Bạn đang xem bài viết Chùa Một Cột Ở Đâu? Thờ Ai? Kiến Trúc? Lịch Sử? Giờ Mở Cửa được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chùa Một Cột như một bức tranh thanh bình, giữa lòng người bộn bề nhiều lo toan. Ngôi chùa, nằm trong thành phố Hà Nội, cách Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh khoảng 500m. Chùa Một Cột có những tên gọi khác như chùa Mật, chùa Diên Hựu, chùa Liên Hoa Đài.Chùa Một Cột hay còn gọi là chùa Diên Hựu có tên tiếng anh là The One Pillar Pagoda. Hiện nằm ở phố Chùa 1 Cột, phường Đội Cấn, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội.
Trải qua đời các vị vua, chùa 1 Cột có mở rộng thêm phạm vi và được xây thêm cho đến 1954.
Năm 1954: Ngôi chùa bị tàn phá ( Trước khi rút khỏi Hà Nội, quân pháp cho cài mình nổ chùa Một Cột).
Năm 1955: Chùa Một Cột được trùng tu lại theo lối kiến trúc cũ, bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng ( dưới quản lý của Bộ Văn Hóa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa).
Bất kỳ ai cũng có lần thích thú với cảm giác tự bản thân trải nghiệm chuyến đi với chiếc xe máy hoặc ô tô, gợi ý đoạn đường cho bạn khi đến chùa Một Cột.
Từ vị trí của bạn, định vị trên google map, tiến thẳng đến thành phố Hà Nội, rồi theo gợi ý sau.
Bạn rẽ phải tại Saffron Bahraman Hà Nội vào Phố Nguyễn Thái Học ( Băng qua Điểm dừng xe buyt, bên phải, 40m).
Tiếp đến, bạn đi tiếp Hùng Vương đến điểm cần đến là chùa Một Cột ở phường Đội Cấn ( 1km).
Lưu ý: Kiểm tra hàng tranh trước khi lên đường, tìm hiểu rõ tuyến đường trước khi xuất phát để tránh các vấn đề không hay có thể đến. ( Kiểm tra xăng xe, giấy tờ, điện thoại, ví,…).
Nếu bạn muốn giảm sự cố khi đi đường, bạn có thể thuê xe ô tô hoặc đi xe bus công cộng. Bạn chỉ cần ngồi lên xe và đi đến nơi cần đến và không quá bận tâm nhiều thứ.
Lưu ý: Nếu bạn không muốn đến bến, bạn đang dừng ở trạm xe bus, bạn có thể nhìn theo biển hướng dẫn để đón đúng tuyến đi đến chùa Một Cột ( nhớ tự bảo quản hành lý cá nhân).
Chùa Một Cột có kết cấu bằng gỗ, bên trong đặt tượng Phật Bà Quan Âm. Kiến trúc ngôi chùa được chia ra làm 2 khu vực chính.Kết cấu nổi bật riêng của chùa 1 Cột.
Đài có dạng hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, có mái cong.
Đài liên Hoa được dựa trên cột đá cao 4m, có cột đá là hai khúc chồng lên nhau thành một khối thống nhất.
Tầng trên của cột là một hệ thống gỗ ngang dọc, có nhiệm vụ làm đòn đỡ cho ngôi đài ở trên.
Xung quanh ao hồ có lan can, chạm khắc hoa văn thời Lý.
Sau cổng Tam Quan, ngôi chùa là một quần thể có kết cấu hợp nhất giữa các khu vực, nổi bật là chùa Một Cột giữa ao sen.
Nghe truyền vào đời vua Lý Thái Tông, tuổi đã cao nhưng chưa có con trai nối dõi. Vào một đêm vua mơ thấy Đức Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, trên tay bế một bé trai, rồi trao cho nhà vua.
Để đến với chùa 1 Cột, bạn cần nắm khoảng thời gian sau:
Ngôi chùa mở cửa từ: 7h00 – 18:00 ( các ngày trong tuần).
Hình ảnh chùa Một Cột, không chỉ xuất hiện như một di tích có bề dày lịch sử được chiêm ngưỡng, được chạm vào mà còn ở khía cạnh tinh thần khác.
Một số lưu ý cần nắm khi đi lễ chùa Một Cột:
Trang phục đơn giản, gọn gàng, không thiếu vải.
Cử chỉ, ngôn hành đúng mực, tránh phạm lễ nghĩa.
Không được làm phiền, gây rối khi các sư đang thiền tọa.
Không vào, không chụp hình khu vực cấm.
Không buôn bán, trục lợi tại chùa.
Chú ý tuân thủ nguyên tắc, khi đến dâng lễ chùa khi được sư nhắc bảo.
Chùa Một Cột mãi mãi là biểu tượng lịch sử vĩnh hằng trong tâm trí hàng triệu con dân Việt. Ngôi chùa thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi năm khi đến Hà Nội.
Nhà Thờ Đức Bà “Một Kiệt Tác Kiến Trúc” Giữa Lòng Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà hay còn gọi là Cathédrale Notre-Dame de Saïgon. Đây là một công trình thiết kế kiến trúc gần 140 năm tuổi của Hồ Chí Minh. Điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, nhà thờ là biểu tượng độc đáo của Việt Nam.
1. Tại sao có tên là Nhà thờ Đức Bà?
Lúc đầu, nhà thờ Đức Bà có tên gọi là nhà thờ Nhà nước do Pháp xây dựng và quản lý. Vào năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên là người giữ nhiệm vụ cai quản Giáo xứ Sài Gòn lúc bấy giờ.
Ông đã đặt thợ tạc một bức Tượng Đức Mẹ hòa bình bằng đá cẩm thạch Carrara đến từ nước Ý. Vào ngày 15/2/1959, Tượng Đức Mẹ đã được đưa đến Sài Gòn và đặt trên bệ đá còn trống trước nhà thờ Đức Bà.
Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đã viết và đọc kinh cầu nguyện trước mặt rất nhiều người cho nước Việt Nam được hòa bình. Cụ thể câu đó được viết là “Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình”.
Sau Đại hội Thánh Mẫu toàn quốc, nhà thờ được gọi tên là Nhà thờ Đức Bà vào ngày 17/2/1959. Tòa thánh đã được làm lễ tôn phong Nhà thờ Đức Bà thành Vương cung thánh đường. Cũng từ đó, nhà thờ có tên gọi chính thức là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
Tên tiếng pháp khác của nhà thờ Đức Bà là Cathédrale Notre-Dame de Saigon. Cho đến hiện nay, nhà thờ Đức Bà trở thành nhà thờ chính tòa và là biểu tượng của Hồ Chí Minh.
2. Nhà thờ Đức Bà ở đâu?
Nhà thờ Đức Bà ở số 01 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây cũng có các địa danh nổi tiếng như Dinh độc lập, Bưu điện Thành Phố, Phố đi bộ,…
Thời gian làm lễ nhà thờ Đức Bà:
Từ thứ 2 đến thứ 7: Sáng 5h30 – Chiều 17h30
Chúa Nhật: gồm 7 thánh lễ vào lúc 5h30; 6h45; 8h00; 9h30 (english); 16h00; 17h30; 18h30
3. Thiết kế nhà thờ Đức Bà như thế nào?
Nếu bạn du lịch đến Sài Gòn, nhà thờ Đức Bà là nơi bạn không nên bỏ qua trong bản đồ hành trình khám phá Hồ Chí Minh.
Nhà thờ được thiết kế theo phong cách giống với thánh đường Basilica kết hợp tinh tế với nghệ thuật Gothic độc đáo. Qua bàn tay thiết kế chuyên nghiệp của kiến trúc sư J. Bourad đã vẽ nên công trình kiến trúc đẹp tráng lệ cho Sài Gòn. Thiết kế nhà thờ gồm gian lớn chính giữa, hậu cung có hình bán nguyệt, có 5 căn nhà nguyện nhỏ và hành lang trải dài 93 mét.
Nhà thờ Đức Bà được thiết kế với chiều dài 91 mét và rộng 35,5 mét. Thiết kế vòm mái cao 21 mét và tổng chiều cao tính luôn cả hai đỉnh tháp chuông là 57,6 mét.
Theo phong cách Roman, vật liệu được sử dụng chủ yếu là từ những viên đá thô sơ và ít họa tiết. Phía bên trong nhà thờ có lối thiết kế trần cao, cuốn vòm cung cùng những họa tiết, hoa văn Gothic nổi bật ấn tượng.
Khi bước chân vào bên trong nhà thờ Đức Bà, bạn sẽ cảm nhận được sự nguy nga và tráng lệ trong thiết kế nội thất hiện ra ngay trước mắt. Nhưng bên cạnh sự lộng lẫy ấy là sự trang nghiêm và bình yên trong tâm hồn.
Cách thiết kế hiệu ứng ánh sáng với gam màu cổ điển y như những gì bạn được xem từ tivi và phim ảnh. Mỗi chi tiết thiết kế nhỏ đã làm nên một công trình kiến trúc để đời cho Việt Nam.
4. Tháp chuông nhà thờ gồm mấy quả?
Hiện nay, tháp chuông nhà thờ lớn nhất Việt Nam đang thuộc về tháp chuông của nhà thờ Đức Bà. Đây được xem là bộ chuông cổ với 6 quả chuông đa dạng phối âm với nhau như:
Chuông sol – chuông nhất: nặng 8.7 tấn, đường kính 2,25 mét, cao 3,5 mét.
Chuông la: nặng 5,9 tấn – đường kính 1,9 mét.
Chuông si: nặng 4,1 tấn – đường kính 1,7 mét.
Chuông đô: nặng 4,3 tấn – đường kính 1,69 mét.
Chuông rê: nặng 2,1 tấn – đường kính 1,45m.
Chuông mi: nặng 1,6 tấn – đường kính 1,25 mét.
Hằng ngày, các vị linh mục nhà thờ cho rung vang một chuông mi hoặc rê vào rạng sáng 5 giờ và chiều 17 giờ 30. Những ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ Đức Bà cho rung vang cả 3 chuông. Đặc biệt vào đêm giáng sinh, tất cả 6 quả chuông của nhà thờ Đức Bà đều rung vang lên vang xa hơn 10km.
5. Sức chứa của nhà thờ Đức Bà là bao nhiêu?
6. Vật liệu xây dựng nhà thờ là gì?
Toàn bộ nguyên vật liệu xây dựng nên công trình nhà thờ Đức Bà đều được vận chuyển từ Pháp sang Việt Nam. Các nguyên vật liệu có thể kể đến như xi măng, sắt, thép, ốc vít,…
Cho đến nay, mặt ngoài của nhà thờ vẫn vẹn nguyên màu sắc tươi mới pha chút cổ điển và không bám bụi hay rêu. Chúng ta cần nâng cao ý thức gìn giữ những công trình kiến trúc độc đáo của Việt Nam. Đây là một biểu tượng đặc trưng cho Sài Gòn. Đồng thời nhà thờ Đức Bà còn là một trong những gương mặt thương hiệu của Việt Nam.
Nhà thờ Đức Bà là một công trình kiến trúc lâu đời và nổi tiếng của Sài Gòn. Đây đồng thời là chứng nhân cho lịch sử qua những năm kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt.
7. Công trình có trùng tu không?
Hiện nay nhà thờ Đức Bà đang được tu bổ và trùng tu một số hạng mục. Các kiến trúc truyền thống nguyên bản vẫn sẽ được giữ lại và tu bổ cho chắc chắn hơn. Hi vọng chúng ta sẽ lại được sớm chiêm ngưỡng tòa nhà trong một diện mạo mới vào năm 2025. Nhưng hiện tại, các bạn vẫn có thể chụp hình với nhà thờ từ bên ngoài.
Hãy chung tay bảo vệ và gìn giữ các kiệt tác nghệ thuật của Việt Nam. Đồng thời là một người văn minh khi đi du lịch đến các nơi trên thế giới. Cách chúng ta gìn giữ là cách chúng ta tôn trọng những giá trị của những công trình kiến trúc này. Nhà thờ Đức Bà cũng thế!
Gia Bảo Group chắc chắn là một người bạn đáng tin cậy của bạn. Cùng bạn dựng lên những công trình kiến trúc ghi dấu ấn lịch sử.
Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô, Một Kiệt Tác Kiến Trúc Của Orange County, California Sắp Khánh Thành
Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Ki-tô, nay đã hoàn tất và sắp khánh thành, sau bảy năm tân trang, sửa đổi, tốn $77 triệu. (Hình: Tâm An/Người Việt)
GARDEN GROVE, California (NV) – Vào ngày Thứ Tư, 17 Tháng Bảy tới đây, Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô (Christ Cathedral), thường gọi là Nhà Thờ Kiếng, tại thành phố Garden Grove, sẽ chính thức khánh thành, sau bảy năm chỉnh trang, chuyển đổi từ nhà thờ Tin Lành sang nhà thờ Công Giáo.
Trước đây, Nhà Thờ Kiếng thuộc giáo hội Tin Lành, dưới sự điều hành của Mục Sư Robert H. Schuller. Cuối năm 2011, nhà thờ Tin Lành tuyên bố phá sản, Giáo Hội Công Giáo Orange County quyết định mua lại nhà thờ này.
Khi mua lại, giáo hội giữ nguyên kiến trúc bên ngoài, chỉ thay đổi thiết kế bên trong của khu chính tòa cho phù hợp với nhà thờ Chúa Kitô. Dự án bắt đầu thiết kế năm 2015 và khởi công vào năm 2017, đến nay đã hoàn tất, với tổng chi phí lên đến $77 triệu.
Những điểm nổi bật và các con số đáng nể
Được ba kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế kỷ 20 thiết kế, gồm các ông Richard Neutra, Philip Johnson và Richard Meier, Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô quả là một công trình độc đáo không chỉ ở Orange County, mà còn trên khắp thế giới.
Các kỹ sư đã thiết kế tòa nhà theo cấu trúc hình học của viên pha lê, với hệ giàn không gian bằng thép nâng đỡ 11,000 tấm kiếng bao phủ toàn bộ tòa nhà. Nhìn từ xa, tòa nhà trông như một viên pha lê đổi màu tuyệt đẹp: Màu xanh biếc vào ban ngày và lấp lánh sắc màu vào ban đêm.
Các tấm hợp kim nhôm bốn cánh gắn lên trần nhà và thiết kế nội thất bên trong tạo nên một không gian rộng lớn, uy nghi và tráng lệ. (Hình: Tâm An/Người Việt)
Tòa nhà được xây dựng vào năm 1980 với chi phí $18 triệu. Cùng với việc xây dựng ngọn tháp chuông bằng thép cao 236 foot vào năm 1990, Nhà Thờ Kiếng đã trở thành công trình bằng kiếng lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Đáng chú ý là tòa nhà rất an toàn, có thể chịu được động đất tới 8 độ Richter.
Năm 2012, Giáo Hội Công Giáo Orange County mua lại tòa nhà này với chi phí $57.5 triệu và chi ra $77 triệu để sửa đổi thành nhà thờ Chúa Kitô.
Mặc dù chỉ thay đổi cấu trúc bên trong tòa nhà, nhưng dự án đã tiêu hao 100,000 giờ lao động của 110 đội công nhân xây dựng, thi công liên tục từ Tháng Sáu, 2017, đến Tháng Chín, 2018.
Bước vào bên trong tòa nhà, là một không gian rộng 46,000 foot vuông, lộng lẫy, uy nghi và tráng lệ. Trên trần nhà, 11,000 tấm panel hợp kim nhôm, có bốn cánh tự động đóng/mở từ 0 đến 45 độ, như cánh hoa vô cùng duyên dáng, che phủ khoảng 88,000 foot vuông kiếng và che đi hệ dàn thép khổng lồ. Dưới ánh sáng mặt trời, các tấm panel phản xạ, tạo ra những mảng màu sáng tối lấp lánh thật vi diệu. Theo các kỹ sư thiết kế, các tấm panel này không những tạo ra thẩm mỹ cho tòa nhà, mà còn giúp ngăn ngừa tia cực tím, che bớt ánh nắng mặt trời và giảm nhiệt bên trong.
Mọi thứ còn thơm tho mùi của nội thất mới, nền gạch lát mới, các hàng ghế gỗ sồi mới, trần nhà mới. Điểm nổi bật nhất, linh thiêng nhất trong không gian chính tòa là khu vực Bàn Thờ hoàn toàn bằng đá cẩm thạch.
Nói về điểm khác biệt nhất giữa nhà thờ Tin Lành và nhà thờ Công Giáo, Giám Mục Timothy Freyer, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, cho hay: “Nhà thờ Tin Lành thường tập trung vào việc thuyết giảng đạo, nên mọi sự chú ý đều hướng về phía người thuyết giáo (mục sư). Trước kia, ở vị trí trung tâm của khu chính tòa có một bức tường lớn, các mục sư đứng trên bục giảng cao tới 30 foot để thuyết giáo và được đưa lên truyền hình. Còn bên đạo Công Giáo, chúng tôi tập trung vào các nghi lễ thờ phượng, lấy bàn thờ làm trung tâm. Do đó chúng tôi đã tháo dỡ hết bức tường, thay vào đó là một Bàn Thờ lớn.”
Toàn cảnh khu vực Bàn Thờ, Ghế Giám Mục, Bục Giảng, tất cả làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối nhập cảng từ Ý. (Hình: Tâm An/Người Việt)
Bên cạnh bàn thờ, là một hàng ghế dài, trong đó có một chiếc ghế lớn nhất ở chính giữa, được gọi là “Bishop’s Chair” cũng làm bằng đá cẩm thạch.
Bên dưới bàn thờ có một hộp gỗ tuyết tùng, đựng các thánh tích từ những vị thánh và những người đã sống và chết vì đức tin của họ, trong đó có một người gốc Việt, St. Andrew Dũng-Lạc (1795-1839), được phong thánh năm 1988.
Vật liệu quý nhập từ Ý
Một điểm nhấn nữa là cánh cửa lớn có tên là “Bishop’s Doors” ở phía chính diện của tòa nhà. Cửa gồm hai cánh, kết cấu vững chãi, mỗi lần mở ra mất tới 45 giây, trên đó gắn một bức họa dài gần 20 foot, điêu khắc bằng đồng thau rất tinh tế, cầu kỳ.
“Bishop’s Doors là cánh cửa dành cho các vị giám mục đi qua. Bức họa trên đó có nội dung nói về Adam và Eve trong kinh Cựu Ước. Cánh cửa chỉ mở khi có dịp lễ trọng đại,” Giám Mục Timothy Freyer nói.
Bà Kim Porrazzo, phụ trách truyền thông của nhà thờ, giới thiệu: “Toàn bộ khu Bàn Thờ, bao gồm hàng ghế giám mục, bục giảng kinh thánh đều được làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối từ Verona, Ý, do Giám Mục Kevin Vann, giám mục Giáo Phận Orange, đích thân sang Ý để tuyển lựa. Kể cả khu giếng rửa tội hình bát giác, nằm ngay cửa phía Đông của tòa nhà, cũng làm bằng đá cẩm thạch quý hiếm.”
“Toàn bộ nền nhà, cũng được lát một loại gạch làm bằng một loại đá cẩm thạch, cũng từ Ý. Trước kia, số ghế ngồi là gần 2,736 chỗ, nay rút gọn lại còn 2,100 chỗ ngồi. Toàn bộ ghế bằng gỗ sồi nâu, được sắp đặt theo hình bán nguyệt, tất cả hướng về phía trung tâm là Bàn Thờ.
Phía sau Bàn Thờ trên lầu một là vị trí dành cho Ca Đoàn đủ cho hơn 200 người. Ba lầu trên là vị trí lắp đặt 16,000 ống kim loại của cây đàn organ khổng lồ. (Hình: Tâm An/Người Việt)
Phía trên bàn thờ là tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá nặng 1,000 pound, treo bằng sợi cáp ở độ cao 18 foot, được tôi luyện bằng thép đen từ thành phố Omaha, tiểu bang Nebraska, vận chuyển về Orange County,” bà Kim Porrazzo cho biết thêm.
Hai bên tường trong sảnh chính, mỗi bên treo bảy bức điêu khắc bằng đồng thau mô tả 14 trạm thập tự giá trên con đường khổ nạn của Chúa Giêsu, được nhà điêu khắc nổi tiếng ở Boliva (một nước Nam Mỹ cạnh Chile và Peru), tên Pablo Eduardo, tạo ra.
Ngay lối vào bên trong sảnh chính, có một bức họa lớn tên “Our Lady of Guadalupe” cao 10 foot, rộng 7 foot, được tạo ra một cách tỉ mỉ từ 55,000 miếng ghép nhỏ xíu bằng thủy tinh hoặc bằng vàng.
Lầu một phía sau Bàn Thờ, là vị trí dành cho ca đoàn, đủ chỗ cho khoảng 260 người. Vào ngày lễ khánh thành, ban nhạc sẽ hát bằng bốn thứ tiếng Anh, Đại Hàn, Tây Ban Nha và Tiếng Việt.
Đặc biệt, nhà thờ còn có một di sản đứng vào top 5 của thế giới, đó là cây đàn organ khổng lồ, tên Hazel Wright, được tạo ra từ 16,000 ống kim loại, được hình thành từ năm 1981.
Ý tưởng dùng các tấm hợp kim nhôm bốn cánh có thể đóng/mở vừa tạo ra ánh sáng lung linh huyền ảo cho tòa nhà, vừa che nắng, chắn tia cực tím và điều hòa nhiệt độ bên trong. (Hình: Tâm An/Người Việt)
Giáo Phận Orange đã tháo dỡ các ống kim loại này, vận chuyển sang Ý để tân trang, sửa chữa. Sau đó, cây đàn được mang trở lại Orange County để lắp dựng thành ba tầng tháp bên trong tòa nhà. Dự án tân trang cây đàn organ này tiêu tốn $2.9 triệu và mất cả năm trời để lắp dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm 2020.
Với những đặc điểm nổi bật và những con số đáng nể kể trên, Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô của Giáo Phận Orange xứng đáng là một kiệt tác nghệ thuật, là niềm tự hào của các giáo dân Orange County nói riêng và của nhân loại nói chung.
Nhà thờ sẽ chính thức khánh thành vào ngày 17 Tháng Bảy tại số 13280 Chapman Ave., Garden Grove, CA 92840. (Tâm An)
Tâm An / Người Việt
Kinh Nghiệm Đi Chùa Linh Quy Pháp Ấn: Điểm Checkin, Giờ Mở Cửa * Du Lịch Số
1.1 Chùa Linh Quy Pháp Ấn cách Đà Lạt bao xa
1.2 Chùa Linh Quy Pháp Ấn mấy giờ đóng cửa
Chùa Linh Quy Pháp Ấn mở cửa mấy giờ và mấy giờ đóng cửa là câu hỏi mà nhiều du khách quan tâm. Tuy rằng chùa là nơi linh thiêng luôn mở cửa chào đón du khách đến lễ chùa, thưởng cảnh nhưng tốt nhất bạn vẫn nên đến trong ngày. Từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm là thời điểm mặt trời mọc tuyệt đẹp không bị sương mù che phủ. Bạn có thể đến đây ngắm cảnh bình minh, hoàng hôn và lưu giữ những khoảnh khắc đẹp cùng người thân, bạn bè.
1.3 Giá vé chùa Linh Quy Pháp Ấn
2. Chùa Linh Quy Pháp Ấn có gì
Hình ảnh chùa Linh Quy Pháp Ấn nằm yên bình trên ngọn đồi cao và dường như lọt thỏm giữa rừng cây, đồi chè đảm bảo không uổng công du khách vượt cả quãng đường cheo leo, vất vả đến với nơi đây. Khoảng sân này là địa điểm mà mỗi sáng các nhà sư làm lễ. Kiến trúc bên trong chùa được sắp xếp vô cùng tinh tế.
Chùa có vườn sỏi được làm theo triết lý về thiền định và sự tĩnh tại. Tượng Bồ Tát an yên giữa hồ nước cùng nhiều cảnh đẹp khác đều mang những nét đặc sắc riêng đảm bảo mang đến cho bạn sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn. Nếu bạn đang bạn đang dự định tham gia các tour hành hương đến đất Phật linh thiêng nhất định không thể bỏ qua ngôi chùa được ví như tiên cảnh dưới trần gian này.
Chùa Linh Quy Pháp Ấn có cổng Thần Đạo uy nghiêm hay còn gọi là “Cổng trời”. Đây được ví như điểm giao thoa giữa trời và đất phảng phất nét kỳ bí, cổ xưa nằm giữa không gian hùng vĩ khiến cảnh sắc càng thêm phần lung linh, huyền ảo. Bình minh và hoàng hôn nơi đây là khoảnh khắc kỳ diệu nhất định du khách phải thưởng ngoạn khi đến chùa.
3.1 Hành lý Gọn gàng, không mang nhiều đồ
Ngoài sắm lễ đi chùa chuẩn nên lưu ý những kiêng kỵ nên tránh, du khách cần chú ý sắp xếp hành lý gọn gàng và không nên mang quá nhiều đồ. Quãng đường đến chùa đi khá khó khăn thường phải đi xe máy hoặc đi bộ lên chùa nên mang đồ đủ dùng sẽ giúp bạn ít mất sức hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý về lựa chọn trang phục đến tham quan đền chùa phù hợp, cách hành lễ nhất là đối với những du khách còn bỡ ngỡ lần đầu đến nơi linh thiêng.
Trong chùa Linh Quy Pháp Ấn có phục vụ cơm chay và nước uống cho du khách nhưng bạn nên ăn dưới chân núi trước khi đến tham quan chùa, đặc biệt là vào những ngày khách tham quan đông. Vào các tháng cao điểm du lịch, thường chùa sẽ không chuẩn bị kịp các phần ăn nên theo kinh nghiệm đi chùa Linh Quy Pháp Ấn tốt nhất bạn nên mang đồ ăn vặt ngon, bánh kẹo chống đói hoặc ăn trước trên đường đi.
Chùa Linh Quy Kim Ấn là điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đăng ký tour du lịch Đà Lạt 3N3Đ khám phá cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp du khách có chuyến đi an toàn và thú vị.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chùa Một Cột Ở Đâu? Thờ Ai? Kiến Trúc? Lịch Sử? Giờ Mở Cửa trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!