Xu Hướng 3/2023 # Cúng Sao, Giải Hạn Đầu Năm Có Thoát Được Kiếp Nạn Không? # Top 5 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cúng Sao, Giải Hạn Đầu Năm Có Thoát Được Kiếp Nạn Không? # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Cúng Sao, Giải Hạn Đầu Năm Có Thoát Được Kiếp Nạn Không? được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chuyên mục Góc nhìn thẳng có cuộc trao đổi với Thượng toạ Thích Thọ Lạc, Phó Ban Thường trực Ban Văn hoá, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Yên Phú, Hà Nội tìm hiểu về nghi lễ này.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Thượng toạ, trong giáo lý đạo Phật, tín ngưỡng dâng sao giải hạn có phải là tín ngưỡng truyền thống hay không và theo đạo Phật, tín ngưỡng này được thực hiện như thế nào?

Thượng toạ Thích Thọ Lạc:Những người đến chùa thường cầu an, giải hạn là hết sức cần thiết. Trong một năm, ai cũng mong muốn có sức khoẻ, bình yên, sự may mắn trong cuộc sống.

Làm thế nào niềm tin của chúng ta theo chính thống của Phật giáo? Nếu chúng ta đã theo đạo Phật rồi thì phải có niềm tin, tín ngưỡng đúng với tinh thần của Phật giáo. Việc dâng sao giải hạn, đó là danh từ theo Đạo giáo chứ không phải theo chính thống của Phật giáo nên cải chính, gọi là cầu an giải hạn.

Các chùa thường tụng kinh Dược Sư hoặc tụng kinh Phổ Môn để cầu an, giải hạn cho tín đồ cũng như bà con nhân dân. Chúng tôi nghĩ rằng, để có được giải hạn, có được sự bình an, nó phải phụ thuộc vào hai yêu tố là tự lực và tha lực.

Tha lực chúng ta cầu nguyện thế giới chư Phật, thế giới siêu hình phù hộ, tiếp sức cho chúng ta có được sự bình yên. Một con người sống trong thế gian này luôn cảm thấy mình không đủ sức chống trải lại với thiên tai, địch hoạ, hoặc những bất an trong cuộc sống chúng ta.

Còn một yếu tố nữa là tự lực, tự lực có nghĩa là chúng ta phải nỗ lực lên. Nói theo tinh thần Phật giáo, trước hậu quả của nghiệp chướng từ kiếp trước, muốn giả được điều đó thì phải làm phúc nhiều, làm thiện nhiều. Chúng ta cúng dường, bố thí, phóng sinh hoặc giúp những người nghèo khổ, những người cô đơn, làm những việc hữu ích cho xã hội, cho đất nước, cho con người. Đó cũng là phương pháp tự giải nghiệp cho chúng ta, giải được cái hạn xấu.

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa Thượng toạ, có nhiều người sẵn sàng chi nhiều tiền bạc hàng triệu đồng, chi phí rất lớn để bằng mọi giá phải giải được sao. Thượng toạ đánh giá như thế nào về suy nghĩ đó trong người dân?

Thượng toạ Thích Thọ Lạc: Chúng ta đừng có nghĩ rằng, vật chất có thể đổi được cái giải hạn của chúng ta. Mình chỉ biết cúng dường mà không biết cải thiện cá nhân của chúng ta thì cũng không được.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Thượng toạ, làm sao để một tín ngưỡng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như vậy không bị tướng sang mục đích thương mại?

Thượng toạ Thích Thọ Lạc: Chùa là do cộng đồng, do thập phương nhân dân và thập phương các tín đồ đóng góp xây dựng nên. Chùa là ngôi nhà tâm linh cho cộng đồng. Chùa là để phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho thập phương cộng đồng.

Việc đến lễ cầu an, cầu siêu của nhân dân và tín đồ được hiểu là người ta đến ngôi nhà này để thực hiện đời sống tâm linh.

Còn các nhà chùa, các nhà sư có trách nhiệm hướng dẫn người ta thực hiện nghi thức tâm linh cầu an, cầu siêu như thế nào theo đúng tinh thần của Phật giáo. Đó là trách nhiệm của các vị sư.

Còn người dân đóng góp tuỳ hỉ, đóng góp vào xây dựng ngôi chùa, tô tượng, đúc chuông, nhang đèn trong hàng năm là tuỳ tâm của mọi người. Nếu chúng ta dùng đồng tiền hữu hạn để đổi lại cái gì vô giá như thế thì không đúng với tinh thần Phật giáo. Bản thân đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay Phật hoàng Trần Nhân Tông là một vị vua, đầy những tiền bạc, mọi thứ nhưng các ngài bỏ hết, đi tu vì lợi ích cho mình, cho cộng đồng. Nếu chúng định lượng thì sai với tinh thần Phật giáo.

Nhà báo Phạm Huyền: Xin cảm ơn những chia sẻ của Thượng toạ. Xin kính chúc Thượng toạ một năm mới vạn sự tốt lành, may mắn!

Vietnamnet

Dâng Sao Giải Hạn Đầu Năm: Vung Tiền Cúng Lễ Có Tránh Được Vận Hạn?

Vậy dâng sao giải hạn là gì mà lại có thể khiến nhiều người đến thế tiêu tốn vô số tiền bạc?

Nguồn gốc của dâng sao giải hạn – Thiên văn học cổ Trung Hoa

Dâng sao giải hạn là một trong những ứng dụng vào đời sống của thiên văn học cổ Trung Hoa. Người xưa cho rằng số mệnh của con người có thể xem và biết trước được bằng cách lập lá số theo thời gian sinh và sắp xếp lá số theo quy luật của các vì sao, từ đó đoán trước cát hung và tìm cách để đón lành tránh dữ.

Vì thế mà khoa thiên văn học Trung Hoa có thể nói là cha đẻ của mọi khoa chiêm tinh, đẩu số sau này. Hơn thế nữa, các nhà thuật số còn gây được trong dân gian một phong trào thờ sao cúng sao, mà ta thường gọi là “Dâng sao giải hạn”. Xin liệt kê ra một số môn phổ biến nhất như:

1. Khoa Tử Vi Đẩu Số

Khoa này do Đạo sĩ Trần Đoàn thời Tống tạo ra, nó thường dùng khoảng 108 vì sao lớn nhỏ để đoán định về số kiếp vận hạn con người. Đây là khoa duy nhất mà chúng tôi đánh giá cao vì đã áp dụng những triết lý tu thân của Đạo gia vào phương pháp suy đoán vận mệnh.

Nó đã ghi dấu trong lịch sử với những huyền thoại đoán mệnh còn lưu truyền từ thời Tống và thời Trần (Việt Nam). Nhưng trải qua nhiều năm, môn này đã thất truyền và hiện nay không còn ai có thể sử dụng đúng giá trị của nó, gồm tất cả các nhà tử vi nổi tiếng khắp thế giới.

2. Diễn Cầm Tam Thế

Diễn Cầm Tam Thế dùng Nhị thập bát tú để đoán định về số mạng con người theo nguyên tắc “Niên vi cốt, Nguyệt vi bì” (năm sinh thuộc sao nào làm cốt; tháng sinh thuộc sao nào làm da; cốt da vừa nhau thời tốt; da cốt không vừa nhau thời xấu).

3. Khoa Bát Tự

Nhị thập bát tú cao siêu ở trên trời nay biến thành những con thú đủ loại nơi trần thế. Ví dụ: Giác là con sâu, Cang là con rồng, Đê là con nhím, Phòng là con thỏ, Tâm là con chồn, Vỹ là con cọp, Cơ là con báo, v.v.

Khoa Bát Tự cũng là một khoa đẩu số chỉ dùng Can Chi của năm, tháng, ngày, giờ sinh và 48 vì sao để đoán định mệnh con người. Khoa này do Trần Tử Bình lập vào đời Tống, và giản dị hơn tử vi.

4. Khoa Lục Nhâm

Khoa này nếu dùng đúng, kết hợp với phong thủy thì chính là bộ môn đã từng phục vụ cho giới vua chúa các triều đại. Tuy nhiên cũng như tử vi, khoa này đã thất truyền hoàn toàn. Những điều còn lưu lại đều không đáng nhắc đến.

5. Khoa Nhật Nguyệt Tinh

Khoa này chỉ dùng khoảng 30 sao để đoán định may rủi của từng ngày từng giờ. Gồm có: Thập nhị tướng (Chu Tước,Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Thái Âm (Mặt trăng), Thập nhị thần (Thái Ất…)

Khoa này chỉ dựa vào Mặt Trời (Thái Dương), Mặt Trăng (Thái Âm) và Ngũ Tinh là:

– Kim Tinh (Thái Bạch)– Mộc Tinh (Mộc Đức)– Thủy Tinh (Thủy Diệu)– Hỏa Tinh (Vân Hán)– Thổ Tinh (Thổ Tú)

Cộng với La Hầu (Rahou) và Kế Đô (Ketou) để đoán may rủi mỗi năm. Họ còn bày ra cách cúng sao để giải hạn.

Tất cả những khoa đẩu số, lý số nói trên tuy đều dựa vào ảnh hưởng của các vì sao để đoán định họa phúc con người, nhưng hoàn toàn xa lạ với các ứng dụng thực tế của khoa thiên văn học Trung Hoa.

Người xưa có dâng sao giải hạn hay không?

Thiên văn hay chiêm tinh là quan sát các vì sao trên trời để suy ra họa phúc nơi trần thế, trên thì có thể giúp vua định ra chính sách cai trị quốc gia, dưới thì giúp quan lại và nhân dân biết mùa màng mà canh tác, biết địa thế phong thủy mà xây dựng cơ nghiệp, hoàn toàn không phải để cho thường nhân dùng để chiêu tài, cầu may và tránh rủi.

Câu trả lời là “có”. Mặc dù chúng tôi không công nhận hiệu quả thực tế của việc dâng sao giải hạn, nhưng quả thật trong lịch sử cũng đã từng có chuyện dâng sao giải hạn được ghi lại như sau:

Người dâng sao nổi tiếng nhất chính là Gia Cát Lượng, quân sư và nhà quân sự thiên tài thời Tam Quốc, được giới thuật số suy tôn là ông Tổ của ngành đoán mệnh và chiêm tinh đẩu số. Cùng với bộ tiểu thuyếtTam Quốc Diễn Nghĩa mà câu chuyện cúng sao của ông đã đi vào huyền thoại :

“Đêm hôm ấy, Khổng Minh gượng bệnh ra trướng, ngẩng xem thiên văn. Xem xong, Khổng Minh kinh hãi lắm, vào trướng bảo Khương Duy rằng: “Ta nguy đến nơi mất rồi!”

Duy nói: “Sao thừa tướng lại dạy thế?”

Khổng Minh nói: “Ta thấy trong ba ngôi sao Tam thai, ngôi khách tinh sáng lắm mà ngôi chủ tinh thì u ám, các sao tướng phụ bóng tối lờ mờ. Xem tượng trời như thế đủ biết mệnh ta”.

Lễ dâng sao trong sử sách:

Duy nói: “Tượng trên trời đã thế, sao thừa tướng không dùng phép dâng sao giải hạn mà kéo lại được không?”.

Khổng Minh nói: “Ta vốn biết phép ấy, nhưng chưa biết lòng trời làm sao. Ngươi hãy dẫn bốn mươi chín tên giáp sĩ, cầm cờ thâm, mặc áo thâm, đứng vòng quanh ngoài trường, ta ở trong cầu đảo sao Bắc Đẩu. Nếu như trong bảy ngày, ngọn đèn chủ không tắt, thì ta sống lâu thêm được một kỷ nữa. Nếu đèn tắt, ta không thọ được. Phàm những người tạp nhạp, không được cho vào. Những đồ gì ta cần dùng đến, cứ sai hai đứa tiểu đồng trang biện là đủ”.

Ngày xưa các quan trông coi thiên văn của Hoàng gia chính là những người đề xuất và tổ chức các lễ dâng sao khi quan sát thấy một số thiên tượng đặc biệt xuất hiện nhằm mục đích để xin Thiên Thượng bảo hộ cho hoàng tộc và quốc gia tránh khỏi tai ương.

Tấn thư – Thiên Văn chí chép: “Đời Minh Đế, năm Thái Hòa nguyên niên (323), quan thái sử lệnh là Hứa Chí tâu rằng: “Sắp có nhật thực, xin được cùng với quan thái úy đi làm lễ dâng sao”.

Như vậy dâng sao giải hạn thực chất là một nghi lễ có thật trong lịch sử, tuy nhiên mục đích của nó và người thực hiện đều rất cao cả vì dân vì nước chứ không phải biến tướng như hiện nay khi mà nhà nhà người người đều mong chờ cúng sao để tiêu tai giải hạn cầu may cho bản thân mình.

Ai có thể làm dâng sao giải hạn?

Việc dâng sao giải hạn cũng chính là nạn nhân của thời gian và sự tam sao thất bản cùng lòng tham của thế nhân đã biến một học vấn siêu phàm trở nên quá tầm thường và dung tục. Theo chúng tôi thì việc dâng sao giải hạn là có thật nhưng nó không được dùng phổ biến ở nhân gian và hiện nay đang được dùng sai trên quy mô lớn bởi các lý do sau:

Thực chất việc dâng sao giải hạn chép trongTam Quốc Diễn Nghĩa là có thật. Nó chính là một bí thuật của Đạo gia (chứ không phải của Phật gia) và chỉ có thể được thực thi bởi những người tu luyện chân chính trong một số trường hợp đặc định.

Như ví dụ trên thì Gia Cát Lượng mong muốn kéo dài tuổi thọ để tiếp tục phò vua giúp nước và không phải lúc nào cũng thành công vì Thiên ý hầu như không thể thay đổi.

Gia Cát Lượng hay các nhà cầm binh danh tiếng ngày xưa như Tôn Tẫn, Quỷ Cốc Tử, Trần Hưng Đạo đều là người tu Đạo hay ít nhất cũng là đệ tử ngoại môn của Đạo gia chứ không phải là một người thường.

Ngay cả các quan trong Khâm Thiên Giám mà có đề xuất Hoàng đế làm lễ dâng sao thì cũng phải là những người chuyên nghiệp trong nghiên cứu về lý số và thiên văn hàng đầu quốc gia.

Vậy việc hiện nay người dân thường kéo đến đình hay chùa mong muốn dâng sao giải hạn là việc đã sai ngay từ đầu. Chùa đình không thể làm dâng sao giải hạn, họ tổ chức việc đó mục đích chính là kiếm tiền mà thôi.

Dâng sao là gì?

Và dĩ nhiên các đạo sĩ chân chính như Gia Cát Lượng vốn là người tu Đạo sẽ không bao giờ xuất hiện nơi người thường để thu tiền mà làm lễ cho thường dân được.

Nên nếu bạn không tìm được bậc đạo sĩ chính tông thì tốt nhất không nên dâng sao vì nó sẽ không có tác dụng gì hết. Đây chỉ là cơ hội làm giàu cho thầy cúng, người buôn hàng mã và viết sớ mà thôi.

Người xưa thờ Trời nên việc xem thiên văn thiên tượng mà định ra chính sách quốc gia là quan trọng nhất. Ngoài ra còn có thể dùng ứng dụng của thiên văn học vào việc làm lịch, định ra lịch nông nghiệp, tiết khí để người dân theo đó mà cày cấy nuôi trồng.

Giải hạn thực chất là gì?

Triều đình xưa có hẳn cơ quan chuyên trách thiên văn và lịch số (Khâm Thiên Giám) và các chức quan này đều có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến Hoàng đế trong các quyết sách.

Các vua chúa Trung Hoa và Việt Nam xưa còn dùng bầu trời như là một đài quan sát để kiểm soát, để theo dõi tình hình các miền trong nước và phiên trấn. Vì thế mới phân trời đất thành châu, thành dã.

Mỗi vùng trời lại ứng với vùng đất, rồi nhân các thiên tượng xảy ra ở vùng trời nào thì biết được các biến cố sẽ xảy ra ở vùng đất nào. Dâng sao chính là nghi lễ mà vua chúa dùng khi thấy các thiên tai dị tượng xảy ra nhằm cầu mong cho quốc gia an định và không xảy ra loạn lạc chiến tranh.

Vận hạn chính là tiến trình lên xuống biến đổi của vạn vật và hay được dùng để chỉ trạng thái của một quốc gia hay của một giai đoạn nào đó của đời người. Vận hạn hanh thông là tốt và ai cũng mong cầu, trái lại ai cũng sợ vận hạn xấu sẽ ảnh hưởng đến thân thể sức khỏe, của cải và có khi tiêu tan cả sự nghiệp.

Trung Dung viết: “Quốc gia tương hưng tất hữu trinh tường; quốc gia tương vong tất hữu yêu nghiệt” (Khi nước sắp hưng thịnh sẽ thấy những điềm lành; khi nước sắp nguy vong, sẽ thấy những điềm gở).

Ví dụ như đời Hán: “Những năm Nguyên Quang (134-129) và Nguyên Thú (122-117) đời Hán Vũ Đế sao chổi cờ Si Vưu lại xuất hiện hai lần, dài choán nửa vòm trời. Sau đó quân ở kinh sư xuất chinh 4 lần, giết Hung Nô trong vòng mấy chục năm, chinh phạt rợ Hồ còn khốc liệt hơn nữa”.

Và nước Việt ta cùng với Cao Ly trước khi bị mất nước: “Khi nước Việt mất (111 TCN) sao Huỳnh Hoặc (Hỏa Tinh) đóng ở chòm sao Đẩu (sao Nam Đẩu là phân dã của Ngô-Việt). Khi Cao Ly bị diệt (108 TCN) có sao chổi hiện ra ở vùng Hà Giới (ở vào các chòm sao Nam Hà và Bắc Hà)”.

Nguồn gốc của việc giải hạn khi cúng sao thời cổ thực chất chính là dùng nghi lễ cúng tế kết hợp với việc tu dưỡng thay đổi nội tâm của người cúng (nhà vua) mà cảm động đến lòng Trời để dừng việc trách phạt xuống trần gian.

Vậy ngày nay có cần thiết phải dâng sao giải hạn hàng năm?

Ngoài ra để thực hiện nghi lễ có hiệu quả thì yêu cầu ngày xưa rất nghiêm khắc. Nhà vua chẳng những phải kiền tịnh thân thể trong một thời gian dài thanh tâm quả dục (tĩnh tâm và kiêng không gần gũi nữ sắc) sau đó còn phải thành tâm xuống chiếu tự trách mình, nhận lỗi với thiên hạ và chủ động thay đổi chính sách không phù hợp.

Vì vận hạn xấu tốt là do Trời định căn cứ theo tội nghiệp hay phước đức của nhà vua (và cả quốc gia) mà thi hành, nên chỉ có thể giải hạn khi nhà vua thật tâm thay đổi, dùng lòng thành mà cảm động lòng trời, đạt đến Thiên Nhân giao cảm thì mới có công hiệu.

Tấn thư – Thiên Văn Chí chép:

“Đời Minh Đế, năm Thái Hòa nguyên niên (323), quan thái sử lệnh là Hứa Chí tâu rằng: “Sắp có nhật thực”, xin được cùng với quan thái úy đi làm lễ nhương sao.

Vua phán: “Ta nghe rằng nếu chính trị của loài người mà không hẳn hoi, thời Trời lấy những điềm tai dị mà đe dọa để khuyến cáo. Khuyến cáo cốt để cho họ sửa mình. Cho nên nhật nguyệt che khuất lẫn nhau để tỏ rõ rằng phép cai trị có điều chẳng phải.

Xuân Thu chép:

“Trẫm từ khi tức vị đến nay không làm rạng sáng được thánh đức của các bậc tiên đế, và cách thi nhân giáo hóa có điều không hợp với Hoàng Thần (Hoàng Thiên), vì thế nên Trời cao muốn thức tỉnh để trẫm sửa đổi lại nền hành chánh, tu tỉnh lại hạnh kiểm ngõ hầu báo đáp thần minh.

“Trời đối với người y như cha đối với con. Chưa có cha nào muốn khiển trách con, mà con có thể làm bữa cơm thịnh soạn dâng lên, xin tha lỗi được.

“Nay hình hạc bề ngoài sai quan thượng công và quan thái sử lệnh cùng đi làm lễ nhương sao, thì lẽ ấy chưa từng nghe thấy vậy.

“Quần công, khanh sĩ, đại phu phải cố gắng làm chu toàn phận vụ để bồi bổ những chỗ trẫm còn khuy khuyết. Bèn phong thưởng tất cả”.

“Mỗi khi có nhật thực vua thường ăn bớt bát để tỏ lòng hối hận, lại sai vua chư hầu dâng lễ vật ở đền xã để tỏ lòng tôn kính thần minh. Vua chư hầu đánh trống ở triều đình mình như muốn nhắc dân phải hết lòng phụng sự quốc quân”.

Qua ví dụ trên ta thấy rằng cổ nhân thực ra không cổ hủ và lạc hậu như chúng ta hay cố tình gán ghép. Họ cho rằng việc quan trọng nhất mà một người chân chính cần làm thực ra không phải dâng sao giải hạn mà phải lo hoàn tất những nghĩa vụ và nhiệm vụ của bản thân mình một cách hoàn thiện nhất thì mới không lo trời Phật trách phạt.

Điều ấy hoàn toàn hợp lý, minh bạch và thực tế, trong khi đó chúng ta, những con người của thế kỷ 21 tự hào về khoa học kỹ thuật mà lại mê muội mong rằng những mâm cỗ cúng, những tờ sớ viết vội vã và những tâm mong cầu lại có thể giúp ta tai qua nạn khỏi, vậy ai dám nói mình sáng suốt hơn người xưa?

Họ hoàn toàn không còn quan tâm đến những mong cầu của con người mà chỉ phù hộ cho những ai là người tốt với tâm trong sáng nhất mà họ biết được. Do đó khi chúng ta mang những tâm mong cầu bình an, tài lộc mà dâng cúng sao lên thì khác nào dâng những thứ rác rưởi lên trước mặt Thần linh?

Vậy thì làm thế nào mà lại có thể giải hạn được, tôi nghĩ là không thể được mà còn đem lại tội nghiệp vô tận cho người dâng sao.

Chúng ta đang ở đâu trong vũ trụ, chúng ta có số mệnh hay không, mệnh số của ta do ai quyết định và làm thế nào để nghênh lành tránh dữ?

Để trả lời cho những vấn đề trên, cổ nhân Đông phương đã có tri thức đáng kinh ngạc về vạn vật, về vũ trụ lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Trong đó kho tri thức vĩ đại nhất chính là thiên văn học, mà di sản xuất sắc nhất của nó còn đến hôm nay chính là thiên văn học cổ Trung Hoa, cùng thiên văn học cổ Ấn Độ vốn phổ biến trên khắp châu Đông Á, Bắc Á và Đông Nam Á.

Đây cũng là nguồn gốc chân thực của dâng sao giải hạn, một trong những ứng dụng của thiên văn học cổ đại Trung Hoa. Nó giúp người xưa củng cố thêm niềm tin và tôn kính với Thần linh (người đã truyền lại nền văn minh cho họ) cố gắng trau dồi đạo đức và sống thuận theo ý trời để đạt được sự an bình trường tồn cho quốc gia và dân tộc.

Trước thế kỷ 16, phương Đông (Trung Hoa, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Hàn) quả thật đã đi trước phần còn lại của thế giới, họ đã có những nghiên cứu rất sâu sắc về bầu trời, các vì sao và ứng dụng của chúng đến với vận mệnh con người và quốc gia, quân sự, phong thủy, v.v.

Nhưng thế sự biến đổi vô thường đã làm mất đi hầu hết những tinh hoa quan trọng nhất, làm biến dị những gì còn sót lại. Điều đó khiến cho hậu nhân ngày nay nhắm mắt mà cười chê ông cha là lạc hậu, trong khi hàng năm vẫn vô tư bái lạy một cách hàm hồ để cầu mong tiêu tai giải nạn, thăng quan phát tài.

Mong rằng bài viết này sẽ giúp mọi người chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn để đem lại hạnh phúc cho bản thân bằng cách sống cuộc sống đúng đắn và đạo đức, đừng tiêu tốn thời gian và tiền bạc một cách vô bổ nữa. Chúc mọi người một năm mới không cần cúng sao cũng an lành và hạnh phúc!

Có Nên Cúng Sao Giải Hạn Hay Không?

Lễ dâng sao giải hạn được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu. Phong tục này đã tồn tại từ rất lâu đời và in sâu vào trong tâm thức của hầu hết người dân Việt Nam.

Tục cúng sao giải hạn

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh – Chuyên gia phong thủy, Trưởng khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội – đã có những chia sẻ về việc cúng sao giải hạn đầu năm. Ông cho biết, nguồn gốc của tục dâng sao giải hạn có từ rất lâu đời và cho đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn gán cho Phật giáo nhưng trên thực tế, tục này bắt nguồn từ Đạo giáo.

Thực tế, cúng sao giải hạn bắt nguồn từ Đạo giáo chứ không phải Phật giáo.

Đạo giáo cũng được hiểu là một đạo thần tiên, tu luyện, chọn ngày tốt. Nhưng vì phong tục đã tồn tại lâu đời trong xã hội Việt Nam nên hiện nay các nhà chùa vào dịp lễ Tết cũng làm lễ dâng sao giải hạn. Sở dĩ nhà Phật nhận cái thuật này bởi nó đã trở thành tục lệ trong dân gian Việt Nam nhằm mục đích thâm nhập sâu hơn, xã hội hóa và đi vào lòng của xã hội. Còn gốc tích của Phật giáo không hề có các sao này.

Các sao chiếu mệnh gồm có sao Thái Dương, Thái Âm, Thổ Tú, Thái Bạch, Mộc Đức, Vân Hớn, La Hầu, Thủy Diệu và Kế Đô. Với 9 chòm sao này sẽ có sao tốt, sao xấu. Năm nào bị sao xấu chiếu thì người đó sẽ gặp phải chuyện không may như ốm đau, bệnh tật… Người ta gọi đó là vận hạn, nặng nhất là “Nam La Hầu, nữ Kế Đô”. Còn năm đó được sao tốt chiếu mệnh sẽ làm lễ dâng sao nghênh đón.

Lễ dâng sao giải hạn đã tồn tại từ rất lâu đời và in sâu vào trong tâm thức của hầu hết người dân Việt Nam.

Trong cúng dâng sao, người ta chỉ mặc định rằng năm nữ có cách tính khác nhau, vận hành ngược, vận hành thuận của chu trình. Như vậy, việc ấn định cứ đến năm này thì sao này xấu là hoàn toàn không phải. Bởi bản thân cách quy tuổi của dân gian suy rộng ra đều quy về ngũ hành.

Nói đúng ra, mỗi một sao sẽ phụ trách một giai đoạn nhất định trong tháng nên chúng đều được định cho một ngày cúng. Tiến sĩ Vịnh cho biết: “Nếu như chúng ta cho rằng việc cúng dâng sao mà có thể giải được hạn thì đó là quan điểm sai lầm. Nhưng vì từ lâu nó đã trở thành một thói quen văn hóa nên thực tế phần nào chỉ giải quyết được một mặt về tâm lí. Còn để giải quyết triệt để đến đâu thì phải thắng thắn nói rằng: Không giải quyết được gì!”.

Ngày nay cúng sao giải hạn đa số là diễn ra ở các chùa.

Tuy nhiên, xuất phát từ mong muốn giảm nhẹ vận hạn, người xưa thường làm lễ cúng vào đầu năm hoặc hàng tháng tại chùa hay tại nhà ở ngoài trời. Lễ cúng này nhằm mục đích xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình khỏe mạnh, bình ăn, may mắn và thành đạt. Nhiều chùa ở Việt Nam còn tổ chức đăng lý làm lễ từ tháng 11 – 12 âm lịch của năm trước. Ngày nay cúng sao giải hạn đa số là diễn ra ở các chùa, người đứng ra tổ chức cúng sao giải hạn là quý thầy.

Ý nghĩa các sao và cách cúng sao giải hạn tại nhà

Sao Thái Âm: Là một sao tốt, nam gặp sao này thì làm việc gì cũng được toại nguyện dù là cầu tài hay danh vọng nhưng nữ hay bị đau ốm chút ít. Sao này chiếu vào tháng 9 là tháng phát và tháng 11 thì kỵ. Để trừ điều xấu, thu điều tốt, mỗi tháng vào tối ngày 26 cúng 7 ngọn đèn, 7 chén nước, 3 nén hương. Bài vị dùng giấy vàng viết: “Nguyệt cung Thái Âm Hoàng Hậu tinh quân” và quay về hướng Tây hành lễ.

Sao Thổ Tú: Là một hung tinh, khi sao này chiếu đi đâu cũng không thuận lợi ý, cần đề phòng tiểu nhân ngăn trở, gia đạo bất an, hay mông mị chiêm bao. Sao Thổ Tú chiếu vào tháng 4 và tháng 8, kỵ hay có việc buồn. Cả nam và nữ đều như thế. Để giải hạn, mỗi tháng vào tối ngày 19 cúng 5 ngọn đèn, 5 chén nước và 3 nén hương, dùng giấy vàng viết bài vị: “Trung ương Mậu Kỷ Thổ Đức tinh quân” và quay về hướng Bắc hành lễ.

Sao Thái Dương: Sao có cát có hung, nam làm ăn sáng suốt, đi xa có tài lộc và an hưởng còn nữ làm ăn trắc trở. Sao Thái Dương chiếu vào tháng 6 và tháng 10 hay có tài lộc. Để giải trừ cái hung, thu về phần cát, mỗi tháng vào tối ngày mùng 2 cúng 12 ngọn đèn, 12 chén nước và 3 nén hương. Bài vị dùng giấy màu vàng viết: “Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân” và hướng về hướng Đông hành lễ.

Sao Thái Dương có cát có hung, nam làm ăn sáng suốt còn nữ làm ăn trắc trở.

Sao Thái Bạch: Đây là sao mang cả cát lẫn hung. Nam hay buồn rầu nhưng làm ăn khá vì có quý nhân phù trợ. Trái lại, nữ hay đau ốm, vợ chồng tranh cạnh nhau. Để giải hạn mỗi tháng vào tối ngày 15, cúng 8 ngọn đèn cùng 8 chén nước và 3 nén hương, dùng giấy trắng viết bài vị: “Tây phương Canh Tân Kim Đức tinh quân” và hướng về phía Tây hành lễ.

Sao Mộc Đức: Đây là sao tốt, người gặp sao này chiếu thì thuận lợi việc cưới gả cũng như cầu tài. Tuy nhiên, nam hay bị đau mắt còn nữ đau ốm về máu huyết. Sao Mộc Đức chiếu mệnh vào tháng Chạp sẽ phát tài. Để trừ bớt điều xấu, mỗi tháng vào tối ngày 25 cúng 20 ngọn đèn, 20 chén nước và 3 nén hương. Bài vị dùng giấy màu xanh, viết: “Đông phương Giáp Ất Mộc Đức tinh quân” và quay về hướng Đông hành lễ.

Sao Vân Hớn: Là một sao hung, nam phải phòng việc thị phi, quan sự nên nói năn cần lựa lời. Nữ hay bị đau về máu huyết nên kỵ việc sinh nở. Sao Vân Hớn chiếu hạn nặng nhất vào tháng 2 và tháng 8. Để hóa giải, mỗi tháng vào tối ngày 29 cúng 15 ngọn đèn, 15 chén nước, 3 nén hương. Bài vị dùng giấy đỏ viết: “Nam phương Bính Đinh Hỏa Đức tinh quân” và quay về phương Nam hành lễ.

Sao Vân Hớn là một trong những hung sao, nam phòng thị phi, nữ đau về máu huyết.

Sao La Hầu: Đây là sao hung tinh, nam ngừa quân sự, nhiều việc ưu sầu còn nữ hay có việc buồn rầu, đau mắt, sinh sản có bệnh. Sao La Hầu phát mạnh vào tháng Giêng và tháng 7, kỵ nam nhiều hơn nữ. Để giải hạn, mỗi tháng ngày mùng 8 cúng 9 ngọn đèn, 9 chén nước, 3 nén hương, dùng giấy vàng viết bài vị: “Thiên cung Thần Thủ La Hầu tinh quân” và hướng về phương Bắc hành lễ.

Sao Thủy Diệu: Là sao mang cả cát lẫn hung. Nam có sao nỳ chiếu thì đi làm ăn khá, đi xa có tài lộc nhưng những hay tai nạn, nhất là sông nước. Sao kỵ nhất vào tháng 4 và tháng 8. Để hóa giải, mỗi tháng vào tối ngày 21 cúng 7 ngọn đèn, 7 chén nước, 3 nén hương, dùng giấy vàng viết bài vị: “Bắc phương Nhâm Quý Thủy Đức tinh quân” và hướng về phương Bắc hành lễ.

Sao Kế Đô: Là sao hung tinh, nam làm ăn bình thường, đi xa có tài lợi còn nữ hay xảy ra việc rầy rà, điều tiếng thị phi. Sao Kế Đô chiếu hạn nặng nhất vào tháng 3 và tháng 9. Để hóa giải sao này, vào tối mùng 1 hàng tháng cúng 20 ngọn đèn, 20 chén nước và 3 nén hương. Bài vị dùng giấy vàng viết: “Địa cung Thần Vĩ Kế Đô tinh quân” và quay về hướng Tây hành lễ.

Đầu Năm Có Nên Dâng Sao Giải Hạn?

Tục dâng sao giải hạn có mặt trên đất nước ta từ hằng bao thế kỉ và con người đã ăn sâu vào tiềm thức, nên mỗi năm vào dịp đầu xuân nhà nhà cúng sao giải hạn khi có ai trong gia đình gặp phải ngôi sao xấu, hạn không tốt. Họ cho rằng khi cúng như vậy thì sao xấu đó sẽ biến thành sao tốt và sống yên tâm hơn. Từ nguyên thủy tục cúng này chỉ có trong các gia đình, nay trong một số chùa đầu năm cũng ghi danh sách các gia đình Phật tử để làm lễ dâng sao giải hạn, với việc làm này nhiều người đã thắc mắc dâng sao giải hạn có trong giáo lý nhà Phật không? Dâng sao giải hạn như vậy có thể làm suy thoái lòng tin đến với đạo pháp không?

Trước hết, trong giáo lý nhà Phật không có nghi thức cúng dâng sao giải hạn nhưng có nghi thức cúng cầu an vào đầu năm. Sở dĩ trong nhà chùa có làm lễ cầu an đầu năm cho Phật tử với mong ước gia đình quý Phật tử được an lạc hạnh phúc, nhưng khi làm lễ cầu an là tụng kinh Phật, nương theo lời dạy của Ngài mà hành trì theo để cuộc sống được bình an hơn, rồi cúng Mông Sơn Thí Thực, phóng sanh, phóng sanh đăng. chúng tôi

Danh sách được ghi để cầu an đó phải đến chùa cùng tụng niệm, cùng nhất tâm hướng thiện. Còn cầu an mà chỉ ghi danh rồi giao phó chùa nhà chùa cứ đọc tên thì chẳng có lợi gì. Trong kinh Địa Tạng đức Phật dạy, tụng kinh hay làm bất cứ một việc gì để hồi hướng cho người thân (đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh) thì người được hướng đến chỉ nhận được 30% còn người xướng lên làm hoặc đang tụng niệm đó hưởng phước đến 70%. Cho nên khi cầu an hay cầu siêu đòi hỏi người nhà phải có mặt cùng cầu nguyện để mong sự hữu ích và thiết thực hơn.

Cầu an là một công việc rất hữu ích vì đó cũng là phương tiện dẫn dắt con người đến chùa trì tụng những gì đức Phật dạy để thực hành, khi tụng: thân, miệng, ý thanh tịnh và đưa lời dạy của Thế Tôn vào sâu trong tâm khảm để hành trì theo lời dạy đó.

Những lời đức Thế Tôn dạy luôn khiến con người bỏ ác làm lành; nếu đã làm ác thì nay không làm, nếu đã làm thiện phải cố gắng làm thêm, và đã làm thiện ngày càng phát huy hơn nữa. Với thiện nhân đã được gieo xuống chắc chắn sẽ nhận được các quả vị tốt đẹp ngọt ngon. Không gieo trồng, hay vẻ người ta trồng giúp trên đất của họ, giống của họ thì mình chẳng có hái được cái gì.

Thật vậy nhân quả rõ ràng, không thể một người gieo nhân người khác gặt quả, chuyện đó thật phi lý.

Mình con nhà Phật luôn phải tin theo nhân quả, vì nhân quả nói lên sự thật việc làm thật mà hằng ngày mình đã gieo. Gieo nhân gì gặt quả đó, không thể gieo hạt xoài mà gặt quả cam. Nhưng từ nhân tới quả phải có duyên kết hợp vì một nhân chưa chắc đã thành quả, duyên là điều kiện cần và đủ để quả hình thành.nguoiphattu.com

Phóng sanh cầu an một việc làm ý nghĩa đầu năm.

Một nhân không phải cho ra một quả mà nó cho ra rất nhiều quả, ví như gieo hạt xoài qua thời gian chăm bón cây xoài sẽ cho ra trái xoài nhưng rất nhiều trái và cây đó sống rất nhiều năm lại cho ra vô số trái, thì việc làm thiện hay ác cũng vậy. Khi tạo một nhân bất thiện làm cho người khác đau khổ hoặc chết, không những cái thân họ đã ôm hận với đối tượng làm mà kéo theo gia đình, vợ chồng, con cái, ông bà, bà con lối xóm nữa.

Những người này không chỉ đau khổ một lần rồi hết mà kéo dài nhiều năm, nhiều tháng khi nhớ lại ngày người chết họ cúng, cái cúng đó mục đích để tưởng nhớ lại người quá vãng năm xưa đã làm gì và sống sao, nhắc lại câu chuyện đó nhưng người chết không còn sống, họ thấy luyến tiếc và đau khổ, như vậy họ sẽ nghĩ tới người đã gây ra cái chết người thân. Vậy cái khổ đó không chỉ một lần là chấm dứt mà kéo dài miên miễn. Nhân thiện cũng vậy khi tạo nghiệp lành họ sẽ vui và có sự vui lây.nguoiphattu.com

Mình là con nhà Phật mình sẽ tin vào nhân quả nghiệp báo. Hằng ngày phải sống thế nào, làm thế nào để đêm về không lo sợ, không thao thức, sống an lạc, vững chải, chánh niệm. Muốn được như vậy thì phải thọ trì trai giới, giữ giới thanh tịnh luôn tin vào nhân quả chắc chắn luôn luôn bình an.

Dâng sao giải hạn như trên đã nói không có trong giáo lý nhà Phật đó là tập tục truyền thống của dân gian. Nhưng tại sao lại đưa vào nhà chùa để làm lễ dâng sao giải hạn. Đúng thật trong Phật giáo không có nghi thức này nhưng tùy vào quốc độ tùy vào căn cơ của mỗi chúng sanh nên phương tiện để hướng dẫn Phật tử đến chùa tu tập nên việc đó được coi như là một phương tiện để độ chúng sanh, nhưng phải làm cách nào để hợp pháp thì mới đúng với đạo lý, còn làm theo như thế tục thì việc đó không thể.

Chúng tôi thấy có một số chùa khi Phật tử tới nhờ làm lễ dâng sao giải hạn, quý Thầy ghi danh nhưng buổi lễ đó được thực hiện như một nghi thức cầu an là tụng kinh lễ Phật, rồi cúng Mông Sơn Thí Thực, phóng sanh. Còn cúng theo nghi thức thế gian của những ông Thầy cúng điều đó không đúng.

Tại sao chúng ta có thể cầu an, cầu an hay cầu siêu cũng thế thôi để giúp người an tâm hơn, yên trí để lo tu tập và làm việc, vì có nhiều người nghe sao hạn xấu lại lo sợ, buồn bã, chán nản,… và không làm được gì cả hoặc sống một cách bi quan vì tôi làm gì tôi cũng bị như thế, như thế. Nên đó là một phương tiện nếu có thể làm để người ta yên tâm thì làm chứ đừng vì mục đích gì khác.

Vì đạo Phật là “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”, những việc làm đó nên làm cho những người sơ cơ chưa hiểu biết và chưa tin Phật pháp lại cố chấp theo lời ông bà, cha ông để lại thì phương tiện thiện xảo khéo dụ dẫn người ta để đi đến đạo pháp và dẫn lần cho họ biết tin vào nhân quả và nghiệp báo.

Những người đã trở thành Phật tử chân chánh thì không nên tin vào những chuyện đó, và không nên làm những việc đó. Phải luôn luôn thấu hiểu và áp dụng về nhân quả nghiệp báo, nghiệp chứ không phải là định mệnh hay số mệnh như câu trong Kiều:

“Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

Từ nhân đưa đến quả là qua quá trình duyên, nghiệp là hành động có tác ý, khi tạo một cái gì đó được gọi là nghiệp không phải chúng ta sẽ nhận quả báo như thế. Tùy theo ý thức khi tạo nghiệp và hành động tiếp theo đó, nghiệp thì có nghiệp thiện và nghiệp ác, nếu như ta lỡ tạo nghiệp bất thiện nhưng chúng ta biết ăn năn hối cải, sám hối việc đã làm thì quả báo sẽ khác, còn chúng ta tạo ra rồi mà dững dưng không lo sợ, không ăn năn thì quả báo sẽ khác.

Ví dụ, khi sân hận không kềm chế được lòng nên đã đánh họ trọng thương kết quả thế nào? Sẽ có hai phương án tiêu biểu: nếu chúng ta không lo sợ việc làm đó hoặc chúng ta cậy nhờ vào quyền lợi kết quả sẽ sao khi đối tượng mình gây ra cũng chẳng kiên nể, hậu quả … cả đời không nhìn thấy nhau. Ngược lại mình thấy hành vi của mình thô lỗ, xấu xa, mình đến xin lỗi mong người ta tha thứ, lại luôn luôn quan tâm bệnh tình người đó một cách chân thành kết quả nhiều lúc thành bạn bè thân thiết.

Cuộc đời là vô thường, vạn pháp là vô ngã nên không có gì là vững chải bền lâu, tất cả đều được chi phối theo luật vô thường nên nghiệp cũng không phải không chuyển được mà “tu là chuyển nghiệp” như thế người ta mới lo tu. Mình là con Phật phải hiểu rõ điều đó, sợ nghiệp nặng, sao xấu, hạn không may thì lo tu, niệm Phật thật nhiều, sám hối thật nhiều, bố thí cúng dường thật nhiều lúc đó khỏi cần sao xấu sao tốt lúc đó “thong dong tất dạ rứa mà vui “.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Sao, Giải Hạn Đầu Năm Có Thoát Được Kiếp Nạn Không? trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!