Bạn đang xem bài viết Cách Hóa Giải Ngày Xấu( Hắc Đạo ) được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
CÁCH HÓA GIẢI NGÀY XẤU (HẮC ĐẠO)
(Trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
của Đặng Xuân Xuyến ; Thanh Hóa ; 2010)
Không chỉ xưa mà nay, khi khởi sự những công việc quan trọng người ta thường cẩn trọng chọn ngày, kén giờ sao cho đúng vào giờ đẹp, ngày lành mới tiến hành để cầu mong sự tốt lành sẽ đến với con cháu, gia tộc nhưng việc chọn được ngày đẹp, không bị các sao xấu xâm phạm thì thật khó, mỗi tháng chỉ được vài ngày trong khi công việc lại cần kíp, không thể trì hoãn, nếu cứ câu nệ vào việc chọn ngày đẹp, giờ đẹp sẽ làm lỡ dở công việc, lỡ mất những vận may của mình, rồi thành sự nuối tiếc của bản thân và trở thành chuyện cợt nhả, mua vui của thiên hạ.
Hơn một lần chúng tôi đã lưu ý: Có thờ có thiêng có kiêng có lành nhưng cũng không nên quá câu nệ vào những kiêng kỵ mà làm lỡ dở công việc, lỡ mất vận may, trong khi công việc, nhất là vận may có khi chỉ đến một lần trong đời.
Vậy khi có việc cần kíp không thể trì hoãn mà gặp phải ngày – giờ xấu thì nên làm thế nào? Chẳng lẽ đợi tháng sau, năm sau mới tiến hành? Người viết lược soạn bốn (4) phép “hóa giải”, ngõ hầu giúp bạn đọc vẫn tiến hành công việc dù ngày giờ xấu nhưng kết quả cũng không đáng ngại.
1. Dùng cơ chế “chế sát”:
Đây là cách hóa giải kiểu lấy độc trị độc, tức là dùng quan hệ tương khắc của ngũ hành để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ: Ngày hung thuộc Thủy thì dùng giờ Thổ để hóa giải (Thổ khắc Thủy); ngày hung thuộc Hỏa thì dùng giờ Thủy để hóa giải (Thủy khắc Hỏa); ngày hung thuộc Mộc thì dùng giờ Kim để hóa giải (Kim khắc Mộc)……
Có người kỹ tính hơn còn căn cứ vào ngũ hành nạp âm của ngày, giờ để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ, ngày xấu là Ất Hợi (Sơn Đầu Hỏa – Lửa đỉnh núi) sẽ chọn giờ Bính Ngọ (Thiên Hà Thủy – Nước sông trời) để chế sát. Như thế, theo thiển nghĩ của người viết là khiên cưỡng, phi thực tế bởi trong một ngày có 24 giờ, ứng với 12 giờ trong lý số mà ngũ hành nạp âm thuộc lục thập hoa giáp được tính từ Giáp Tý (tuổi) đến Quý Hợi (tuổi) trọn đủ 1 vòng là 60 (năm) nên việc dùng nạp âm ngũ hành của giờ để chế sát hung hiểm của ngày (nạp âm ngũ hành) xấu là khó khả thi, có thể coi là không thực tế.
2. Dùng cơ chế “hóa Sinh”:
Đây là cách hóa giải dùng quan hệ tương sinh của n gũ hành để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ: Ngày xấu thuộc Kim thì dùng giờ Thổ để hóa giải (Thổ sinh Kim); ngày xấu thuộc Thủy thì dùng giờ Kim để hóa giải (Kim sinh Thuỷ); ngày xấu thuộc Hỏa thì dùng giờ Mộc để hóa giải (Mộc sinh Hỏa).
Tương tự như trường hợp dùng quan hệ tương khắc của ngũ hành để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu, không ít người cũng căn cứ vào ngũ hành nạp âm của ngày, giờ để hóa giải. Cách làm này cũng khiên cưỡng, phi thực tế như trường hợp dùng cơ chế “chế sát”, người viết không nhắc lại, chỉ lưu ý bạn đọc: Khi xét ảnh hưởng qua lại (tốt xấu) trong các mối quan hệ của ngũ hành thì tùy từng trường hợp mà căn cứ vào đặc tính của ngũ hành hay lý tính của ngũ hành mà ứng dụng, nếu nhất nhất việc gì cũng lấy đặc tính của ngũ hành hoặc lý tính của ngũ hành mà ứng dụng sẽ có thể không những không hiệu quả mà còn phản tác dụng.
Đây là cách dùng quan hệ tương hòa (bình hòa) của ngũ hành để hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ: Ngày xấu thuộc Âm Mộc thì dùng giờ Dương Mộc để hóa giải; ngày xấu thuộc Âm Kim thì dùng giờ Dương Kim để hóa giải…..
Cũng như quy luật tương sinh hoặc tương khắc của ngũ hành, ở quy luật tương hòa của ngũ hành, bạn đọc cũng không thể bỏ qua quy luật Âm – Dương của n gũ hành.
Tính chất trong Âm (-) có Dương (+), trong Dương (+) có Âm (-), Âm (-) cực sinh Dương (+), Dương (+) cực sinh Âm (-) của dịch lý nên khi 2 hành tương hòa, nếu có một Âm (-) và một Dương (+) thì sự phù hợp và phù trợ nhau sẽ rất đắc lực.
Ví dụ: Dương Thổ và Âm Thổ, Dương Thủy và Âm Thủy, Dương Hỏa và Âm Hỏa, Dương Kim và Âm Kim, Dương Mộc và Âm Mộc.
Nhưng nếu 2 hành tương hòa đó cùng khí Âm (-) hoặc cùng khí Dương (+) thì sự hòa hợp đó trở thành vô nghĩa.
Ví dụ: Dương Thổ và Dương Thổ, Âm Thủy và Âm Thủy, Dương Mộc và Dương Mộc… Trong trường hợp này, sự tương hòa về đặc tính của các hành đó không tốt mà cũng không xấu.
4. Thay đổi người chủ trì:
Đây là cách “mượn tuổi” để hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu. Người ta thường cậy nhờ bạn bè, người thân – những người hoặc thuộc tam hợp tuổi với gia chủ lại “được tuổi” cho việc sẽ khởi sự hoặc người “được tuổi” (âm lịch) cho việc sẽ chuẩn bị tiến hành, thay Mệnh chủ đứng ra làm chủ công việc để hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu.
Ví dụ: Người tuổi Tỵ nếu không được tuổi làm nhà sẽ nhờ người thuộc tam hợp tuổi (Tỵ – Dậu – Sửu) với bản Mệnh của mình mà người đó lại “được tuổi” làm nhà sẽ đứng ra chủ trì công việc, ít nhất là đứng làm chủ lễ, bổ nhát cuốc đầu tiên khi động thổ hoặc đổ xô vữa đầu tiên khi đổ mái bằng. Nếu trong tam hợp tuổi, không có người “được tuổi” thì sẽ nhờ người nào đó “được tuổi” nhưng không xung khắc với bản Mệnh của mình, đứng ra làm chủ lễ, chủ trì công việc.
Trong bốn phép “hóa giải” trên, theo thiển nghĩ của người viết, khi công việc cần kíp không thể trì hoãn được, bạn có thể dùng cơ chế “chế sát” là cách tốt nhất để hóa giải sự hung – sát của ngày xấu. Còn nếu vì lý do nào đó không chọn được giờ khắc với ngày xấu, lúc bấy giờ mới dùng cơ chế “hóa sinh”, sau cùng mới đến dùng người khác thay Mệnh chủ hoặc dùng cơ chế “tị hòa” để hóa giải những hung họa của ngày xấu.
Hà Nội, cuối thu Kỷ Sửu (2009)
Cách Hóa Giải Ngày Xấu (Hắc Đạo) Đơn Giản, Dễ Làm(Trích Từ: 1001 Kiêng Kỵ Trong Tín Ngưỡng Dân Giancủa Đặng Xuân Xuyến
ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
(Trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
của Đặng Xuân Xuyến ; Thanh Hóa ; 2010)
*
Không chỉ xưa mà nay, khi khởi sự những công việc quan trọng người ta thường cẩn trọng chọn ngày, kén giờ sao cho đúng vào giờ đẹp, ngày lành mới tiến hành để cầu mong sự tốt lành sẽ đến với con cháu, gia tộc nhưng việc chọn được ngày đẹp, không bị các sao xấu xâm phạm thì thật khó, mỗi tháng chỉ được vài ngày trong khi công việc lại cần kíp, không thể trì hoãn, nếu cứ câu nệ vào việc chọn ngày đẹp, giờ đẹp sẽ làm lỡ dở công việc, lỡ mất những vận may của mình, rồi thành sự nuối tiếc của bản thân và trở thành chuyện cợt nhả, mua vui của thiên hạ.
Hơn một lần chúng tôi đã lưu ý: Có thờ có thiêng có kiêng có lành nhưng cũng không nên quá câu nệ vào những kiêng kỵ mà làm lỡ dở công việc, lỡ mất vận may, trong khi công việc, nhất là vận may có khi chỉ đến một lần trong đời.
Vậy khi có việc cần kíp không thể trì hoãn mà gặp phải ngày – giờ xấu thì nên làm thế nào? Chẳng lẽ đợi tháng sau, năm sau mới tiến hành? Người viết lược soạn bốn (4) phép “hóa giải”, ngõ hầu giúp bạn đọc vẫn tiến hành công việc dù ngày giờ xấu nhưng kết quả cũng không đáng ngại.
1. Dùng cơ chế “chế sát”:
Đây là cách hóa giải kiểu lấy độc trị độc, tức là dùng quan hệ tương khắc của ngũ hành để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ: Ngày hung thuộc Thủy thì dùng giờ Thổ để hóa giải (Thổ khắc Thủy); ngày hung thuộc Hỏa thì dùng giờ Thủy để hóa giải (Thủy khắc Hỏa); ngày hung thuộc Mộc thì dùng giờ Kim để hóa giải (Kim khắc Mộc)……
Có người kỹ tính hơn còn căn cứ vào ngũ hành nạp âm của ngày, giờ để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ, ngày xấu là Ất Hợi (Sơn Đầu Hỏa – Lửa đỉnh núi) sẽ chọn giờ Bính Ngọ (Thiên Hà Thủy – Nước sông trời) để chế sát. Như thế, theo thiển nghĩ của người viết là khiên cưỡng, phi thực tế bởi trong một ngày có 24 giờ, ứng với 12 giờ trong lý số mà ngũ hành nạp âm thuộc lục thập hoa giáp được tính từ Giáp Tý (tuổi) đến Quý Hợi (tuổi) trọn đủ 1 vòng là 60 (năm) nên việc dùng nạp âm ngũ hành của giờ để chế sát hung hiểm của ngày (nạp âm ngũ hành) xấu là khó khả thi, có thể coi là không thực tế.
2. Dùng cơ chế “hóa Sinh”:
Đây là cách hóa giải dùng quan hệ tương sinh củangũ hành để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ: Ngày xấu thuộc Kim thì dùng giờ Thổ để hóa giải (Thổ sinh Kim); ngày xấu thuộc Thủy thì dùng giờ Kim để hóa giải (Kim sinh Thuỷ); ngày xấu thuộc Hỏa thì dùng giờ Mộc để hóa giải (Mộc sinh Hỏa).
Tương tự như trường hợp dùng quan hệ tương khắc của ngũ hành để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu, không ít người cũng căn cứ vào ngũ hành nạp âm của ngày, giờ để hóa giải. Cách làm này cũng khiên cưỡng, phi thực tế như trường hợp dùng cơ chế “chế sát”, người viết không nhắc lại, chỉ lưu ý bạn đọc: Khi xét ảnh hưởng qua lại (tốt xấu) trong các mối quan hệ của ngũ hành thì tùy từng trường hợp mà căn cứ vào đặc tính của ngũ hành hay lý tính của ngũ hành mà ứng dụng, nếu nhất nhất việc gì cũng lấy đặc tính của ngũ hành hoặc lý tính của ngũ hành mà ứng dụng sẽ có thể không những không hiệu quả mà còn phản tác dụng.
3. Dùng cơ chế “tị hòa”:
Đây là cách dùng quan hệ tương hòa (bình hòa) của ngũ hành để hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu. Ví dụ: Ngày xấu thuộc Âm Mộc thì dùng giờ Dương Mộc để hóa giải; ngày xấu thuộc Âm Kim thì dùng giờ Dương Kim để hóa giải…..
Cũng như quy luật tương sinh hoặc tương khắc của ngũ hành, ở quy luật tương hòa của ngũ hành, bạn đọc cũng không thể bỏ qua quy luật Âm – Dương củangũ hành.
Tính chất trong Âm (-) có Dương (+), trong Dương (+) có Âm (-), Âm (-) cực sinh Dương (+), Dương (+) cực sinh Âm (-) của dịch lý nên khi 2 hành tương hòa, nếu có một Âm (-) và một Dương (+) thì sự phù hợp và phù trợ nhau sẽ rất đắc lực.
Ví dụ: Dương Thổ và Âm Thổ, Dương Thủy và Âm Thủy, Dương Hỏa và Âm Hỏa, Dương Kim và Âm Kim, Dương Mộc và Âm Mộc.
Nhưng nếu 2 hành tương hòa đó cùng khí Âm (-) hoặc cùng khí Dương (+) thì sự hòa hợp đó trở thành vô nghĩa.
Ví dụ: Dương Thổ và Dương Thổ, Âm Thủy và Âm Thủy, Dương Mộc và Dương Mộc… Trong trường hợp này, sự tương hòa về đặc tính của các hành đó không tốt mà cũng không xấu.
4. Thay đổi người chủ trì:
Đây là cách “mượn tuổi” để hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu. Người ta thường cậy nhờ bạn bè, người thân – những người hoặc thuộc tam hợp tuổi với gia chủ lại “được tuổi” cho việc sẽ khởi sự hoặc người “được tuổi” (âm lịch) cho việc sẽ chuẩn bị tiến hành, thay Mệnh chủ đứng ra làm chủ công việc để hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu.
Ví dụ: Người tuổi Tỵ nếu không được tuổi làm nhà sẽ nhờ người thuộc tam hợp tuổi (Tỵ – Dậu – Sửu) với bản Mệnh của mình mà người đó lại “được tuổi” làm nhà sẽ đứng ra chủ trì công việc, ít nhất là đứng làm chủ lễ, bổ nhát cuốc đầu tiên khi động thổ hoặc đổ xô vữa đầu tiên khi đổ mái bằng. Nếu trong tam hợp tuổi, không có người “được tuổi” thì sẽ nhờ người nào đó “được tuổi” nhưng không xung khắc với bản Mệnh của mình, đứng ra làm chủ lễ, chủ trì công việc.
Lời kết:
Trong bốn phép “hóa giải” trên, theo thiển nghĩ của người viết, khi công việc cần kíp không thể trì hoãn được, bạn có thể dùng cơ chế “chế sát” là cách tốt nhất để hóa giải sự hung – sát của ngày xấu. Còn nếu vì lý do nào đó không chọn được giờ khắc với ngày xấu, lúc bấy giờ mới dùng cơ chế “hóa sinh”, sau cùng mới đến dùng người khác thay Mệnh chủ hoặc dùng cơ chế “tị hòa” để hóa giải những hung họa của ngày xấu.
Hà Nội, cuối thu Kỷ Sửu (2009)
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Coi Ngày Tốt Xấu, Các Giờ Hoàng Đạo Hắc Đạo Theo Tuổi
Trong tháng sẽ luôn có ngày tốt, ngày xấu khác nhau. Việc theo tuổi là hết sức quan trọng và cần thiết. Giúp bạn có thể lên kế hoạch, tiến hành mọi công việc của mình một cách hợp lí và khoa học nhất. Nhằm mang lại may mắn, thuận lợi.
Xem ngày tốt xấu theo tuổi nhằm mục đích gì?
Chọn ngày tốt, giờ hoàng đạo giúp đem lại sự thuận lợi, hiệu quả và may mắn cho công việc. Đặc biệt là khi xem ngày tốt xấu chuyển nhà, sửa nhà, cưới hỏi, xuất hành, khai trương trong tháng. Xem ngày tốt trong tháng, giờ đẹp trong ngày hôm nay sẽ giúp bạn lựa chọn và sắp xếp thời gian cho mọi công việc một cách tốt nhất.
Xem ngày đẹp, giờ hoàng đạo sẽ giúp mọi công việc từ nhỏ đến lớn được diễn ra một cách suôn sẻ. Mang lại kết quả tốt đẹp như dự kiến. Hơn nữa công cụ của chúng tôi còn cung cấp thông tin về các sao tốt xấu trong ngày. Để bạn có thể thuận tiện hơn khi xem ngày đẹp nhập trạch, động thổ, đặt bếp, hướng xuất hành…
Cách xem và chọn ngày giờ tốt xấu
Xem ngày chọn giờ tốt theo tuổi của mình là một việc không phải ai cũng làm được. Với mục đích chủ động sắp xếp, lên kế hoạch cho mọi công việc. Mang đến những thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Thì trước hết bạn phải xem tuổi của mình có xung khắc với ngày hôm đó hay không. Rồi mới có thể tiến hành lựa chọn thời gian phù hợp.
Lựa chọn ngày tốt trong tháng
Ngày có sao tốt xấu chiếu vào
Ngoài việc lựa chọn ngày tháng để tiến hành công việc đúng mục đích hay tránh ngày xung khắc tuổi. Thì cần phải xem các yếu tố về sao chiếu mệnh trong ngày. Hãy tiến hành công việc vào thời điểm có các sao Nguyệt Đức, Thiên Hỷ, Mãn Đức… Bởi vì đó là các cát tinh hỗ trợ mang may mắn và thuận lợi.
Xem ngày tốt ngày xấu trên lịch vạn niên, bạn sẽ nắm được thông tin dương lịch, âm lịch hôm nay. Từ đó lựa chọn và sắp xếp, chuẩn bị mọi thứ chu đáo nhất cho các công việc của mình. Tránh khỏi mọi rủi ro, bất lợi và xui xẻo không như mong muốn.
Cách Chọn Ngày Tốt Theo Hoàng Đạo Và Hắc Đạo Trong Lịch Vạn Sự
Từ rất xưa, ở Trung Quốc đã có khái niệm “Nhị thập bát tú là chỗ ở của mặt trời và mặt trăng”, nghĩa là ngay từ khi hình thành hệ thống Nhị thập bát tú đã có khái niệm Hoàng đạo rồi. Sách “Cam thạch tinh kinh” đời Tây Hán đã nói đến “Hoàng đạo quy”. “Hoàng đạo quy” tức là vòng hoàng đạo trong bầu trời. Nhưng Hoàng đạo trước hết chỉ là quỹ đạo vận hành của mặt trời trên bầu trời mà người ta quan sát được, dùng để thuyết minh sự vận hành của nhật, nguyệt, ngũ tinh và sự thay đổi tiết khí. Vì thế, người xưa đã theo hướng từ Tây sang Đông, phân chia vùng trời gần Hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau như Tinh kỷ, Huyền triêu, Tôn tử,… gọi là “thập nhị thứ”. Mỗi thứ đều có tọa độ của những sao nào đó trong Nhị thập bát tú. Ví dụ như Tinh kỷ có hai chòm sao Đẩu, Ngưu; Huyền hiêu có 3 chòm Nữ, Hư, Ngụy,… Quan hệ của Thập Nhị thử với Nhị thập bát tú như sau:
Vì Thập nhị thứ được chia bằng nhau, còn Nhị thập bát tú thì có độ rộng, hẹp khác nhau, cho nên đầu mốc của mỗi thứ và giới hạn giữa tú với tú không thể nhất trí với nhau, không ít chòm sao lệ thuộc vào hai “thứ” cạnh nhau. Tình hình trên là do nguyên nhân đó tạo ra.
Hoàng đạo vốn chỉ là quỹ đạo vận hành của mặt trời mà người xưa quan sát được. Không có hàm nghĩa cát hung. Nhưng người Trung Quốc xưa hết sức kính Trời, coi trời là Càn, là Vua, là cha, cho rằng Trời là “Chúa ngự quần linh, cai quản sự sống chết của muôn vật”, có uy lực tối cao vô thượng, cho nên gọi trời là “Tư mệnh”. Vì trời nắm sự phát triển thịnh suy của muôn vật, cho nên gọi là “Thiên phù” về sau đổi lại “Thiên phủ”. Mà mặt trời, với hình thể sáng chói, cụ thể, có thể quan sát được, đem lại ánh sáng và hơi ấm cho vạn vật, nuôi sống vạn vật, làm cho vạn vật phát triển, chín muồi, đem lại nguồn cơm áo vô tận nuôi sống, phát triển loài người, chính vì mặt trời cũng như trời, được người Trung Quốc xưa sùng bái. Mặt trời, hữu hình, còn trời vô hình. Không biết từ đời nào, quỹ đạo vận hành của mặt trời đã tưỏng tượng là con đường ra vào của hoàng thiên thượng đế và được tôn sùng gọi là “Thiên hoàng đạo”. Người sau giải thích: “Thiên” là chúa tể muôn vật, “hoàng” (màu vàng) là màu sắc trung ương, “đạo” là con đường. Ngọc hoàng tuần hành trong thâm cung, cho nên được gọi là “Thiên hoàng đạo”. Mà khi thần đế tuần hành trên hoàng đạo, thì hàng năm, hàng tháng, hàng ngày đều có các thiên thần tương ứng lần lượt chủ trị. Rõ ràng là, điều thần kỳ này có tốt, có xấu, có thiện, có ác. Thần thiện gọi là “Hoàng đạo”, thần ác gọi là “Hắc đạo”. Hoàng đạo cũng như Hắc đạo, đều có 6 vị, với tên gọi như sau:
Hoàng đạo lục thần (6 vị thần thiện Hoàng đạo) gồm: Thanh Long, Minh Đường, Kim Qũy, Thiên Đức, Ngọc Đường và Tư Mệnh (cũng có lúc chữ Thiên Đức được đổi thành Bảo Quang).
Hắc đạo lục thần (6 vị thần ác Hắc đạo) gồm: Thiên Hình, Chu Tước, Bạch Hổ, Thiên Lao, Nguyên Vũ và Câu Trần.
Các thần Hoàng đạo, Hắc đạo, dựa vào thế lực của Thiên hoàng thượng đế mà có thần uy lớn vô hạn. Thiện thì không gì thiện hơn, mà đã ác thì cũng không gì ác bằng. Như hình và lao, vốn là những công cụ của kẻ thống trị dùng để trấn áp nhân dân, hình và lao hạ thế đã đáng sợ, hình và lao của nhà Trời thì sẽ càng đáng sợ biết nhường nào.
Vì vậy, những ngày mà các thần Hoàng đạo chủ trực thì mọi hung thần ác sát, thậm chí cả những cái mà nhân gian sợ nhất như Đại tướng quân Nguyệt hình, tất thảy đều phải lánh xa, cho nên làm gì cũng được đảm bảo đại cát đại lợi. Trái lại, ngày nào mà các thần Hắc đạo chủ trị, thì các thần bình thưòng khó mà ngăn được ác thần, vạn sự bất thành, nhất là các việc lớn như động thổ hưng công, xây cất nhà cửa, đi xa, dọn nhà, lấy vợ gả chồng,… đều phải tìm cách tránh xa, nếu không thì cả đời không thể thăng quan phát tài, xứng tâm vừa ý. Vì vậy, Hoàng đạo – Hắc đạo đã trở thành điều cần chú ý nhất trong việc chọn ngày của người đời. Ngày có thể mang lại đại cát đại lợi gọi là ngày Hoàng đạo, trái lại ngày mang lại hung họa tai ương gọi là “ngày Hắc đạo”.
Theo “Điệu tiên trửu hậu kinh”, hợp kỵ cát hung của các thần Hoàng đạo và Hắc đạo được mô tả như sau:
Các thần Hoàng đạo là:
– Thanh Long hoàng đạo: Thái ất tinh, Thiên quý tinh, có lợi cho việc tiến tới, làm việc gì cũng thành, cầu gì được nấy.
– Minh Đường hoàng đạo: Quý nhân tinh, Minh phụ tinh, có lợi cho việc gặp đại nhân, lợi cho việc tiến tới, làm gì được nấy.
– Kim Quỹ hoàng đạo: Phức đức tinh, Nguyệt tiên tinh, nên cưới gả, không nên sử dụng quân đội.
– Bảo Quang hoàng đạo: sao Thiên đức, rất hanh thông, làm việc thành công, có lợi cho việc tiến tới, xuất hành tốt.
– Ngọc Đường hoàng đạo: sao Thiếu vi, sao Thiên khai, trăm sự tốt, cầu gì được nấy, xuất hành được của, thích hợp với việc học hành, viết lách, có lợi cho việc gặp đại nhân, lợi cho việc an táng, không lợi cho việc bùn đất, bếp núc.
– Tư Mệnh hoàng đạo: sao Phượng liễu, sao Nguyệt tiên, từ giờ Dần đến giờ Thân làm việc đại cát, từ giờ Dậu đến giờ Sửu làm việc bất lợi, tức là ban ngày cát lợi ban đêm bất lợi.
Các ác thần Hắc đạo cần tránh là:
– Thiên Hình hắc đạo: sao Thiên hình, có lợi cho việc ra quân, đánh dẹp, đánh đâu được đó, còn mọi việc khác đều không tốt, rất kỵ việc kiện tụng.
– Bạch Hổ hắc đạo: sao Thiên sát, thích hợp cho việc ra quân, săn bắt, tế tự thì tốt. Các việc khác bất lợi.
– Chu Tước hắc đạo: sao Thiên tụng, lợi cho việc công, người thường thì hung, mọi việc cần kỵ, phải cẩn thận đề phòng tranh tụng.
– Thiên Lao hắc đạo: sao Trấn thần, việc về người âm tốt, mọi việc khác đều bất lợi.
– Nguyên Vũ hắc đạo: sao Thiêm ngục, quân tử cát tiểu nhân hung, kỵ kiện tụng, cờ bạc vui chơi.
– Câu Trần hắc đạo: sao Địa ngục, làm việc gì cũng chỉ có đầu không có cuối, vui trước buồn sau, không có lợi cho việc tiến tới, làm nhà, chôn cất mà phạm phải thì tuyệt tự.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Hóa Giải Ngày Xấu( Hắc Đạo ) trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!