Bạn đang xem bài viết Cúng Sao Giải Hạn Có Phải Là Mê Tín Dị Đoan Không? được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Người Việt xưa tin rằng cúng sao giải hạn có thể giúp con người giải đi vận hạn khi bị sao xấu chiếu mệnh. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng tục này hoàn toàn mê tín dị đoan, bởi vì nguồn gốc của tục cúng sao giải hạn xuất phát từ tập tục xem bói có từ xa xưa. Đây chính là quan niệm hoàn toàn mê tín gây ra nỗi sợ hại nghiêm trọng cũng như tác động đến tâm lý, thái độ sống và thậm chí là sự sinh hoạt thường nhật của người tin.
Mê tín là gì?
Mê tín là lối tin mù quáng khiến con người mất hết khả năng suy đoán và phán xét của mình. Một số người có chủ trương mê tín nhằm hưởng lợi cho riêng mình. Một cuộc sống ấm no và bền vững bởi con người văn minh cũng như một dân tộc có hiểu biểt chân chính vì đã thông suốt mọi lý lẽ thì chắc chắn không cho phép sự mê tín len lỏi trong dân tộc mình.
Tập tục cúng sao giải hạn là mê tín?
Phần lớn những ngôi chùa thường hướng dẫn phật tử cầu an đầu năm xem như ước nguyện một sự tốt đẹp trong năm mới nhưng bên cạnh còn một số chùa tổ chức lễ dâng sao giải hạn. Thậm chí, nhiều ngôi chùa còn tổ chức đăng ký làm lễ từ tháng 11 – 12 âm lịch của năm trước. Chùa nào giữ thói quen đó sẽ tạo sự mê mờ cho chính những người phật tử và cũng làm cho người chưa hiểu đạo Phật chê trách Phật giáo là mê tín dị đoan làm ảnh hưởng tinh thần trong sáng của đạo Phật.
Thực ra sự bình an hạnh phúc phải do con người tạo dựng trên tinh thần mỗi người hãy thực hiện nếp sống tốt trong suy nghĩ và hành động mà Đức Phật dạy. Còn cúng sao giải hạn là tập tục đã tồn tại lâu đời trong dân gian. Tập tục này vốn có nguồn gốc từ Lão giáo. Sao hạn được căn cứ trên học thuyết Ngũ hành xung khắc. Theo sự vận chuyển của Ngũ hành, mỗi năm có 1 vì sao chiếu mệnh vào một tuổi của từng người. Còn hạn là niên hạn, là cách thức riêng ứng với sao chiếu mệnh tốt hay xấu.
Tuy bắt nguồn từ Lão giáo ở Trung Hoa, nhưng tập tục này lại ăn sâu vào tâm thức và tín ngưỡng của người dân Việt, đồng thời trở thành một tập tục lâu đời của người Việt. Từ Lão giáo lưu truyền trong dân gian rồi đi vào Phật giáo, nhưng ngày nay, cúng sao giải hạn được xem như tập tục của Phật giáo. Đoán sao, đoán hạn và cúng giải sao hạn hầu hết thường diễn ra ở các chùa.
Mê tín do tâm mong cầu quá đáng
Con người khi mong cầu một điều gì mà quá khả năng mình thì dễ sinh mê tín. Ví như có một người muốn vay một số vốn lớn làm ăn thì tự nhiên lòng họ thấy băn khoăn lo lắng không biết hỏi ai và nên tin ai. Nghe nói có một ông thầy nào đó biết được quá khứ vị lai đoán trúng được vận mệnh của mọi người và họ tìm đến để cầu cho được.
Chỉ tốn tiền quẻ có năm bảy trăm hoặc vài ba triệu biết việc làm của mình thành công hay thất bại thì ai mà không ham. Chính vì lòng tham và sự mong cầu quá đáng mà dẫn bản thân con người đến mê tín dị đoan.
Một thực trạng đáng lo ngại
Có nhiều người bỏ ra hàng triệu đồng để dâng sao giải hạn cho cả gia đình. Một số cơ quan hay doanh nghiệp mời thầy cúng về giải hạn với chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng. Cách làm này phần nào đã tiếp tay cho các hủ tục mê tín dị đoan có cơ hội sống lại và hoạt động công khai.
Khi sự thành đạt không phải bằng năng lực và sức lao động của chính mình con người ta thường tin vào thế giới thần thánh và sự trợ giúp của năng lượng từ bên ngoài. Điều đó có nghĩa rằng con đường thăng tiến hay của cải làm ra trong quá khứ chính là kết quả của những kiểu làm ăn không chính đáng. Thế nhưng đôi lúc do đời sống bất ổn, rủi ro trong giao thông ngày càng nhiều hay bệnh tật tăng đột biến đã khiến tập quán dâng sao giải hạn không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu và trở nên mê tín và bị lạm dụng.
Những gia đình giàu có sẵn sàng bỏ hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu để thuê thầy cúng về làm lễ cho gia đình. Kẻ nghèo khó không có điều kiện nhưng quá tin nên sẵn sàng bán cả tài sản trong nhà đi để làm lễ.
Một sai lầm trong văn hóa tâm linh là người ta dâng cúng lễ vật để mặc cả với thế giới thần linh. Khấn lễ để xin nhận được điều này hoặc điều kia. Cuộc sống xô bồ bon chen đã phần nào tác động đến lòng tham vô đáy vốn có trong mỗi người. Họ cứ tin rằng nếu có lễ dâng lên Phật hay thần thánh thì chắc chắn sẽ được độ trì cho nên cứ thế mà làm và thậm chí làm những việc không tốt có thể ảnh hưởng xâu đến xã hội và cộng đồng.
Không nên tin vào cúng sao giải hạn
Bản thân mỗi người nên biết cầu nguyện cho thân tâm an lạc và sức khỏe đầy đủ để phấn đấu trong công việc làm ăn cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng ta không nên tin vào cúng sao giải hạn. Khi đã thoát nghèo rồi thì cũng nên giúp đỡ những người nghèo hơn để tạo được phước đức.
Đã làm người chắc chắn ai cũng có thể ước mơ hay mong cầu một điều gì đó, rồi có những tình trạng lo lắng sợ hãi trong bầu vũ trụ bao la này với thiên nhiên huyền bí, chính vì bản thân chưa thấu rõ hết nguyên lý nhân duyên quả nên con người dễ dàng rơi vào mê tín dị đoan. Tóm lại, người chân chính sẽ không cúng sao giải hạn mà chỉ cúng cầu quốc thái dân an cũng như cầu siêu cho mọi người sống bình yên hạnh phúc.
“Cúng Sao Giải Hạn Không Phải Là Văn Hóa Phật Giáo”
VĂN HÓA PHẬT GIÁO”
Bài và ảnh: Theo Tuổi Trẻ Online
Hòa thượng Thích Thiện Bảo – phó ban hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trưởng ban thông tin – truyền thông Phật giáo chúng tôi – cho biết:
– Việc cúng sao giải hạn không phải là văn hóa Phật giáo. Đây là theo tập tục dân gian vốn có từ thời xưa, khi mà con người cảm thấy quá bé nhỏ trước thiên nhiên, bị đủ loại bệnh hoạn mà chưa tìm ra thuốc chữa, rồi cho là vì các vị thần trừng phạt nên sợ sệt mà tưởng tượng ra – từ thần Sấm, thần Sét, thần Cây Đa, Cây Đề, thần Hổ, thần Rắn, thần Núi, thần Sông…
Đạo Phật chủ trương con người là chủ nhân quyết định vận mệnh chính mình, theo đó, Đức Phật dạy: “Không ai làm cho chúng ta thanh tịnh, không ai làm cho chúng ta ô uế, chính chúng ta làm cho chúng ta thanh tịnh và cũng chính chúng ta làm cho chúng ta ô uế”. Cho nên việc cúng sao giải hạn hoàn toàn không phù hợp giáo lý truyền thống của đạo Phật.
Trong kinh Di giáo của nhà Phật, trước khi Đức Phật nhập niết bàn, Ngài cũng dạy người đệ tử Phật nên tránh không được xem tướng lành dữ, nhìn sao trên trời để suy lường vận mệnh nên hư. Những việc xem ngày giờ tốt xấu đều chẳng nên làm…
Trong Trường bộ kinh, Đức Phật cũng khuyên các tu sĩ – những người đã thọ dụng sự cúng dường của tín thí phật tử – không nên thực hành những tà hạnh như “chiêm tinh, chiêm tướng, đoán số mạng, xem địa lý, xem mặt trăng, mặt trời, các sao mọc lặn, sáng mờ… sắp đặt ngày lành để đưa (rước) dâu hay rể về nhà, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú để phá thai, dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm không cử động, dùng bùa chú khiến người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước…”.
Tôi cho rằng ngày đầu năm là một dịp để mọi người có thể đi lễ Phật, vãng cảnh chùa như một cách thư giãn – hướng về tâm linh, làm cho tâm mình trong sáng, thanh thản, nhẹ nhàng. Từ đó, bao lo toan phiền lụy của một năm được buông bỏ, nhìn cây cỏ hoa lá chúng ta nhận ra có sự đổi thay và chính sự đổi thay của thiên nhiên cũng là sự đổi thay của chính chúng ta hòa cùng vạn vật đất trời
Theo tôi biết, phần lớn những ngôi chùa thường hướng dẫn phật tử cầu an đầu năm – xem như ước nguyện một sự tốt đẹp trong năm mới; bên cạnh còn một số chùa tổ chức dâng sao giải hạn.
Chùa nào giữ thói quen đó sẽ tạo sự mê mờ cho người phật tử và cũng làm cho những người chưa hiểu đạo Phật chê trách Phật giáo là mê tín dị đoan – làm ảnh hưởng tinh thần trong sáng của đạo Phật.
Hàng trăm người chen nhau cúng vái, dâng lễ ở phủ Tây Hồ, Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN
Thực ra, sự bình an hạnh phúc phải do con người tạo dựng trên tinh thần mỗi người hãy thực hiện nếp sống tốt trong suy nghĩ, hành động mà Đức Phật dạy: “Nguyện bỏ các việc ác, làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch”.
Nếu ta đi cúng sao giải hạn nhưng trong năm chúng ta lại đi làm những chuyện không tốt, trộm cắp, tham nhũng, móc ngoặc, mua gian bán lận, đánh nhau, vi phạm những đạo đức xã hội… thì chắc chắn chúng ta sẽ bị luật pháp trừng trị – dính vào lao lý, có là năm tốt, sao tốt (theo tử vi) cũng thành sao xấu, có cúng vái cầu xin cũng không có kết quả.
Như vậy năm tốt, năm xấu, sao tốt, sao xấu không có cơ sở, chỉ là do con người bày ra mà thôi. Một câu có thể đem đến bình an hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình là “Phàm làm việc gì hãy nghĩ đến hậu quả của nó”.
Ước nguyện của con người mãi mãi là những ước nguyện tốt, nhưng ước nguyện đó phải được thể hiện đi đôi qua việc làm, ứng xử trong đời sống mới có kết quả tốt, dù chúng ta không cúng sao giải hạn, chúng ta vẫn có sự thanh thản bình an trước cuộc sống của đời mình.
Tôi cho rằng ngày đầu năm là một dịp để mọi người có thể đi lễ Phật, vãng cảnh chùa như một cách thư giãn – hướng về tâm linh, làm cho tâm mình trong sáng, thanh thản, nhẹ nhàng.
Từ đó, bao lo toan phiền lụy của một năm được buông bỏ, nhìn cây cỏ hoa lá chúng ta nhận ra có sự đổi thay và chính sự đổi thay của thiên nhiên cũng là sự đổi thay của chính chúng ta hòa cùng vạn vật đất trời.
Tâm ta sáng trong hơn, công việc, cuộc sống cũng sẽ tốt hơn, tươi tắn hơn, may mắn hơn trong năm mới. Ước nguyện đầy linh thiêng mầu nhiệm đó chúng ta hãy dâng lên các vị tổ tiên ông bà…, chúng ta sẽ có một năm mới đầy bình an, hạnh phúc.
Có Nên Cúng Sao Giải Hạn ?
Cúng sao, giải hạn là mê tín dị đoan
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”. Dân gian lại có câu “Nam La Hầu, Nữ Kế Đô”, “Thái Bạch hết sạch cửa nhà”,… khiến cho người xem “sao” phải lo lắng, hoang mang khi trong năm đón nhận một vì “sao” không tốt.
vào tình trạng bi đát, “tiền mất tật mang”. Vì mang tâm trạng hoảng sợ nên nếp sinh hoạt và làm việc của những người này bị ảnh hưởng xấu, khi gặp điều không như ý càng làm cho lòng tin vào những lời “phán” của ông thầy bói trở nên mạnh mẽ. Do đó, chúng ta cần có nhận thức rõ ràng về hình thức ” Cúng Sao Giải Hạn ” trong những ngày đầu năm.
Cho nên phải thấy rằng, “sao” là một khối vật chất thì chúng ta không thể nào cầu xin được cái gì ở nó cả. Ví dụ một chất dầu đổ trên mặt nước sẽ nổi. Bây giờ chúng ta đến để cầu nguyện cho những mảng dầu ở trên mặt nước đó chìm xuống đáy có được hay không? Chắc chắn là không. Lại có một khối đá rơi xuống sông và chìm dưới đáy, chúng ta đến đó để cầu nguyện cho khối đá nổi lên thì có thể nổi được hay không? Cũng không thể nào nổi được. Bởi vì đá là những khối vật chất, mà vật chất thì vô tri vô giác, không cảm nhận được những gì mà chúng ta cầu nguyện, mong muốn. Chỉ có thần linh mới có thể cảm nhận hay nghe được, mà những ngôi sao đó lại không phải là thần linh. Trên thực tế, thần linh còn không thể ban phước hay giáng họa cho ai, huống chi những ngôi sao không phải là thần linh thì không thể nào tiếp nhận được lời cầu nguyện của mình, cũng như không thể ban phước hay giáng họa được.
Cúng Sao Giải Hạn Có Tránh Được Tai Họa Không???
Bắt đầu một năm mới, ai cũng mong muốn nhận được nhiều may mắn, thành công và hạnh phúc. Vì thế đi lễ chùa đầu năm dường như là thói quen của rất nhiều người. Tại chùa, các nghi lễ cúng cầu an cũng được tổ chức nhằm giúp mọi người khởi đầu một năm mới suôn sẻ, thuận lợi. Trong đó, nổi bật hơn hết là nghi lễ cúng sao giải hạn.
Cúng sao giải hạn là gì?
Theo Đường Thư Lịch Chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao (cửu diệu) là Nhật diệu (Thái dương), Nguyệt diệu (Thái âm), Kim diệu (Thái bạch), Mộc diệu (Mộc đức), Thủy diệu (Thủy diệu), Hỏa diệu (Vân hớn), Thổ diệu (Thổ tú), Kế đô và La hầu.
Chín vì sao này phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành. Mỗi năm, một người chịu ảnh hưởng “chiếu mạng” của một vì sao, nếu là sao tốt thì hanh thông, phúc lộc và nếu sao xấu thì bị tai họa, hạn ách.
Vì thế, những ai niên vận gặp sao xấu chiếu mạng thì phải cúng sao, cầu xin những vị thần cai quản các sao như “đức” Thái dương tinh quân, La hầu tinh quân… chiếu cố, phù hộ.
Cúng sao giải hạn có trong kinh điển của lời Phật dạy hay không?
Theo Hòa thượng Thích Thanh Tứ (chùa Quán Sứ): “Trong sách của đạo Phật không nói về việc cúng sao giải hạn. Tập quán này vốn xuất phát từ Trung Quốc, còn cha ông ta từ xa xưa chỉ làm lễ cầu an, cầu phúc đầu năm cho tất cả thành viên trong gia đình”
Quan điểm dân gian về cúng sao giải hạn
Cúng sao giải hạn là một tín ngưỡng dân gian có mặt rất lâu đời ở Việt Nam. Do ảnh hưởng từ Trung Quốc và ăn sâu vào tiềm thức của người dân.
Ngày xưa, phong tục cúng sao giải hạn thường được tổ chức tự do ở làng, tuy nhiên vào thời Pháp thuộc bị cấm nên phong tục này được tổ chức trong các chùa.
Cúng sao giải hạn gồm các loại trái cây, giấy vàng mã đem đến chùa và được các thầy đọc kinh cầu an.
Cúng sao cầu an có thật sự tiêu tan tội nghiệp?
Theo quan điểm của đạo Phật, cúng sao giải hạn hoàn toàn không có giá trị tiêu tan tội nghiệp của mỗi con người.
Đức Thế Tôn dạy chúng ta rằng : Nghiệp do ai tạo thì người đó phải nhận lấy và muốn giải nghiệp thì người ấy phải tự giải lấy. Đạo Phật luôn đề cao luật Nhân Quả, bởi đó là quy luật bất biến trong vũ trụ, không có người làm chủ và có quyền năng điều khiển chúng theo ý muốn.
Thấy được luật Nhân Quả luôn tồn tại và chi phối vạn vật nên Đức Phật, bằng trí tuệ giác ngộ siêu việt của mình đã chỉ dẫn chúng ta làm nhiều việc thiện, xa rời việc ác thì ắt hạnh phúc, bình an sẽ đến với chúng ta.
Do đó, để cầu mong một năm mới an khang, gia đình yên tấm, công việc thành công, sức khỏe dồi dào,…thì tự bản thân mỗi người hãy gầy dựng những việc thiện lành, tu tâm sửa tánh, vun trồng phước đức thì chắc chắn chúng ta sẽ hưởng được những gì như điều mong cầu.
Hoặc ít nhất, những nghiệp báu xấu sẽ được tiêu giảm hẳn theo quy luật nhân quả, bù trừ tự nhiên trong vũ trụ.
Vì sao nhiều chùa vẫn cúng sao giải hạn?
Nhiều người vẫn thắc mắc nếu nhà chùa chủ trương cúng sao giải hạn thì đã làm sai lời dạy của Đức Phật và không phù hợp với luật Nhân Quả.
Mặc dù cúng sao giải hạn không phù hợp với luật Nhân Quả nhưng nó đã đi sâu vào thói quen của nhiều người và các chùa đã dùng phong tục dân gian này làm phương tiện để hóa độ chúng sanh còn sơ cơ lầm lạc trong cuộc sống.
Việc áp dụng cúng sao giải hạn đầu năm ở các chùa không sai nhưng phải thật khéo léo. Đó là phương pháp dùng phương tiện để hóa độ chúng sanh theo tinh thần tùy duyên hóa độ mà Đức Phật đã dạy.
Vì sao phải tùy duyên hóa độ? Bởi mỗi người có một căn cơ giác ngộ khác nhau. Giáo lý của đạo Phật rất sâu xa mà những người không có đủ duyên và trí tuệ khó tin khó hiểu được.
Vì thế, để có thể tiếp xúc gần hơn với mọi tầng lớp người trong xã hội, để đưa những người đang mê lầm đến với ánh sáng trí tuệ của đạo Phật thì các chùa phải thực hành phương tiện tùy duyên hóa độ thông qua những thói quen tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời, đưa kinh kệ, lời Phật dạy vào đó để dần dần cho mọi người dễ hiểu và hướng theo.
Thật sự trong nghi thức cúng sao giải hạn, các chùa vẫn áp dụng đọc kinh cầu an, khuyến khích làm nhiều việc thiện chứ không hướng mọi người theo con đường mê tín, tà kiến.
Áp dụng phương tiện cúng sao giải hạn còn có mặt trái của nó, bởi nếu vị thầy đó không hướng dẫn cặn kẽ thì rất dễ khiến nhiều người rơi vào tà kiến, tà mạng với ý nghĩ: Chỉ cần mua phẩm vật cúng càng nhiều, cúng đầy đủ vào rằm tháng giêng thì trong năm là nhiều việc ác cũng có thể hóa giải được.
Đồng thời, nếu để cúng sao giải hạn trở thành một truyền thống của đạo Phật thì vô cùng nguy hiểm bởi sẽ làm mất đi giá trị chân chính của đạo giác ngộ, biến đạo Phật trở nên một tôn giáo thần quyền như nhiều tôn giáo khác đang tồn tại.
Cuối cùng, ngoài mục đích cúng sao giải hạn để làm phương tiện hóa độ chúng sinh thì cúng sao giải hạn còn giúp mọi người yên tâm hơn cho một năm mới.
Bởi những vận may rủi vốn ăn sâu vào cách thức suy nghĩ của người dân, hạn mệnh ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của nhiều người nên các chùa cúng sao giải hạn là để mọi người yên tâm hơn, giải quyết những mối lo cho nhiều người.
Thái độ của người Phật Tử về cúng sao giải hạn
Là một người Phật Tử chân chính, khi đã hiểu và tin sâu và luật Nhân Quả thì chúng ta hạn chế áp dụng cúng sao giải hạn vào đầu năm.
Thay vào đó, người Phật Tử nên phát nguyện làm việc phước lành, thực hành lời Phật dạy để sửa đổi nghiệp thân khẩu ý, lánh xa điều xấu để tăng trưởng phước báu.
Đồng thời nên giúp những người chưa hiểu đạo, có cái nhìn tiêu cực về cúng sao giải hạn là dị đoan trong đạo Phật được hiểu tận tường hơn. Đó là trách nhiệm, bổn phận của người Phật Tử chân chính trong việc hộ trì Chánh Pháp.
Đạo Phật vốn là đạo trí tuệ, lời dạy Đức Phật đã dần được cả nhân loại chứng minh là khoa học, đúng đắn.
Vì thế không lý do gì chúng ta – một người Phật Tử chân chính lại tin theo những tín ngưỡng dân gian, cúng sao giải hạn thiếu khoa học, chưa bao giờ được nói trog bất kỳ kinh điểm nào từ Đức Phật thuyết ra.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Sao Giải Hạn Có Phải Là Mê Tín Dị Đoan Không? trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!