hướng dẫn thanh toán Vé Tàu để biết thông tin tài khoản các Ngân hàng. Nếu còn thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ:
Thông tin liên hệ mua vé tàu Minh Lễ Biên Hòa
Đại lý bán vé tàu Minh Lễ Biên Hòa
Việc mua vé tàu ngày nay đã thuận tiện hơn rất nhiều, Bạn không cần phải tới đại lý bán vé tàu tại Minh Lễ hoặc ra Ga Minh Lễ mà chỉ cần ở nhà Gọi điện theo số 0232 7 305 305 hoặc đặt qua Website bán vé tàu trực tuyến, Đường sắt Việt Nam đã phát hành Vé tàu điện tử rất thuận tiện cho hành khách đi Tàu
Điện thoại liên hệ đặt vé tàu Minh Lễ Biên Hòa toàn quốc
Bấm mã vùng + 7 305 305 để mua vé bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào bạn muốn. Ví dụ: 0232 7 305 305
Hy vọng các bạn mua được vé tàu Minh Lễ Biên Hòa giá rẻ và có chuyến đi an toàn. Trân trọng cảm ơn quý khách.
Tham khảo bản đồ Đường sắt để mua Vé tàu Minh Lễ Biên Hòa
Gp.xuân Lộc: Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Biên Hòa
7/24/2014 8:50:56 AM
Sáng Chúa nhật ngày 20-07-2014, Giáo xứ Biên Hòa hân hoan chào đón Đức Cha Giuse, Giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc đã về kinh lý mục vụ và ban Bí tích Thêm Sức cho 132 em thiếu nhi thuộc xứ Biên Hòa.
Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức được cử hành lúc 9h00 với sự hiện diện của quý cha trong hạt Biên Hòa, quý tu sĩ nam nữ và đông đảo anh chị em giáo dân – phụ huynh của các em chịu phép Thêm Sức ngày hôm nay.
Trong bài giảng và huấn từ của Đức Cha Giuse đã thay mặt Đức Cha chính Đaminh gửi lời chào, thăm hỏi và lời cám ơn đến với quý cha, quý chức BHG, và tất cả các anh chị em giáo dân xứ Biên Hòa. Ngài cũng thao thức chia sẻ và đặt vấn đề là làm sao chúng ta đem Tin Mừng của Thiên Chúa đến được tới các anh chị em lương dân di dân chưa nhận biết Chúa? Ngài mời gọi mỗi người hãy mỉm cười và phát huy tinh thần thương yêu nhau! có nhiều kiểu cười như cười cho qua, cười thầm lặng, cười gian trá,…nhưng thứ CƯỜI XÂY ĐẮP là loại nụ cười tốt đẹp hơn cả. Nhờ nụ cười xây đắp mà thế giới trở nên tốt đẹp hơn, nhờ nụ cười xây đắp mà tình cảm con người khắn khít nhau, và chính nụ cười xây đắp sẽ giúp chúng ta được gần Chúa và sống trong ân sủng tình yêu của Người. Qua trên, ngài còn nhắc nhở dân xứ hãy năng gặp gỡ Chúa Kitô qua bí tích Thánh Thể và thánh lễ, để Thánh Thể Chúa sẽ là tim ngọn đèn cháy sáng thắp lên tình yêu thương lan tỏa đến cho mọi người.
Đối với 132 em thiếu nhi lãnh nhận Bí tích Thêm Sức hôm nay, Đức Cha nhắn gửi các em hãy hứa sống như sứ giả tình yêu của Chúa đối với mọi người trong gia đình, trường học, bạn bè, và các anh chị em lương dân di dân, và hứa tích cực tham dự thánh lễ, các giờ đạo đức, hăng say học hỏi giáo lý để phát triển đời sống đức tin trở nên như sứ giả tình yêu của Chúa.
(WGP.Xuân Lộc 22.07.2014)
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Biên Hòa, Đừng Quên Tham Quan Văn Miếu Trấn Biên. trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!