Xu Hướng 4/2023 # Cô Giáo 63 Tuổi Xét Tuyển Đại Học Văn Hiến: Học Tập Là Suốt Đời, Trễ Còn Hơn Không # Top 4 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Cô Giáo 63 Tuổi Xét Tuyển Đại Học Văn Hiến: Học Tập Là Suốt Đời, Trễ Còn Hơn Không # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Cô Giáo 63 Tuổi Xét Tuyển Đại Học Văn Hiến: Học Tập Là Suốt Đời, Trễ Còn Hơn Không được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vừa qua Trường Đại học Văn Hiến (Thuộc hệ thống giáo dục HEDU) đã tiếp đón 1 sinh viên đặc biệt, đó là cô Đào Thị Thư, 63 tuổi, cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh đến nộp hồ sơ xét tuyển vào vào ngành Piano và tiếng Pháp bậc đại học.

Nói về thí sinh đặc biệt này, thầy Huỳnh Hoàng Cư – Trưởng Khoa Nghệ thuật Trường đại học Văn Hiến – cho biết, người lớn tuổi học nghệ thuật nhiều nhưng đó là các khóa ngắn hạn. Đây là lần đầu tiên có một học viên lớn tuổi như vậy đăng ký học đại học chính quy. Thầy còn chia sẻ thêm: ” Khi lớn tuổi, học nghành gì cũng sẽ khó khăn hơn so với lúc trẻ. Với nghệ thuật, các ngón tay và phản xạ không còn nhanh nhạy nhưng nếu có đam mê và cố gắng, tôi nghĩ ai cũng có thể học được. Nếu có đam mê, chúng ta có thể vượt qua trở ngại tuổi tác. Học sớm sẽ dễ dàng hơn nhưng muộn vẫn hơn không!”

Do điểm khác biệt về đào tạo thời kỳ trước giải phóng, Ban lãnh đạo trường ĐH Văn Hiến sẽ xem xét đặc cách cho thí sinh đặc biệt này, ngoài ra, theo chính sách “Học tập suốt đời” cô Thư sẽ được miễn phí 100% học phí suốt khóa học. Đây cũng tấm gương cho giới trẻ về nghị lực, đam mê học tập, vượt qua khó khăn, nỗ lực hiện thực hóa giấc mơ kiến thức.

Kỳ tuyển sinh năm 2019, Trường đại học Văn Hiến công bố chương trình “Học tập suốt đời ở bậc đại học”. Theo đó, các thí sinh từ độ tuổi từ 22 trở lên sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi từ 20% đến 100% học phí. Với độ tuổi càng lớn thì mức ưu đãi càng cao. Thí sinh từ 61 tuổi trở lên được miễn 100% học phí. Ngoài chính sách trên, trường Đại học Văn Hiến cũng có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt cho người học để hỗ trợ những người vì lý do nào đó chưa thể học hoặc học dở dang đại học, giúp họ thực hiện ước mơ học tập của mình.

Thông tin về các chính sách hỗ trợ người học của trường Đại học Văn Hiến năm 2019: https://tuyensinh.vhu.edu.vn/vi/thong-tin-tuyen-sinh-xet-tuyen/truong-dh-van-hien-ap-dung-nhieu-chuong-trinh-uu-dai-dac-biet-cho-nguoi-hoc

Tuyển Sinh Văn Bằng 2 Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội

Đất nước ta đang trong quá trình đô thị hóa – hiện đại hóa. Để làm được điều đó cần xây dựng 1 hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Ngành xây dựng đang cần 1 lượng lớn nhu cầu về nhân lực am hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh tế, xây dựng, kiến trúc cho tới hệ thống quản lý. Do đó trường Đại học xây dựng hà nội liên tục tuyển sinh các lớp xây dựng nhằm đào tạo đội ngũ vững mạnh trong công tác xây dựng và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng trên địa bàn cả nước

Năm 2016 trường Đại học xây dựng tiếp tục tuyển sinh theo hình thức xét hồ sơ (thí sinh không phải thi tuyển) hệ đại học văn bằng 2 ngành xây dựng:

Văn bằng 2 xây dựng công trình

Văn bằng 2 xây dựng dân dụng và công nghiệp

Văn bằng 2 kinh tế xây dựng

Các cán bộ, nhân viên và các thanh niên trên địa bàn thủ đô và các địa phương lân cận đang công tác tại các đơn vị có nhu cầu học tập, đã tốt nghiệp Đại học chính quy của tất cả các ngành nêu trên, kể cả các ngành thuộc khối kinh tế

Bắt buộc phải có 1 văn bằng là hệ Đại học chính quy hoặc tại chức từ xa

Tuyển sinh theo hình thức xét tuyển (không phải thi) đối với tất cả các ngành, kể cả khối kinh tế

Các thí sinh thuộc đối tượng tuyển sinh có đủ sức khỏe, tự tin vào năng lực và khả năng của mình hãy đăng ký ngay khóa học văn bằng 2 đại học xây dựng ngành xây dựng công trình

Đợt 1: tháng 5/2016

Đợt 2: tháng 7/2016

Đợt 3: tháng 9/2016

Đợt 4: tháng 11 – 12/2016

Lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Hình thành, xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình có quy mô từ nhỏ đến vừa cũng như tham gia trong các dự án lớn

Khảo sát và thiết kế xây dựng công trình: thực hiện các khảo sát, thiết kế kỹ thuật – thi công các công trình xây dựng

Kiểm định và cải tạo: Khảo sát, phân tích, kiểm định, đánh giá và thiết kế xây dựng công trình

Thi công công trình: Tổ chức thực hiện thi công các công trình

Ngành xây dựng công trình xây dựng có chuẩn đầu ra như sau:

Kiến thức về lý luận chính trị, đạo đức hành vi người học văn bằng 2 xây dựng

+ Sinh viên tốt nghiệp có hiểu biết đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

+ Chấp hành nghiêm túc pháp luật Nhà nước, quy định của cơ quan làm việc sau khi tốt nghiệp

+ Có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn và có khả năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng 1 cách logic và tích cực

+ Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp tốt

+ Có tinh thần yêu nước, yêu đồng bào, gắn bó và có tinh thần phục vụ cộng đồng tốt

+ Có tinh thần trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với cộng đồng

+ Có tính chủ động, tích cực, cầu tiến, sáng tạo trong công việc

+ Có tinh thần và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả cao, tính chuyên nghiệp cao

Khả năng về chuyên môn sau khi tốt nghiệp văn bằng 2 đại học xây dựng

Khả năng áp dụng các kiến thức toán học, các khoa học cơ bản cần thiết của một người kỹ sư

Khả năng phân tích lập dự án đầu tư xây dựng công trình với nhận thức đầy đủ về các tác động kinh tế môi trường và xã hội

Khả năng khảo sát, kiểm định, thiết kế, thi công xây dựng công trình

Nhận thức rõ về trách nhiệm, đạo đức chuyên môn nghề nghiệp xây dựng

Khả năng làm việc trong các nhóm đa ngành đồng thời với các kiến thức về quản lý, tổ chức công việc

Có nhận thức và khả năng tham gia vào việc học suốt đời để có thể làm việc hiệu quả trong bối cảnh những công nghệ mới liên tục xuất hiện

Có khả năng giao tiếp hiệu quả, bao gồm giao tiếp nói, viết và các dạng khác

Có kiến thức rộng để hiểu được tác động của các giải pháp kinh tế – kỹ thuật trong bối cảnh xã hội, kinh tế toàn cầu

Có hiểu biết về các vấn đề đương thời của đất nước, của khu vực và thế giới với tầm nhìn xa

Khả năng sử dụng những kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại cần thiết cho thực tiễn kỹ thuật

Sau khi tốt nghiệp hệ văn bằng 2 đại học xây dựng, người kỹ sư ngành xây dựng công trình có thể làm việc trong các doanh nghiệp thuộc công nghiệp xây dựng như các công ty tư vấn, các công ty xây lắp, các tổ chức quản lý đầu tư xây dựng, các cơ sở nghiên cứu và quản lý khoa học công nghệ xây dựng, các cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân trong lĩnh vực kỹ thuật công trình

Nếu bạn muốn nắm bắt những công nghệ kỹ thuật mới tiên tiến trên thế giới và Việt Nam, hay cả những nhận định tổng quát về thực trạng ngành xây dựng cũng như triển vọng phát triển của ngành, các công ty trong ngành và một số cơ hội đầu tư hãy đến với lớp học Văn bằng 2 xây dựng Đại học xây dựng để nâng cao kiến thức của mình

Đăng ký ngay để tham gia khóa học văn bằng 2 ngành xây dựng trường Đại học xây dựng

Ms Mai: 0979868620 Email: quynhmai@giaoducvietnam.edu.vn Skype: quynhmai.2812

Keywords: học văn bằng 2, văn bằng 2 du lịch, văn bằng 2 xây dựng

Trường Đại Học Cần Thơ Tuyển Sinh Năm 2022 Chính Thức

Trường Đại học Cần Thơ thông báo chỉ tiêu tuyển sinh hệ Đại học chính quy với các chuyên ngành đào tạo như sau:

Chương trình đào tạo đại trà Chương trình tiên tiến (CTTT) và chương trình chất lượng cao (CTCLC)

II. NỘI DUNG TUYỂN SINH

tuyển sinh trên cả nước.

Những thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hệ chính quy hoặc hệ giáo dục thường xuyên.

3. Phương thức tuyển sinh

– Xét tuyển từ kết quả của thí sinh tham dự Kỳ thi THPT Quốc gia tại những cụm thi do các trường đại học chủ trì tổ chức.

– không quy định môn thi chính (không nhân hệ số môn thi).

– ko sơ tuyển học bạ, hạnh kiểm.

– Chỉ xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.

– Tuyển thẳng: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

– Ưu tiên xét tuyển: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

– Điểm xét tuyển được xác định từ tổng điểm 3 môn thi do thí sinh lựa chọn từ các tổ hợp môn xét tuyển của ngành học, cộng cùng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực. Điểm xét tuyển tối thiểu bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và ko môn nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ một điểm trở xuống.

Đối với ngành Giáo dục thể chất : không tính 2 môn văn hóa, Trường ĐHCT sẽ tổ chức thi môn – Năng khiếu TDTT. Điều kiện xét tuyển:

– Sức khỏe và thể trạng: với sức khỏe tốt, không bị dị tật, dị hình;

– Chiều cao và cân nặng tối thiểu: đối với nam là 1,65m, 45kg; đối với nữ là 1,55m, 40kg.

– Điểm thi những môn văn hóa (Toán, Sinh): ko môn nào với kết quả từ 1 điểm trở xuống.

– Điểm thi môn Năng khiếu: cần đạt từ 5 điểm trở lên.

– Miễn thi môn Năng khiếu: Thí sinh đạt huy chương vàng của các giải hạng Nhất quốc gia tổ chức 1 lần trong năm và thí sinh được Ủy ban TDTT có quyết định công nhận là vận động viên cấp Kiện tướng quốc gia thì không phải thi môn năng khiếu và được ưu tiên xét tuyển vào học đại học ngành Giáo dục thể chất sau lúc đã thi 2 môn văn hóa (Toán, Sinh hoặc Toán, Hóa) theo kỳ thi THPT Quốc gia do trường đại học chủ trì tổ chức và ko có môn nào từ 1 điểm trở xuống. Những thí sinh đoạt giải các ngành thể dục thể thao, thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính tới ngày đăng ký ưu tiên xét tuyển vào trường.

– Xác định theo ngành học.

– Đối với ngành có nhiều chuyên ngành:

+ Sau lúc trúng tuyển ngành, khi làm thủ tục nhập học thí sinh sẽ đăng ký vào chuyên ngành cụ thể. Trường căn cứ nguyện vọng của thí sinh, điểm xét tuyển và chỉ tiêu để xét và xếp vào từng lớp chuyên ngành. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng một được ưu tiên xét tuyển vào chuyên ngành.

+ Tên ngành (tên tương ứng với mã số ngành) được ghi trên bằng tốt nghiệp; tên chuyên ngành được ghi trên bảng điểm của khóa học.

4. Chính sách ưu tiên

Đối tượng ưu tiên, khu vực tuyển sinh, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển : áp dụng theo “Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng ” và những hướng dẫn về công tác tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Học phí : thu theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế thu

Đối với những ngành đại học hệ chính quy đào tạo tại Khu Hòa An (Khoa phát triển nông thôn)

– Địa chỉ Khu Hòa An: 554 Quốc Lộ 61 hướng từ Cần Thơ tới tỉnh Hậu Giang, cách Cần Thơ khoảng 45km, thuộc ấp Hòa Đức, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

– Sinh viên học tại Khu Hòa An do Khoa phát triển nông thôn quản lý và là sinh viên hệ chính quy của Trường Đại học Cần Thơ. Vì vậy, chương trình học, giảng viên, học phí và bằng cấp hoàn toàn giống như sinh viên học tại Cần Thơ. lúc trúng tuyển các sinh viên này sẽ học năm thứ nhất tại Khu 2-Đại học Cần Thơ, các năm học còn lại sẽ chuyển về học tại khu Hòa An.

Nên Học Tiếng Ở Đại Học Ngoại Ngữ Đhqg Hn (Ulis) Hay Đại Học Hà Nội (Hanu)?

Những năm gần đây, ngoại ngữ đang là một trong những ngành học hot nhất tại Việt Nam. Nguyên do bởi ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta nên cơ hội việc làm vì thế mà tăng cao. Nếu thành thạo một trong những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn,… thì sinh viên ra trường chẳng lo thất nghiệp. Không chỉ vậy, sinh viên còn có thể đạt mức thu nhập đáng mơ ước, có cơ hội công tác tại nước ngoài.

Tại Việt Nam có hai ngôi trường được đánh giá là “ngang cơ” và được xếp vào top đầu trong việc đào tạo ngành ngôn ngữ. Đó chính là trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) và Đại học Hà Nội (HANU).

Điểm chuẩn đầu vào hàng năm của hai ngôi trường đều cao ngất ngưởng và đòi hỏi thí sinh phải có lực học tốt. Một số ngành hot như ngôn ngữ Anh, điểm trung bình các môn phải từ 8 điểm trở lên thì thí sinh mới chắc suất nhập học. Còn với những thí sinh may mắn đủ điểm, rất nhiều em không khỏi phân vân về việc: Nên chọn ULIS hay HANU thì tốt hơn?

Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội có địa chỉ tại số 2 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trường được thành lập vào năm 1955 và là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Như đã nêu ở trên ULIS là một trường đại học đầu ngành về đào tạo ngôn ngữ tại Việt Nam, ở nhiều cấp bậc khác nhau bao gồm Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Bên cạnh đó, trường còn có hai trường thành viên là Trung học Phổ thông Chuyên Ngoại ngữ và trường Trung học Cơ sở Ngoại ngữ.

Về cơ sở vật chất: Là ngôi trường đầu ngành, lại trực thuộc ĐHQG nên không lấy làm lạ khi ULIS có cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập cực kỳ hiện đại. Từ năm 2018, trường đã lắp điều hòa miễn phí cho tất cả các phòng học, ngoài ra trang bị đầy đủ máy chiếu để phục vụ công tác giảng dạy. Trong khuôn viên trường cũng được lắp wifi miễn phí.

Quan trọng nhất, nhà trường đầu tư các phòng máy đánh giá năng lực và phòng học chất lượng cao để phục vụ thi cử và giảng dạy. Các thiết bị dịch lưu động được bổ sung để ứng dụng vào các giờ học biên phiên dịch và các sự kiện của trường. Nếu muốn tìm kiếm tài liệu học tập thì thư viện của ULIS chính là điểm đến lý tưởng của sinh viên bởi chứa rất nhiều đầu sách.

Về học phí: Học phí của ULIS được tính theo số tín chỉ mà sinh viên đăng kí học. Đối với khoa Sư phạm, sinh viên được miễn học phí. Năm học 2019-2020, học phí là 265.000 đồng/tín chỉ. Tổng số tín chỉ trong bốn năm học là 134.

Với chương trình chất lượng cao, kinh phí đào tạo là 35 triệu đồng/năm. Tổng số tín chỉ bốn năm học là 152. Nếu có thành tích học tập tốt, sinh viên còn có thể nhận học bổng. Đối với hệ CLC, sinh viên có cơ hội nhận học bổng lên tới 20 triệu đồng/năm.

Các ngành đào tạo: Theo thông tin trên website chính thức, ULIS hiện đang có những khoa đào tạo sau ở bậc đại học: Khoa Sư phạm tiếng Anh, Khoa tiếng Anh, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Các nước nói tiếng Anh, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga.

Ngoài ra còn có các khoa: Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập, Khoa Đào tạo và Bồi dưỡng Ngoại ngữ, Bộ môn Tâm lý – Giáo dục học, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Nam Á.

Dù học sư phạm hay ngôn ngữ của một thứ tiếng nào đó thì trong hai năm học đầu tiên, các môn học của 2 ngành này đều hoàn toàn giống nhau. Kết thúc năm học thứ 2 sinh viên toàn trường bắt buộc phải tham gia kì thi Chuẩn đầu ra. Tất cả sinh viên phải đạt trình độ ngoại ngữ C1 theo khung tham chiếu châu Âu. Nếu không qua, sinh viên sẽ phải thi đến khi qua thì thôi. Nếu không đạt chuẩn đầu ra thì không được xét tốt nghiệp.

Từ năm thứ 3, sinh viên Sư phạm sẽ học phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, còn sinh viên Ngôn ngữ sẽ lựa chọn định hướng chuyên ngành để học gồm có: Phiên dịch, du lịch, kinh tế, quốc tế học (hoặc đất nước học), ngôn ngữ học ứng dụng, quản trị học… (tuỳ từng tiếng mà số lượng định hướng chuyên ngành có thể nhiều hoặc ít).

Sinh viên Sư phạm có thể đăng kí học các môn học của ngôn ngữ dưới hình thức môn học tự chọn tự do. Sinh viên ngôn ngữ muốn làm giáo viên thì phải đăng kí học một khoá nghiệp vụ sư phạm.

Tên tiếng Anh của trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội vốn là University of Languages and International Studies (ULIS – Đại học Ngôn ngữ và Nghiên cứu quốc tế). Cái tên này cũng phần nào phản ánh cách đào tạo có phần nghiêng về nghiên cứu và mang tính khoa học của trường. Chính vì vậy, rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đi theo con đường nghiên cứu ngôn ngữ.

Từng có một thời gian nhiều thí sinh cho rằng, ULIS chỉ thiên về đào tạo sư phạm. Tuy nhiên điều này là không đúng và có thể thấy thông qua chỉ tiêu tuyển sinh của trường những năm gần đây, khi mà chỉ tiêu khoa Ngôn ngữ luôn cao hơn khoa Sư phạm, thậm chí cao gấp đôi. Điều này cũng tương tự với năm học 2020-2021. Tuy nhiên không thể phủ định một điều, đó là chất lượng đào tạo Sư phạm của trường rất tốt.

Chị Hồng Vân (SN 1988) hiện đang là trợ lý giám đốc tại một tập đoàn lớn của Hàn Quốc có trụ sở tại Hà Nội. Vốn là một cựu sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, chị Vân cho biết: “Thời điểm mới ra trường, mình đi xin việc rất thuận lợi. Nhiều nơi chỉ cần nghe thấy là sinh viên Đại học Ngoại ngữ Quốc gia là họ “auto” (tự động) nhận và rất tin tưởng”.

Đại học Hà Nội – HANU

Đại học Hà Nội (HANU) có địa chỉ tại Km 9 Nguyễn Trãi, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. Giống như ULIS, HANU cũng là ngôi trường đầu ngành về đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam ở cả trình độ đại học và sau đại học, bao gồm Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Trường được thành lập vào năm 1959, tên ban đầu là trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, đến ngày 15/9/2006 mới đổi thành tên như hiện tại.

Về cơ sở vật chất: HANU có cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy xin sò không kém gì ULIS. Cụ thể trường có hệ thống 20 phòng máy dạy-học ngoại ngữ; phòng dạy dịch ca-bin chuyên nghiệp; phòng dạy-học từ xa đạt tiêu chuẩn châu Âu; hàng chục phòng học đa năng (multimedia).

Trường còn cung cấp mạng quản lý điện tử nội bộ với trên 500 máy tính văn phòng. Thư viện của trường có trên 50.000 đầu sách, 2.000 băng, đĩa CD, hơn 200 máy tính nối mạng (hoạt động 16/24 giờ/ngày). Ngoài ra, trường cũng có hệ thống mạng không dây công nghệ mới phủ sóng toàn khuôn viên. Nhà ăn sạch sẽ, rộng rãi cũng là một điểm cộng của HANU.

– Học phần các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: CSN = cơ sở ngành, CN= chuyên ngành, TT = thực tập, KLTN = khóa luận tốt nghiệp.

– Thời gian đào tạo trung bình của chương trình cử nhân là 8 học kỳ, riêng các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh là 9 học kỳ.

Để khuyến khích tinh thần học tập của sinh viên và hỗ trợ những bạn có hoàn cảnh khó khăn, HANU cũng trao tặng rất nhiều học bổng. Có 3 mức học bổng là: Học bổng loại khá – bằng mức học phí năm học của ngành học; Học bổng loại giỏi – bằng 110% mức học bổng loại khá; Học bổng loại xuất sắc – bằng 120% mức học bổng loại khá. Ngoài ra còn có chương trình miễn giảm, hỗ trợ học phí, chi phí học tập,…

Các ngành đào tạo: Về các ngành đào tạo, bạn có thể tham khảo thông tin ở bảng học phí bên trên. Giống như ULIS, HANU cũng là ngôi trường danh tiếng và có mối quan hệ hợp tác với rất nhiều trường đại học quốc tế. Được biết HANU có 13 chương trình đào tạo chính quy liên kết với nước ngoài, gồm toàn những đại học danh tiếng như Đại học La Trobe (Úc), Đại học OxfordBrookes (Anh),…

Với các ngành ngôn ngữ, các sinh viên sẽ được học khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở ngành, khối kiến thức theo nhóm ngành, khối kiến thức theo chuyên ngành. Trong quá trình học, sinh viên có cơ hội học trao đổi hoặc chuyển tiếp tại nước ngoài. Chẳng hạn với ngành Ngôn ngữ Trung chất lượng cao, trong thời gian học, sinh viên được đi học trao đổi 1 kỳ hoặc 1 năm tại các trường đối tác của Trường Đại học Hà Nội tại Trung Quốc và Đài Loan.

Ngành Ngôn Anh cũng có chương trình trao đổi tự túc (1 kỳ, 1 năm học), có hỗ trợ học phí, với Đại học Portland State University (Hoa Kỳ) và các trường đại học tại Italy. Các ngành ngôn ngữ khác cũng nhiều cơ hội đi học trao đổi tại nước ngoài.

Sinh viên để được tốt nghiệp phải thành thạo cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ được học, ngoài ra đạt trình độ Bậc 5 – bậc Cao cấp theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

Một điều gây ấn tượng nữa đó là HANU là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo chính quy 6 chương trình cử nhân chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đó là các ngành Quản trị kinh doanh, Du lịch, Quốc tế học, CNTT, Khoa học máy tính, Tài chính-ngân hàng, Kế toán dạy bằng tiếng Anh; ngành Khoa học máy tính dạy bằng tiếng Nhật v.v… Ngoài ra, Trường còn đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học cho người nước ngoài.

So sánh giữa ULIS và HANU

Để so sánh giữa ULIS và HANU thì nếu cách đào tạo của ULIS có phần nghiêng về nghiên cứu và mang tính khoa học thì tại HANU tính ứng dụng cao hơn. Sinh viên ra trường có thể thích ứng tốt với nhiều yêu cầu nghề nghiệp.

Cơ hội việc làm: Sinh viên HANU sau khi ra trường cũng có rất nhiều cơ hội việc làm, từ biên phiên dịch, giáo viên, cán bộ hợp tác quốc tế, hướng dẫn viên du lịch, trợ lý dự án đến phóng viên, biên tập viên báo chí, truyền hình, đài phát thanh, dạy ngoại ngữ, hợp tác quốc tế, du lịch, truyền thông,…

Chất lượng đào tạo của HANU vốn được khẳng định từ lâu, sinh viên tốt nghiệp đều có chuyên môn tốt nên nhìn chung chuyện tìm việc không mấy khó khăn.

Nhìn chung cả Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Hà Nội đều là những ngôi trường đầu ngành tại Việt Nam và có những thế mạnh riêng của mình. Ngoài ra, sinh viên của 2 trường đều vô cùng năng động, nhiệt huyết – bởi đây thường là phẩm chất của những người theo học ngoại ngữ, nghiên cứu về văn hóa của một đất nước khác.

Trong những năm sắp tới, cả ULIS và HANU có lẽ sẽ còn tiếp tục được đặt lên bàn cân để so tài cao thấp. Lựa chọn theo học trường nào là tùy theo định hướng và sở thích của các thí sinh. Tuy nhiên có một điều mà mọi thế hệ sinh viên cần phải nhớ: Đó là với người học ngôn ngữ, ngoài việc học trên lớp thì việc tự học, tinh thần học tập chăm chỉ là vô cùng quan trọng. Nếu bạn đỗ vào một ngôi trường danh tiếng mà lại chểnh mảng việc học tập, không tự rèn luyện kiến thức thì cũng khó lòng đạt thành tích tốt.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cô Giáo 63 Tuổi Xét Tuyển Đại Học Văn Hiến: Học Tập Là Suốt Đời, Trễ Còn Hơn Không trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!