Xu Hướng 6/2023 # Con Đường Di Sản Miền Trung (35): Lăng Khải Định # Top 12 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Con Đường Di Sản Miền Trung (35): Lăng Khải Định # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Con Đường Di Sản Miền Trung (35): Lăng Khải Định được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lăng Khải Định rất đặc biệt, khác hẳn những lăng khác ở Huế. Đây là lăng duy nhất phối hợp những yếu tố hiện đại của Tây Phương và truyền thống kiến trúc cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Vợ chồng tôi đã đến đây thăm viếng năm 2003. Năm ngoái về Việt Nam thăm lại quê hương kỷ niệm 50 năm ngày cưới, vợ chồng tôi đã trở lại đây, hay lắm.

Lăng Khải Định được xây cất trong suốt 11 năm, lâu hơn lăng của các vua nhà Nguyễn khác ở Huế. Tưởng cũng nên nhắc lại là lăng của vua Gia Long được xây trong 6 năm, so với lăng vua Mình Mạng được xây trong 4 năm, và lăng vua Tự Đức được xây chỉ trong vòng 3 năm thôi.

Lăng Khải Định phối hợp được văn hóa của Pháp và Việt Nam, nên có một sắc thái rất đặc biệt khác hẳn những lăng tẩm khác ở Huế.

“Dưới thời Khải Định (1916-1925), chủ quyền Việt Nam đã lọt hẳn vào tay thực dân Pháp và văn hoá nghệ thuật phương Tây đang thâm nhập mạnh vào nước ta. Cho nên,ở lăng Khải Định, một số yếu tố hiện đại (éléments modernes) đã chen lấn vào dòng nghệ thuật kiến trúc cổ truyền của dân tộc..

Tuy nhiên, tất cả núi đôi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh lăng đều đã được dùng làm các yếu tố phong thủy địa lý: tiền án, hậu chẩm, hổ phục, rồng châu, minh đường, thủy tụ, tạo ra được cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ. Nhưng giá trị nghệ thuật cao nhất của lăng này là ở phẩm trang trí nội thất cung Thiên Định, công trình kiến trúc chính của lăng…” ( Biet Het, http://www.biethet.com/tin/lang-khai-dinhmot-nen-kien-truc-doc-dao-cua-tthue_tin11959.html)

“So với 6 khu lăng của các vua nhà Nguyễn, lăng Khải Định là lăng sau cùng, và mặt bằng kiến trúc nhỏ hẹp nhất, nhưng đây lại là công trình đòi hỏi nhiều nhất về thời gian, công sức và tiền của.

Nếu lăng Gia Long xây dựng trong 6 năm (1814-1820) lăng Minh mạng trong trong 4 năm (1840-1843), lăng Tự Đức trong 3 năm (1864-1867) thì công việc kiến trúc của lăng Khải Định kéo dài đến 11 năm (1920-1931).

Dưới thời Khải Định (1916-1925), chủ quyền Việt Nam đã lọt hẳn vào tay thực dân Pháp và văn hoá nghệ thuật phương Tây đang thâm nhập mạnh vào nước ta. Cho nên,ở lăng Khải Định, một số yấu tố hiện đại (éléments modernes) đã chen lấn vào dòng nghệ thuật kiến trúc cổ truyền của dân tộc.

Thoạt nhìn, lăng Khải Định giống như một toà lâu đài ở châu Âu, vì được xây dựng bằng bê tông trên một sườn núi. Các vật liệu truyền thống của bản địa như gỗ, đá, gạch, vôi ở đây chỉ là một số lượng không đáng kể. Những cánh cửa sắt, gạch ca rô ngói ác-đoa, cột thu lôi (paratonnerre), hệ thống đèn điện những tháp nhọn stoupa cũng là những thứ ngoại lại. Sự loại bỏ màu xanh của lá cây cổ thụ, sự vắng bóng của mặt nước ao hồ và bể cạn trong lăng, làm cho tổng thể kiến trúc từ bậc cấp thứ nhất đến bậc cấp thứ 127 thiếu đi vẻ êm dịu, tưới mát. những con rồng to lớn, kệch cỡm tạo nên các thành bậc thềm của 5 tầng sân càng tăng vẻ mặt nặng nề cứng cỏi của toàn bộ công trình kiến trúc hình khối bằng bê tông.

Tuy nhiên, tất cả núi đôi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh lăng đều đã được dùng làm các yếu tố phong thủy địa lý: tiền án, hậu chẩm, hổ phục, rồng châu, minh đường, thủy tụ, tạo ra được cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ. Nhưng giá trị nghệ thuật cao nhất của lăng này là ở phẩm trang trí nội thất cung Thiên Định, công trình kiến trúc chính của lăng.

Về mặt hội hoạ, ở các mặt tường và trần của Tả, Hữu trực phòng, các nghệ nhân xưa đã dùng màu xanh sầm vẽ lên xi măng để giả đá cẩm thạch trông giống như thật. Những bức hoạ long vân với diện tích hàng chục mét vuông trên trần 3 phòng giữa của cung Thiên Định đang được các hoạ sĩ Việt Nam hiện đại công nhận là những bức hoạ hoành tráng có giá trị mỹ thuật cao nhất của nền hội hoạ nước ta.

Về nghệ thuật ghép mảnh lên tường, những “”bàn tay vàng” của các ngệ nhân đầu thế kỷ XX đã dùng hàng vạn mẫu sành sứ thủy tinh đủ màu để đắp nổi thành hàng ngàn hình ảnh cung đình và dân gian sinh động, sống sít, vui mắt: các bộ tranh tứ thời, ngũ phúc, bát bửu, bộ khay trà, mâm ngủ quả, ngọn đèn dầu hoả, những chiếc đồng hồ, mấy cái mè đay, v..v.Mọi hình ảnh tuy được kết cấu bằng những vật liệu cứng, nhưng nhờ sự tạo hình khéo léo, nên trông vẫn trang nhã, mượt mà, óng ả, long lanh.

Bằng những đường cong uốn lượn mềm mại của chiếc bửu tán che trên ngự toạ, các nghệ nhân bậc thầy thời ấy đã tạo ra được cho người xem cái ảo giác nó rất nhẹ nhàng, có thể lay động trước một cơn gió thoảng. Ở một số panô thể hiện cây cối hoa lá, khách tham quan có cảm tưởng như đang thấy gió thổi tre nghiêng, mưa rơi liễu rũ…Trong một số hộc khác, các thú vật như đang chạy nhảy trên núi đồi, đồng cỏ, những đôi chim như đang bay lượn, vùng vẫy giữa không gian.

Ngoài những chữ “”phúc” ở đây còn tang trí hàng trăm chữ “thọ” và “vạn thọ” được cách điệu hoá bằng cả chục hình thức khác nhau: hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình thuẫn, hình cái lư, hình lồng đèn…Thọ nghĩa là sống lâu, sống mãi, nói lên quan niệm “sống gửi thác về” của các vua nhà Nguyễn.

Triều đình đã đưa tất cả các thợ thủ công có tay nghề cao nhất trong “Nê ngoã tượng cuộc” lên dạy làm việc dài hạn. Trong số đó có một nghệ nhân nổi tiếng nhất về tài trang trí bằng cách vẽ những bức hoạ long vân trên trần và đáp nổi cảnh vật lên tường, là cụ Phan Văn Tánh, về sau được tặng hàm bát phẩm.

Trong lăng Khải Định, hiện nay có hai pho tượng bằng đồng tạc hình nhà vua với tỉ lệ 1/1: một pho tượng ngồi trên ngai vàng và một pho tượng đứng. Sự có mặt của tượng vua trong lăng là một điều đặc biệt so với các lăng khác.

Pho tuợng ngồi ttrên ngai vàng được thực hiện ở Paris vào năm 1920, do hai người Pháp là P.Ducuing tạc tượng và F.Barbedienne đúc tượng. Trong lòng tượng rỗng nên không nặng lắm, sau khi chở về đến Huế mới mạ vàng bên ngoài.

Còn pho tượng đứng thì ngay tại Huế do một người lính thợ, quê ở Quảng Nam thực hiện. Làm xong, ông cũng được tặng hàm bát phẩm. Tượng này nguyên đặt trong ngôi nhà bát giác xinh xắn mang tên là Trung Lập Đình ở trong sân trước của cung An Định. Vào năm 1960, trong hoàn cảnh chính trị và xã hội thay đổi, pho tượng được đua lên đặt tại Bi đình ở lăng Khải Định. Kể từ năm 1975, nó bị dẹp vào cất trong một phòng kín tại lăng.

Để thực hiện các công trình kiến trúc và trang trí tốn kém ở lăng Khải Định, nhà nước bấy giờ đã tăng thuế điền trên toàn quốc lên 30%. Kinh phí lớn nhất là phải mua vật liệu từ nước ngoài. Sắt Xi măng, ngoái á đoa phải mua từ Pháp. Sành ngang chở từ Hà Đông vào, nhưng sành kiểu, sứ tốt, vỏ chai, thủy tinh phải nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản…Theo họ, lăng tẩm không phải chỉ là chỗ chôn người chết, mà còn là nơi họ tiếp tục sống muôn thuở ở thế giới bên kia. Sau lưng ngai vàng vua Khải Định ngồi, còn có mô hình mặt trời đang lặn. Vua cao cả như mặt trời. Mặt trời lặn biểu thị nhà vua băng hà. Với óc thông minh sáng tạo, người thợ thủ công Việt Nam thời Khải Định đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền mỹ thuật của đất nước đương thời với nghệ thuật phù điêu bằng sành sứ cực kỳ tinh xảo, vô cùng độc đáo và hết sức hấp dẫn.

Với tượng đồng bia đá, với cung Thiên Định giống như một viện bảo tàng, với ngoại cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ, lăng Khải Định là một tác phẩm mỹ thuật tổng hoà của nhiều dòng văn hoá, một điểm giao thoa giữa mỹ thuật kim cổ đông tây. Nó phản ánh rõ nét phong cách sống thích chưng diện của vua Khải Định lúc sinh thời và đánh dấu giai đoạn giao thời giữa hai nền văn hoá Á Âu của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ.

Trong quyển “L’art Vietnamien” (Mỹ thuật Việt Nam), L.Bezacier đã gọi mỹ thuật thời Khải Định là thời “tân cổ điển” trong lịch sử mỹ thuật nước ta.”

( Biet Het, http://www.biethet.com/tin/lang-khai-dinhmot-nen-kien-truc-doc-dao-cua-tthue_tin11959.html)

“Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng) là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế. Chuẩn bị xây

Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng.

Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Ở vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng – thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.

Xây dựng

Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng… Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.

So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích rất khiêm tốn hơn: 117 m × 48,5 m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu… để kiến thiết công trình.

Kiến trúc

Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng… tạo ra từ phong cách kiến trúc.

Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:

* Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ; * Trụ biểu dạng stoupa của Phật giáo; * Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu; * Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể…

Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông – Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định.

Cung Thiên Định

Cung này ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng, được xây dựng công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện… kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa… cũng được trang trí nơi đây. Công trình này gồm 5 phần liền nhau:

* Hai bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng; * Phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định; * Chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua ở trên và mộ phần phía dưới; * Trong cùng là khám thờ bài vị của vua.

Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920, do 2 người Pháp là P. Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua Khải Định. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30 m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị cái chết của vua.

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.”

( Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng_Kh%E1%BA%A3i_%C4%90%E1%BB%8Bnh)

Khai trương 5 Blog mới kể lại những ngày hưu trí đi du lịch khắp nơi, đi, thấy, hiểu, và vui hưởng cuộc đời. Mời các bạn viếng thăm:

Phải Chăng Không Thể Dời Bãi Đỗ Xe Trên Đất Di Tích Lăng Khải Định Sang Khu Ruộng Lúa Thuộc Làng Châu Chữ Sát Đó Là “Do Là Đất Nông Nghiệp Nên Thủ Tục Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Rất Khó Khăn” ?

ĐỂ BẢO VỆ CẢNH QUAN DI SẢN VĂN HÓA HUẾ CHO ĐỜI NẦY VÀ MUÔN ĐỜI SAU, NGÀY 27-7-2017 TÔI GỞI CHO TS PHAN THANH HẢI – GIÁM ĐỐC TTBTDT CỐ ĐÔ HUẾ MỘT LÁ THƯ ĐỀ NGHỊ ÔNG CHO CHUYỂN VIỆC XÂY DỰNG BÃI ĐỖ XE TRÊN KHU ĐẤT LƯU ĐỨC 5000m 2 THUỘC LĂNG KHẢI ĐỊNH – DI SẢN THẾ GIỚI, QUA KHU RUỘNG LÚA THUỘC LÀNG CHÂU CHỮ Ở BÊN CẠNH. TS PHAN THANH HẢI KHÔNG ĐỒNG TÌNH VÀ HỒI ĐÁP CHO TÔI MỘT THƯ GIẢI TRÌNH VỀ CHỦ TRƯƠNG CỦA TTBTDT CỐ ĐÔ HUẾ VỀ VIỆC XÂY DỰNG BÃI ĐỖ XE NÓI TRÊN. LÁ THƯ CỦA TÔI GỞI CHO TS PHAN THANH HẢI, TÔI ĐÃ CÔNG BỐ TRÊN FB CỦA TÔI VÀO NGÀY 28-8-2017. NAY TÔI XIN BÌNH LUẬN LÁ THƯ CỦA TS PHAN THANH HẢI GỞI CHO TÔI (XEM ẢNH 1A VÀ 1B Ở DƯỚI). ĐỂ TIỆN VIỆC BÌNH LUẬN TÔI CHÉP NGUYÊN VĂN LÁ THƯ, ĐÓNG KHUNG NHỮNG ĐOẠN CẦN BÌNH LUẬN VÀ TIẾP ĐÓ LÀ BÌNH LUẬN CỦA TÔI. RẤT MONG ĐƯỢC TÁC GIẢ LÁ THƯ VÀ BẠN ĐỌC CHẤP NHẬN CHO CÁCH BÌNH LUẬN THÔ THIỂN CỦA TÔI DƯỚI ĐÂY. CÁM ƠN. NĐX. .

Thư của TS Phan Thanh Hải gởi cho Nguyễn Đắc Xuân

Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 7 năm 2017

Kính gửi: Nhà nghiên cứu NGUYỄN ĐẮC XUÂN

1. Trước hết, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xin chân thành cám ơn Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã dành sự quan tâm gắn bó và đồng hành với nhiều công việc của Trung tâm trong thời gian qua cùng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và kỹ thuật của Trung tâm hoàn thành được nhiều công việc góp phần nâng tầm giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Cố đô Huế.

2.1 Vị trí xây dựng bãi đỗ xe:

– Dự án đầu tư xây dựng bãi đỗ xe phục vụ khách tham quan Lăng Vua Khải Định được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 1443/QĐ-UBND ngày 28/7/2015 trên cơ sở đề nghị Giám đốc Xây dựng Thừa Thiên Huế tại Tờ trình số 927/TTr-SXD ngày 17/7/2015, ý kiến thỏa thuận của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại văn bản số 4165/BVHTTDL-DSVH ngày 18/11/2014, ý kiến của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tại văn bản số 1730/SVHTTDL-DSVH ngày 25/9/2014, ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 1961/TTr-SKHĐT ngày 29/9/2014.

– Vị trí bãi đỗ xe nằm tại khu đất trống thuộc khu vực II khoanh vùng bảo vệ di tích Lăng Vua Khải Định có diện tích 4.975m 2, thuộc loại công trình dịch vụ góp phần phát huy giá trị di tích nên chủ đầu tư đã có văn bản xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và đã được Bộ thống nhất thỏa thuận tại văn bản trên.

– Kết quả nghiên cứu các tư liệu và hình ảnh lịch sử cho biết, khu vực này vốn là bãi tập kết vật liệu xây dựng lán trại công trường của lính, thợ, phu xây dựng lăng Vua Khải Định (thời kỳ 1920-1931). Hiện nay, tại khu vực này vẫn còn một chiếc giếng cổ – vốn là giếng được đào để cung cấp nước sinh hoạt cho lính, thợ ngày xưa. Dự án có nội dung bảo tồn và phát huy giá trị chiếc giếng cổ này.

NĐX. Xin hoan nghinh TT đã có chủ trương giữ lại cái giếng cổ. Nhưng xin hỏi, cái giếng nằm trên khu đất của di tích ngày xưa dùng làm nơi tập trung vật liệu xây dựng lăng Khải Định cũng là đất cổ của di tích, vì sao giữ giếng lại không giữ khu đất có cái giếng cổ? Đã giữ cái giếng cổ thì phải giữ khu đất có cái giếng cổ chứ? Đất của di tích thì TT mới có quyền quản lý. TT có quyền gì lấy đất của di tích xây bãi đỗ xe làm kinh tế cho TT?

2.3 Theo qui mô thiết kế được phê duyệt: (căn cứ kết quả điều tra, khảo sát tình hình thực tế và số liệu tổng hợp lượng khách tham quan từ năm 2011 đến 2014 kết hợp với dự báo tốc độ tăng trưởng đến năm 2025).

– Bãi xe phục vụ cùng lúc cho 31 xe ô tô (trong đó có: 12 xe 45 chỗ, 9 xe dưới 30 chỗ, 10 xe dưới 7 chỗ) và khoảng 30 xe máy, xe đạp cho cán bộ nhân viên và khách tham quan.

– Diện tích bố trí để trồng cây xanh thảm cỏ: 1240m 2, chiếm tỷ lệ 25% diện tích khu đất xây dựng bãi đỗ xe (chưa kể diện tích cây xanh được giữ lại tại khu vực vành đai bảo vệ và khu vực ven theo khe Châu Ê).

NĐX. Với tính toán của TT “Bãi xe phục vụ cùng lúc cho 31 xe ô tô” cho đến năm 2025. Lăng Khải Định nếu không bị động đất chôn vùi thì cũng tồn tại ít nhất đến năm 2117. Sau năm 2025 đến năm 2117 lượng khách du lịch đến tham quan lăng Khải Định đông gấp đôi gấp ba lần so với năm 2025 thì lấy đất đâu mà mở rộng bến xe lớn hơn gấp hai gấp ba lần để phục vụ khách? Phải chăng tầm nhìn của TT chỉ giới hạn đến lúc các vị về hưu thôi sao? Cái tầm nhìn chỉ biết lợi ích cục bộ sẽ để lại hậu quả vô cùng khó khăn cho các thế hệ tương lai. Để hướng đến tương lai tốt đẹp tôi đã đề nghị chuyển nơi xây dựng bến xe qua các ruộng lúa làng Châu Ê ngay bên kia đường của khu đất xây dựng bến xe ngày nay. Nếu dời bãi đỗ xe qua khu ruộng lúa ấy thì trong tương lai mở rộng bãi đỗ xe mấy cũng được.

2.4 Ranh giới bãi đỗ xe giới tiếp giáp với khe Châu Ê được xây dựng một kè đá hộc để chắn đất nâng cao trình bãi đỗ xe và bảo vệ dòng kênh Châu Ê, vị trí kè chắn đất cách mép nước trung bình của khe Châu Ê bình quân từ 7 đến 10m.

NĐX.- Con khe Châu Ê chảy từ trái sang phải đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phong thủy lăng Khải Định. Con khe thiên nhiên nầy chảy ra sông Hương bao đời nay đẹp là nhờ phong cảnh hai bên bờ rất hài hòa của nó. Nay xây dựng bãi đỗ xe nhận con khe xuống tầng sâu trở thành một con kênh nhỏ thoát nước mà thôi. Công trình bãi đỗ xe phá hoại cảnh quan khe Châu Ê.

2.5 Đơn vị thi công đã có bản vẽ phối cảnh công trình bãi đỗ xe, được dựng tại khu vực phía trước tiếp giáp với tuyến đường hiện có. Tuy nhiên, vị trí này hơi khuất tầm nhìn nên Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ cho thay đổi ví trí để đảm bảo thuận lợi hơn và an toàn cho các phương tiện giao thông.

NĐX.– Đúng là khi đi khảo sát thực tế công trường xây dựng bãi đỗ xe lăng Khải Định tôi không thấy “Bản vẽ phối cảnh công trình bãi đỗ xe”. Được TT nhắc tôi, tôi lên xem lại thì thấy quả là tôi đã không thấy bản vẽ ấy. Đó là một thiếu sót và xin cám ơn TT. Tuy nhiên nhờ đó mà tôi lại phát hiện được một điều lạ: Tấm pa-nô chỉ vẽ phối cảnh công trình bãi đỗ xe với chú thích 6 hạng mục chính ngoài ra không hề có một chữ nào cho biết địa điểm, ai là chủ đầu tư, ai tư vấn thiết kế, ai tư vấn giám sát, ai tư vấn quản lý dự án, đơn vị nào thi công, thời gian xây dựng công trình. Đây là một sự vi phạm trong quy chế xây dựng một công trình mới. Như có báo đã hỏi: “Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế có phải đang cố tình né tránh báo chí, dư luận và không cho mọi người tìm hiểu việc xây dựng ở đây?”Đề nghị TT giải thích về sự vi phạm nầy!

H.1 Bản vẽ phối cảnh công trình bãi đỗ xe trước mặt lăng Khải Định chỉ có chú thích 6 hạng mục chính ngoài ra không hề có một chữ nào cho biết địa điểm, ai là chủ đầu tư, ai tư vấn thiết kế, ai tư vấn giám sát, ai tư vấn quản lý dự án, đơn vị nào thi công, thời gian xây dựng công trình.

H.2 Bản vẽ dự án xây dựng bãi đỗ xe ở lăng Tự Đức có ghi rõ Địa điểm: Phường Thủy Xuân, Thành phố Huế. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Chuỗi Giá Trị. Diện tích đất: 16.866 chúng tôi quyết định số 745/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND tỉnh TT-Huế. Công văn số 1366/BVHTTDL-DSVH ngày 09/4/2015 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

2.6 Theo ý kiến đề xuất của Nhà nghiên cứu chọn ví trí bãi đỗ xe tại khu vực trồng lúa: do là đất nông nghiệp nên thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rất khó khăn và theo ý kiến của Sở Xây dựng góp ý cho dự án này thì vị trí xây dựng bãi đỗ xe hiện tại là phù hợp và đảm bảo an toàn giao thông nhất trong khu vực.

NĐX.– TT không đồng ý “vị trí bãi đỗ xe tại khu vực trồng lúa” của tôi vì “do là đất nông nghiệp nên thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rất khó khăn“. Xin hỏi TT đã đi xin chưa mà biết rất khó khăn? Hằng ngày TT đi về trên đoạn đường từ rừng thông Thiên An lên lăng Khải Định trước đây có thuộc thổ cư đâu thế mà hàng chục biệt phủ, công trình nhà ở của tư nhân đang mọc lên như nấm. Tư nhân lo cho họ chắc cũng khó khăn mà họ làm được. Còn TT thực hiện một công trình phục vụ cho sự nghiệp công (Di sản thế giới) hàng trăm năm mà lo không được sao?

Tôi đã nghiên cứu kỹ bãi ruộng của làng Châu Chữ thuộc Thị xã Hương Thủy quê hương của tôi, rồi tôi mới đề nghị TT chuyển địa điểm xây dựng bãi đỗ xe qua đó. Bãi đỗ xe kèm theo nhiều dịch vụ như nghỉ ngơi, ăn uống, giải khát, mua bán hàng lưu niệm, hoa quả, sẽ giúp cho dân Châu Chữ của Thị xã Hương Thủy có thêm công ăn việc làm, giúp làng Châu Chữ phát triển theo hướng đô thị hóa, dân chúng được nhờ mà Thị xã Hương Thủy lại có thêm một nguồn thu thuế nữa quý biết bao! Có cái ông Chủ tịch Thị xã nào lại đi làm khó dễ phức tạp TT trong việc dành một bãi ruộng để biến thành một điểm kinh doanh mang tính đô thị bên cạnh một di sản thế giới. Nếu TT muốn tôi sẽ chống gậy theo TT về Thị xã Hương Thủy quê tôi đảnh lễ lãnh đạo Thị xã giải quyết ngay những khó khăn của TT, OK?

3. Trong quá trình triển khai dự án xây dựng bãi đỗ xe lăng Vua Khải Định, Trung tâm đã chỉ đạo đơn vị thi công và bố trí lực lượng giám sát thường xuyên theo dõi để đảm bảo hạn chế tối đa các ảnh hưởng bất lợi cho du khách và môi trường cảnh quan khu vực, đảm bảo không tác động đến khe Châu Ê và các yếu tố phong thủy của khu lăng.

Trung tâm xin phúc đáp các ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và một lần nữa xin cám ơn sự quan tâm đầy trách nhiệm của nhà nghiên cứu và luôn mong muốn được tiếp tục tiếp thu ý kiến của nhà nghiên cứu nói riêng và của cộng đồng nói chung với tinh thân luôn gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của quần thể di tích Cố đô Huế một cách bền vững và hiệu quả.

Giám đốc TTBTDT Cố đô Huế

Phan Thanh Hải

Ký tên và đóng dấu

Tôi chờ ý kiến của TS Phan Thanh Hải – GĐ TTBTDT Cố đô Huế, các ngành chức năng văn hóa xã hội ở TTH và các nhà văn hóa, bạn đọc gần xa. Kính chào tất cả.

Huế, ngày cuối tháng 8 – 2017

Nguyễn Đắc Xuân

H.3 Bản sao thư của TS Phan Thanh Hải gửi NNC Nguyễn Đắc Xuân ngày 28.7.2017

35 Mẫu Tượng Phật Di Lặc Đẹp Bằng Bột Đá Giá Tốt Nhất Tại Kho

NHẬN GIAO HÀNG TOÀN QUỐC – MIỄN SHIP TẠI chúng tôi Trước tiên mời quý vị và các bạn xem trọn bộ các mẫu tượng Di Lặc đẹp bằng đá tại kho Lộc Phát

Mẫu Tượng Phật Di Lặc Đẹp Nhất

1. Tượng Phật Di Lặc như ý bằng bột đá trắng

Miễn Phí Vận Chuyển Tại HCM

2. Tượng Phật Di Lặc như ý bằng bột đá vàng hổ phách

3. Tượng Phật Di Lặc như ý bằng bột đá xanh ngọc

Tượng Phật Di lặc Thạch Anh Ngồi Đứng Đẹp

16 inch – Giá 9.900.000 VNĐ (40 x 36 x 28cm)

19 inch – Giá 11.500.000 VNĐ

4. Tượng Phật Di Lặc ngồi bằng bột đá thạch anh trắng

5. Tượng Phật Di Lặc ngồi bằng bột đá thạch ngọc xanh trong suốt

6. Tượng Phật Di Lặc ngồi bằng bột đá – xanh ngọc hoa 3D

7. Tượng Phật Di Lặc ngồi bằng bột đá trắng- lớn (12 – 36inch)

8. Tượng Phật Di Lặc ngồi bằng bột đá xanh – lớn (36inch)

9. Tượng Phật Di Lặc ngồi bằng bột đá vàng hổ phách – lớn (36inch)

10. Tượng Phật Di Lặc ngồi bằng bột đá thạch anh vàng – lớn (36inch)

36 inch – Ngang 90cm – Giá: 35.600.000 VNĐ

11. Tượng Phật Di Lặc bột đá màu vàng hổ phách kích thước nhỏ

12. Tượng Di Lặc bằng đá thạch anh vàng kích thước nhỏ

Ngoài ra còn rất nhiều mẫu tượng Phật Di Lặc đẹp được Lộc Phát cập nhật hằng ngày.

13. Tượng Phật Di Lặc Áo Đỏ Viền Vàng đẹp

Bạn đã biết về Đức Phật Di Lặc chưa ?

Hiện nay Phật Di Lặc sẽ là vị Phật thứ 5 tiếp sau Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện trên trái đất. Ngài hiện đang ở vị trí Bổ Xứ Bồ Tát đang trụ thế ở cung trời Đâu – Suất. Phật Di Lặc chính là vị Phật cuối cùng xuất hiện trên trái đất.

Ngày nay Phật Di Lặc không chỉ được thờ cúng tại Tây Tạng mà ngài còn được thờ cúng rộng rãi tại các nước châu Á. Trong rất nhiều truyền thuyết còn lưu lại thì Phật Di Lặc thường ngồi trên ngai vàng, 2 chân bắt chéo hoặc cũng có thể đặt xuống sàn. Điều này biểu đạt cho việc Phật Di Lặc sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sanh.

Ngày nay việc thờ cúng Phật Di Lặc trong chỉ trong giới tâm linh mà đối với phong thủy người ta cũng thường thờ hoặc trưng Phật Di Lặc để cầu mong niềm vui và phước lành sẽ tới.

Phật Di Lặc vốn được xem là vị Phật Cười. Trong rất nhiều tài liệu kinh Phật còn ghi lại rằng, niềm vui lớn nhất của ngài là hóa giải những nỗi buồn, lo âu thành nụ cười, niềm vui.

Vậy nên thỉnh Phật Di Lặc như thế nào?

Có nhiều người trước khi thỉnh Phật thì thường quan niệm rằng màu sắc hợp mệnh sẽ phù trợ cho việc làm ăn, buôn bán. Cũng có nhiều người lại nghĩ rằng việc thỉnh Phật về nhà trước tiên phải ngắm thật lâu Phật, nếu càng nhìn càng thấy thoải mái, muộn phiền bay mất thì nên thỉnh Phật về nhà.

Để thỉnh Phật nên chọn tượng có khuôn mặt tươi sáng, nụ cười phúc hậu, nước da hồng hào. Không nên lựa chọn tượng đã bị nứt hoặc bể. Trong phong thủy thường lựa chọn tượng Phật Di Lặc dưới chân có nhiều tiền vàng đại ý cho phú quý.

Chất liệu làm nên tượng cũng rất quan trọng. Đa số ngày nay mọi người thường có xu hướng lựa chọn tượng bằng chất liệu bột đá, lưu ly, composite thay cho tượng sứ vì các chất liệu này khá bền bên cạnh đó lên màu sắc cũng rất tươi sáng.

Chọn ngày giờ thỉnh tượng Phật Di Lặc về nhà ?

Để thỉnh Phật về nhà trước tiên là quý khách chọn mẫu tượng Phật ở cửa hàng. Tiếp đó mang lên chùa nhờ các sư chú nguyện nhập thần và thỉnh thần nhập tượng. Hoặc nếu có điều kiện có thể mời sư, thầy về làm lễ tại nhà. Ngày nay có nhiều trang mạng có chỉ về cách tự nạp cốt cho tượng Phật. Tuy nhiên để tránh sai sót và không nắm rõ các bước thực hiện thì nên mời sư – thầy để việc thỉnh thần diễn ra suôn sẻ nhất.

Tiếp đó bạn nên nhờ sư chọn ngày – giờ hợp với vận mệnh của mình để thỉnh thần an vị về nhà cho đẹp ngày. Khi làm lễ an vị Phật nên chọn hướng đông vì đây là hướng mặt trời mọc được coi là hướng Đức Phật lựa chọn để thiền định giác ngộ

Tượng Phật Di Lặc nên đặt ở đâu trong nhà ?

Nếu trưng tượng Phật thì nên chọn phòng khách, hướng quay ra ngoài cửa chính. Hoặc đa số mọi người thường lựa chọn bàn thờ thần tài làm nơi trưng tượng Phật Di Lặc vừa mục đích thờ Phật vừa mong muốn Phật sẽ cai quản các vị thần thánh trong nhà.

Nếu chọn đặt tượng theo hướng Tây Bắc thì thuộc cung quý nhân sẽ được phù trợ, còn đặt tượng theo hướng đông nam sẽ là cung thiên lộc. Nếu hướng tây bắc nhà bạn chỉ ngay vào nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng ngủ thì tránh đặt tượng Phật theo hướng này vì đây là sự bất kính. Nên chọn hướng đông nam hoặc hướng có các cung tốt trong nhà.

Lưu ý rằng, khác với tượng thần tài thổ địa đặt ở dưới đất thì tượng Phật Di Lặc luôn phải đặt trên cao. Tượng phải đặt cách mặt đất ít nhất 1m, đặt hướng đối diện cửa chính sẽ tăng thêm thiện cảm của khách tới thăm nhà.

Nếu đặt ngài trên bàn học, bàn làm việc thì giúp giải tỏa căng thẳng, phù trợ cho đường công danh, sự nghiệp, học hành đỗ đạt.

Đặt ngài trên xe ô tô giúp cho tài xế hoặc những người thường xuyên lái xe giải tỏa căng thẳng, tập trung, minh mẫn, tránh được mệt mỏi, áp lực.

Hoặc có nhiều gia đình thường trưng ngài trên các tủ kính trang trọng ở phòng khách. Sau một ngày làm việc mệt mỏi chỉ cần nhìn thấy ngài có thể giải tỏa mọi u sầu, mệt mỏi. Các thành viên trong gia đình luôn được an lạc, bình an, hòa thuận.

Đôi điều về Phật Di Lặc có thể bạn chưa biết ?

Tượng Phật Di Lặc chơi cùng trẻ nhỏ, con nít với đại ý mang lại sự sung túc, cháu con đầy nhà, hạnh phúc tràn đầy

Tượng Di lặc kết hợp với tiền vàng, thỏi vàng, bao tiền, gậy như ý có ngụ ý mang lại tiền tài, may mắn và quyền lực

Phật Di Lặc đi kèm với bình hồ lô, đào tiên có ngụ ý trường thọ vĩnh cửu. Nếu tượng Phật Di Lặc kết hợp với cành tùng thì có ngụ ý xua đuổi tà ma, yêu quái…

Tượng Di Lặc ngồi chống chân, hoặc bắt chéo chân đại ý cho việc ngài sẵn sàng đứng dậy giáo hóa chúng sanh, cảm thụ lòng người.

Những lưu ý khi thờ cúng Phật Di Lặc

Phật Di Lặc khác với thần tài thổ địa. Chính bởi vậy trong cách cúng hoặc lễ khấn thông thường đối với thần tài sẽ cầu mong may mắn tài lộc. Nhưng vì Di Lặc là Đức Phật nên trước mặt Phật không nên cầu tiền tài danh vọng.

Đối với thần tài thổ địa có thể cúng mặn, tuy nhiên đối với Phật Di Lặc bạn chỉ có thể cúng chay.

Phật Di Lặc có bụng bự nhìn khá giống ông địa nên nhiều người thường hay nhầm lẫn mà đưa Phật vào góc nhà thờ cúng. Tuy nhiên điều này tuyệt đối cấm kỵ vì Di Lặc là vị Phật phải chọn nơi trang trọng, uy nghiêm thể thờ cúng

Không để Phật trong các nơi riêng tư, phòng ngủ. Vì bạn rất dễ gặp phải mộng mị, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không nên đặt tượng hướng về phía nhà về sinh, phòng bếp vì đây là khu vực thiếu trang nghiêm.

Không nên đặt tượng ở dưới chân cầu thang – nơi có nhiều người đi lại phía trên

Đặc biệt không được để Phật trong két sắt, tủ tiền…vì làm như vậy là thiếu tôn trọng Phật dễ khiến Phật không hài lòng

10 Món Ăn Phải Có Trong Ngày Tết Miền Trung

Bánh tét, dưa món, thịt bò kho mật mía là những món không thể thiếu trong ngày Tết miền Trung.

Bánh Tét

Bánh tét là là loại bánh gần giống bánh chưng nhưng lại có dạng trụ giống giò. Bánh tét được gói bằng lá chuối thay vì lá chúng tôi ăn bánh được cắt bằng dây lạt thành khoanh tròn, có thể ăn ngay hoặc rán lên, và thường được ăn cùng dưa món. Đây là loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết ờ Miền Trung.

Dưa món

Dưa món được kết hợp từ nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu, su hào… muối chua. Là món ăn kèm cùng bánh chưng bánh tét… Bữa ăn ngày tết thường rất nhiều dầu mỡ mà ngán, ăn cùng dưa món là một lựa chọn tuyệt vời.

Bò kho mật mía

Bò kho mật mía có vị thơm, cay của gừng, quế, ớt và vị giòn, ngọt tự nhiên của bắp bò hòa quyện với vị đậm đà, thơm dịu của mật mía, mặn mặn, ngọt ngọt rất dễ ăn và ngon miệng,món Bò kho mật mía thường xuất hiện trên mâm cơm tiếp khách của người miền trung vào dịp Tết.

Thịt ngâm mắm

Có thể là thịt lợn hay thịt bò tùy thích, cách chế biến đơn giản sơ chế xong được ngâm vào nước mắm đường đã được pha nấu theo tỉ lệ nhất định, khi ăn thái lát và ăn cùng dưa món ngon tuyệt cú mèo

Tré

Tré là món rất thú vị để ăn ngày tết, bởi sự mộc mạc từ những nguyên liệu “rẻ tiền” như mui heo, tai heo, ba chỉ, bì…dùng để nhâm nhi nhắm rượu, ăn chơi rất phù hợp.

Xôi đỗ xanh

Xuất hiện trên mâm cơm cúng giao thừa, xôi đỗ xanh cũng với gà, chân giò… là những món không thể thiếu.

Miếng giò đỏ hồng hấp dẫn, dai giòn tự nhiên, thơm thơm mùi thịt bò điểm chút cay của tiêu đen, khi ăn kèm với chút rau thơm và miếng tỏi Lý Sơn.

Gà luộc lá chanh

Gà luộc là món tất yếu, không chỉ miền trung mà miền nào cũng có.

Nem chua (Thanh Hóa, Bình Định, Khánh Hòa)

Nem chua đi kèm chả lụa, bên mâm cơm ngày tết là những cục nem hồng hào hấp dẫn bọc qua lớp lá ổi được gói bên ngoài bởi lá chuối. Nem miền trung mịn màng, hương vị dịu nhẹ, ăn kèm tép tỏi cho tăng hương vị.

Bánh thuẫn

Bánh thuẫn được làm từ bột (bột bình tinh, bột năng…) pha với trứng, nướng trên than bằng một khuôn đặc biệt dành riêng cho bánh thuẫn. Khi bánh chín tỏa một mùi thơm rất quyến rũ, miếng bánh nở vàng, hấp dẫn thường có ở Bình Định, Quy Nhơn…

Cập nhật thông tin chi tiết về Con Đường Di Sản Miền Trung (35): Lăng Khải Định trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!