Xu Hướng 4/2023 # Bưu Điện Kon Tum: Đổi Mới Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ # Top 5 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Bưu Điện Kon Tum: Đổi Mới Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Bưu Điện Kon Tum: Đổi Mới Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sự năng động, sáng tạo, nhạy bén trong sản xuất kinh doanh và kết hợp phát huy lợi thế truyền thống của ngành Bưu điện Việt Nam, Bưu điện Kon Tum đứng vững trên thương trường cạnh tranh khốc liệt và đang phát huy vai trò khi tham gia vào công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn…

Bưu điện Kon Tum nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Đồng hành cùng cải cách TTHC

Ngày 19/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ Bưu chính công ích nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện TTHC.

Thực hiện Quyết định của Chính phủ, chỉ đạo của UBND tỉnh và Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, Bưu điện Kon Tum chủ động làm việc với các đơn vị, sở, ngành ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc cung cấp dịch vụ hành chính công qua hệ thống bưu điện; tiến hành niêm yết công khai các TTHC được công bố của các đơn vị tại các điểm giao dịch của bưu điện, tại các bưu điện văn hóa xã để người dân biết, thuận lợi khi đến giao dịch. Cùng với đó, Bưu điện Kon Tum tập trung sửa chữa, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các điểm giao dịch, tại bưu điện văn hóa xã để nâng cao chất lượng phục vụ theo phương châm “lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ”.

Tham gia vào cải cách hành chính, Bưu điện Kon Tum phối hợp với các sở, ngành tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên bưu điện trong việc thu, nhận, trả kết quả TTHC…

Qua hơn 2 năm tham gia vào cải cách hành chính, Bưu điện Kon Tum đã nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Cụ thể, năm 2017, Bưu điện tỉnh trực tiếp nhận 2.817 hồ sơ TTHC của các đơn vị qua bưu điện và trực tiếp nhận chuyển trả đến tận tay người dân 38.911 hồ sơ TTHC. Năm 2018, Bưu điện trực tiếp nhận 2914 hồ sơ TTHC và chuyển trả 43.464 hồ sơ TTHC. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, Bưu điện trực tiếp nhận 1.800 hồ sơ TTHC và chuyển trả đến tận tay người dân 23.850 hồ sơ TTHC…

Hiện nay, Bưu điện tỉnh đã tổ chức cung cấp dịch vụ thu nhận và chuyển trả kết quả TTHC tại 17 bưu cục và 9 bưu điện văn hóa xã. Thời gian tới, Bưu điện tỉnh triển khai mở rộng mô hình tiếp nhận hồ sơ TTHC trên địa bàn toàn tỉnh.

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và cải cách hành chính, đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các TTHC, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Bưu điện tỉnh triển khai sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng ngay tại trụ sở Bưu điện để đặt làm Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh. Ngày 18/7/2019, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh được khai trương và chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ 70 – Lê Hồng Phong (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum).

Việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh cải cách TTHC, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại của người dân và doanh nghiệp, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, đồng thời giảm tải công việc, áp lực cho cán bộ phụ trách.

Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ

Cùng với việc tham gia tích cực vào công tác cải cách hành chính trên địa bàn, Bưu điện tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ, có thái độ ứng xử đúng mực khi tiếp xúc với khách, thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp trong đơn vị, khi đi cơ sở…

Bưu điện tỉnh cũng tiến hành rà soát lại mạng lưới, tổ chức lại phương thức kinh doanh, đổi mới cách thức tiếp cận khách hàng và có biện pháp tiếp cận, tiếp thị chăm sóc riêng nhằm khuyến khích, đồng thời mở rộng thêm nhiều khách hàng mới tham gia sử dụng dịch vụ của ngành. Thực hiện đúng quy trình, quy định trong các công đoạn sản xuất: chấp nhận, khai thác, vận chuyển và phát.

Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Bưu điện tỉnh chú trọng đầu tư xây dựng, sửa chữa một số bưu cục giao dịch, bưu điện văn hóa xã xuống cấp, đảm bảo điểm phục vụ khang trang, sạch sẽ và mở rộng nhà làm việc cho một số bưu cục khai thác, trang bị đầy đủ công cụ dụng cụ nhằm cải thiện môi trường làm việc, tăng năng suất lao động.

Bên cạnh đó, Bưu điện tỉnh chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, sở, ngành địa phương để mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh… Hiện, Bưu điện tỉnh đang triển khai hiệu quả chất lượng các dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hộ gia đình; làm tốt công tác chi trả bảo hiểm xã hội, chi trả trợ cấp xã hội, trả trợ cấp ưu đãi cho người có công, bán bảo hiểm; thu hộ, quản lý người hưởng và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội; thu, nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới tay công dân theo yêu cầu… được nhân dân và doanh nghiệp đánh giá cao.

Song song với tham gia tích cực vào cải cách hành chính trên địa bàn, Bưu điện tỉnh tiếp tục cải cách, đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân, xứng đáng với truyền thống 74 năm ngành Bưu điện Việt Nam (15/8/1945-15/8/2019).

Thay Đổi Thời Gian Check In Và Quy Định Chất Lượng Phục Vụ Hành Khách Tại Cảng Hàng Không

Ngày 29/08/2014, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 36/2014/TT-BGTVT về việc Quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không, có hiệu lực từ 01/12/2014. Theo đó, Vietnam Airlines sẽ triển khai áp dụng thời gian làm thủ tục, thời gian đóng quầy và thời gian đóng cửa ra máy bay tại các cảng hàng không trong nước như sau:

Đối với các chuyến bay xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam:

02 tiếng trước giờ khởi hành đối với chuyến bay nội địa.

03 tiếng trước giờ khởi hành đối với chuyến bay quốc tế.

Đối với các chuyến bay xuất phát ngoài lãnh thổ Việt Nam:: quầy check in sẻ được mở trước 02 đến 03 tiếng tùy thuộc vào quy định của nhà chức trách nước sở tại.

40 phút trước giờ khởi hành đối với chuyến bay nội địa.

50 phút trước giờ khởi hành đối với chuyến bay quốc tế.

Tại các sân bay quốc tế như Charles de Gaulle (Paris – Pháp), Frankfurt (Frankfurt – Đức) London Gatwick (London, Anh), thời gian đóng quầy làm thủ tục là 60 phút trước giờ khởi hành của chuyến bay.

Trường hợp chuyến bay thay đổi kế hoạch, thời gian mở quầy, đóng quầy làm thủ tục, đóng cửa lên máy bay sẽ được điều chỉnh phù hợp với giờ bay mới.

Thời gian đóng cửa ra máy bay: 15 phút trước giờ khởi hành

Hành khách cần thu xếp thời gian có mặt tại sân bay để đảm bảo hoàn thành các thủ tục chuyến bay, xuất cảnh, hải quan, an ninh đúng giờ. CÁc hãng hàng không và đại lý Vòng Tròn Số sẽ không phải chịu trách nhiệm về các chứng từ vận chuyển và các thủ tục pháp lý trong trường hợp khách bị nhỡ chuyến bay vì lý do không đáp ứng được các mốc thời gian trên.

Hãng hàng không cũng được miễn trừ việc thực hiện nghĩa vụ trong các trường hợp chuyến bay bị thay đổi do thời tiết, thiên tai, nguy cơ an ninh ảnh hưởng đến khai thác an toàn chuyến bay hoặc chuyến bay không thể thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thông tư mới cũng quy định rõ hãng hàng không phải bố trí nhân viên chăm sóc, hỗ trợ hành khách là người già yếu, người khuyết tật và hành khách sử dụng xe lăn, bố trí nhân viên, quầy thông tin, bảng thông tin để hướng dẫn hành khách tạm dừng, nối chuyến thực hiện các thủ tục cần thiết để tiếp tục hành trình, đảm bảo việc vận chuyển hành khách theo đúng hành trình, thiết lập bộ phận và khu vực giải quyết khiếu nại về hành lý tại cảng hàng không, phối hợp với doanh nghiệp cảng hàng không để đảm bảo có hệ thống biển chỉ dẫn dễ nhận biết đến khu vực này.

Thông tư số 36/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải : Quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không. Download thông tư 36/2014/TT-BGTVT. THÔNG TƯQUY ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH KHÁCH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNGCăn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam,Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không.Chương IQUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chất lượng dịch vụ tối thiểu cho hành khách tại cảng hàng không.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cục Hàng không Việt Nam, các Cảng vụ hàng không.

2. Hãng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không.

Chương IICÁC QUY ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH KHÁCH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNGMục 1. QUY ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH KHÁCHĐiều 3. Khu vực chức năng tại nhà ga hành khách

1. Khu vực chức năng tại nhà ga hành khách bao gồm:

a) Khu vực làm thủ tục cần thiết theo quy trình phục vụ hành khách, hành lý;

c) Khu vực dành cho hành khách không đủ điều kiện nhập cảnh đối với cảng hàng không quốc tế;

d) Khu vực hành lý thất lạc;

đ) Khu vực đặt quầy, thiết bị hướng dẫn thông tin chung cho hành khách;

e) Khu vực trợ giúp y tế, sơ cứu ban đầu;

g) Khu thương mại, dịch vụ;

h) Khu vực dành cho đại diện hãng hàng không tại nhà ga.

2. Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm đảm bảo các khu vực chức năng cơ bản tại nhà ga hành khách quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 4. Xây dựng Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không

1. Hãng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất có trách nhiệm ban hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không.

2. Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Dịch vụ hành khách tại điểm đi;

b) Dịch vụ đưa hành khách ra tàu bay;

c) Dịch vụ phục vụ hành khách của chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến;

d) Dịch vụ phục vụ hành khách sử dụng các loại dịch vụ đặc biệt;

đ) Dịch vụ phục vụ hành khách, hành lý tại điểm đến, điểm nối chuyến.

3. Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không và các sửa đổi, bổ sung (nếu có) phải được gửi cho Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không khu vực để giám sát thực hiện.

Điều 5. Dịch vụ hành khách tại điểm đi

1. Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm:

a) Đảm bảo diện tích mặt bằng đối với khu vực làm thủ tục và không gian lưu thông tối thiểu 1,2 m 2 cho 01 hành khách vào giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga;

b) Cung cấp đủ số lượng quầy làm thủ tục cho hãng hàng không trên cơ sở yêu cầu của hãng hàng không và phù hợp với cơ sở hạ tầng tại nhà ga;

c) Cung cấp đầy đủ bảng hiệu với ngôn ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh (sử dụng bảng điện tử, màn hình hoặc bảng treo) để hiển thị thông tin về chuyến bay, thời gian đóng quầy dự kiến; bảng thông báo hướng dẫn hành khách về hàng hóa và vật dụng nguy hiểm không được mang theo người, hành lý lên tàu bay, hướng dẫn về các loại giấy tờ cần thiết khi đi tàu bay theo quy định về an ninh hàng không tại quầy làm thủ tục;

d) Đáp ứng diện tích mặt bằng đối với khu vực chờ tại cửa ra tàu bay và không gian lưu thông tối thiểu 0,6 m 2 cho 01 hành khách vào giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga;

đ) Bố trí số lượng ghế ngồi tại cảng hàng không như sau: bảo đảm đáp ứng tối thiểu cho 5% tổng số hành khách giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga tại khu vực làm thủ tục; bảo đảm đáp ứng tối thiểu cho 70% tổng số hành khách giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga tại khu vực chờ ra tàu bay; bố trí chỗ ngồi riêng cho người già yếu, phụ nữ có thai, người khuyết tật.

2. Hãng hàng không có trách nhiệm:

a) Bố trí số lượng quầy làm thủ tục cho chuyến bay: bảo đảm không quá 25 hành khách cho 01 quầy đối với quầy hạng Thương gia; bảo đảm không quá 40 hành khách cho 01 quầy đối với quầy hạng Phổ thông. Quy định này không áp dụng cho cảng hàng không thực hiện theo hình thức làm thủ tục chung cho nhiều chuyến bay (common check-in);

c) Bố trí khung đo, cân hành lý xách tay cho hành khách tại các khu vực quầy thủ tục và tại các cửa khởi hành;

d) Công bố và thực hiện việc mở, đóng quầy như sau: thời gian mở quầy đối với các chuyến bay nội địa là 02 giờ trước giờ cất cánh dự kiến, đối với chuyến bay quốc tế là 03 giờ trước giờ cất cánh dự kiến; thời gian đóng quầy (kết thúc chấp nhận hành khách) đối với chuyến bay nội địa là 40 phút trước giờ cất cánh dự kiến, đối với chuyến bay quốc tế là 50 phút trước giờ cất cánh dự kiến; trường hợp chuyến bay bị chậm thì có thể lùi thời gian đóng quầy tương ứng với giờ cất cánh mới hoặc mở lại quầy theo giờ cất cánh mới trong trường hợp thấy cần thiết;

đ) Bố trí nhân viên trợ giúp hành khách chưa làm thủ tục tại khu vực làm thủ tục trước giờ đóng quầy 10 phút và thông tin cho các bộ phận an ninh, xuất nhập cảnh, hải quan để hỗ trợ hành khách hoàn thiện các thủ tục;

g) Xuất thẻ hành lý và bảo quản cho từng kiện hành lý đã ký gửi của hành khách.

Điều 6. Dịch vụ đưa hành khách ra tàu bay

1. Hãng hàng không có trách nhiệm:

a) Quy định nội dung phục vụ hành khách cần sự giúp đỡ, hành khách là người khuyết tật, đau ốm, người già, người đi cùng trẻ em, phụ nữ có thai, trẻ em đi một mình không có người đi cùng trong quy trình đưa hành khách ra tàu bay;

b) Phối hợp với doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất để thông báo các thông tin tại cửa ra tàu bay với ngôn ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh về: thông tin chuyến bay, số cửa ra tàu bay, giờ lên tàu bay và giờ đóng cửa lên tàu bay, bảng thông báo hướng dẫn hành khách về hàng hóa và vật dụng nguy hiểm không được mang theo người, hành lý lên tàu bay;

c) Công bố và thực hiện giờ đóng cửa lên tàu bay không quá 15 phút trước giờ cất cánh dự kiến;

d) Yêu cầu doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất phải đảm bảo cung cấp xe ô tô chở hành khách từ cửa ra tàu bay đến vị trí đậu tàu bay trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với các chuyến bay không sử dụng cầu ống dẫn hành khách có khoảng cách từ cửa ra tàu bay đến vị trí đậu tàu bay lớn hơn 50 mét (m); bố trí chỗ ngồi riêng cho người già yếu, phụ nữ có thai, người khuyết tật trên xe ô tô chở khách từ nhà ga ra tàu bay;

đ) Thông báo, bố trí nhân viên hướng dẫn hành khách và bảng thông tin thay đổi cửa khởi hành tại cửa khởi hành cũ đối với các chuyến bay thay đổi cửa khởi hành.

2. Nhân viên phục vụ mặt đất phải có mặt tại cửa ra tàu bay và chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc đưa hành khách lên tàu bay trước khi thông báo tiếp nhận hành khách ra tàu bay.

3. Đại diện hãng hàng không tại cảng hàng không có trách nhiệm giám sát hoạt động đưa hành khách lên tàu bay.

Điều 7. Dịch vụ phục vụ hành khách của chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến

1. Hãng hàng không phải cung cấp thông tin về tình trạng chuyến bay cho doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; bố trí nhân viên thông báo và tổ chức cung cấp các dịch vụ mà hành khách được hưởng theo quy định, giải quyết các thắc mắc và nhu cầu của hành khách trên cơ sở tình hình thực tế và quy định của pháp luật.

2. Trường hợp chậm chuyến, gián đoạn vận chuyển theo kế hoạch 15 phút trở lên, hãng hàng không có trách nhiệm:

b) Xin lỗi hành khách.

3. Trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến, hãng hàng không có trách nhiệm phục vụ hành khách theo quy định như sau:

a) Thời gian chậm từ 02 giờ phải phục vụ nước uống nhẹ;

b) Thời gian chậm từ 03 giờ trở lên phải phục vụ ăn, uống với loại bữa ăn theo thời điểm: từ 06 giờ 00 đến 08 giờ 00 phục vụ bữa sáng; từ 12 giờ 00 đến 14 giờ 00 phục vụ bữa trưa; từ 19 giờ 00 đến 21 giờ 00 phục vụ bữa tối;

c) Thời gian chậm từ 06 giờ trở lên (từ 07 giờ đến trước 22 giờ) phải bố trí nơi nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của cảng hàng không;

d) Thời gian chậm 06 giờ trở lên (từ 22 giờ hôm trước đến trước 07 giờ ngày hôm sau) phải bố trí chỗ ngủ, nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương hoặc giải pháp thay thế nếu được sự đồng ý của hành khách;

đ) Chuyển đổi hành trình của hành khách trong phạm vi cung cấp dịch vụ của hãng hàng không để hành khách tới được điểm cuối của hành trình một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

4. Hãng hàng không được miễn trừ việc thực hiện nghĩa vụ tại các điểm b, c, d khoản 3 Điều này trong các trường hợp sau:

a) Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến khai thác an toàn chuyến bay;

b) Nguy cơ an ninh ảnh hưởng đến khai thác an toàn chuyến bay;

c) Chuyến bay không thể thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không phải do lỗi của người vận chuyển.

5. Việc cung cấp các dịch vụ quy định tại Điều này không hạn chế việc thực hiện các nghĩa vụ khác của hãng hàng không khi vận chuyển hành khách theo quy định của pháp luật.

6. Doanh nghiệp cảng hàng không phải tổ chức hoặc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ăn uống cho hành khách tại cảng hàng không trong các trường hợp chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến phù hợp với điều kiện thực tế của cảng hàng không trên cơ sở hợp đồng nhượng quyền khai thác.

Điều 8. Dịch vụ cho hành khách sử dụng các loại dịch vụ đặc biệt

1. Hãng hàng không không được thu phí đối với các dịch vụ đặc biệt sau đây:

a) Dịch vụ xe lăn tại nhà ga;

b) Dịch vụ phục vụ hành khách là người già yếu, khiếm thị, khiếm thính.

2. Hãng hàng không phải cung cấp thông tin cụ thể, rõ ràng về quy trình phục vụ, quyền lợi và nghĩa vụ của hành khách khi hành khách mua vé có nhu cầu sử dụng các dịch vụ đặc biệt.

Điều 9. Dịch vụ cho hành khách tại điểm đến, điểm nối chuyến

1. Hãng hàng không có trách nhiệm:

a) Quy định nội dung phục vụ hành khách khi tạm dừng, nối chuyến trong quy trình phục vụ hành khách tại điểm đến, điểm nối chuyến;

b) Bố trí nhân viên chăm sóc, hỗ trợ hành khách là người già yếu, người khuyết tật và hành khách sử dụng xe lăn;

c) Bố trí nhân viên, quầy thông tin, bảng thông tin để hướng dẫn hành khách tạm dừng, nối chuyến thực hiện các thủ tục cần thiết để tiếp tục hành trình;

d) Đảm bảo việc vận chuyển hành khách theo đúng hành trình;

đ) Thiết lập bộ phận và khu vực giải quyết khiếu nại về hành lý tại cảng hàng không, phối hợp với doanh nghiệp cảng hàng không để đảm bảo có hệ thống biển chỉ dẫn dễ nhận biết đến khu vực này.

2. Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm:

a) Bố trí hệ thống thông tin, biển chỉ dẫn trong nhà ga hướng dẫn hành khách tới khu vực làm thủ tục nhập cảnh, thủ tục hải quan, khu vực trả hành lý;

b) Bố trí nhân viên, băng chuyền hành lý đảm bảo việc giải phóng hành lý cho các chuyến bay đến như sau: đối với chuyến bay quốc tế, kiện hành lý đầu tiên di chuyển đến cuối băng chuyền trong vòng 20 phút từ lúc chuyển lên đầu băng chuyền, trừ trường hợp không phải do lỗi của doanh nghiệp cảng hàng không; đối với chuyến bay nội địa, kiện hành lý đầu tiên di chuyển đến cuối băng chuyền trong vòng 10 phút từ lúc chuyển lên đầu băng chuyền, trừ trường hợp không phải do lỗi của doanh nghiệp cảng hàng không.

3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất phải bố trí nhân viên, phương tiện vận chuyển hành lý để đảm bảo kiện hành lý đầu tiên chuyển lên đầu băng chuyền trong vòng 15 phút từ lúc đóng chèn tàu bay, trừ trường hợp không phải do lỗi của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; kiện hành lý cuối cùng chuyển lên đầu băng chuyền trong vòng 35 phút từ lúc đóng chèn tàu bay, trừ trường hợp không phải do lỗi của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất.

Điều 10. Dịch vụ cơ bản tại nhà ga

1. Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm:

a) Đáp ứng đầy đủ trang thiết bị, hệ thống biển báo, hệ thống phát thanh thể hiện thông tin các chuyến bay và các thông tin cho hành khách tại nhà ga. Tùy vào điều kiện thực tế của cảng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không phải bố trí một hoặc nhiều quầy thông tin với nhân viên trợ giúp hành khách;

b) Bố trí khu vực làm thủ tục kiểm soát an ninh tại nhà ga đi, nhân viên, máy soi chiếu để đảm bảo thực hiện thủ tục kiểm tra an ninh bao gồm cả thời gian xếp hàng cho một hành khách không quá 15 phút, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ Giao thông vận tải quyết định;

c) Thông báo ngay cho hãng hàng không khi phát hiện hành lý của hành khách có các vật dụng, hàng hóa bị giới hạn vận chuyển theo điều lệ vận chuyển của hãng hàng không;

d) Bố trí xe đẩy đáp ứng đầy đủ và thuận tiện cho nhu cầu sử dụng của hành khách;

đ) Tổ chức hệ thống giao thông, khu vực nhà vệ sinh phục vụ người khuyết tật;

e) Đảm bảo vệ sinh, môi trường văn minh, sạch đẹp trong nhà ga đi, đến; hệ thống nhà vệ sinh đáp ứng tiêu chuẩn theo công suất thiết kế của nhà ga;

g) Bố trí khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá tại khu vực cách ly của nhà ga;

h) Bố trí quầy nước miễn phí tại khu vực cách ly trong nhà ga đi, đến.

3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất tại các cảng hàng không phải đảm bảo trang thiết bị phục vụ đáp ứng nhu cầu sử dụng xe lăn tại khu vực nhà ga đi, đến; có xe nâng hành khách sử dụng xe lăn lên tàu bay.

Điều 11. Dịch vụ phi hàng không

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phi hàng không có trách nhiệm:

b) Đảm bảo cung cấp các hàng hóa thiết yếu và đồ uống không cồn trong khu vực cách ly với mức giá hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá chung của từng cảng hàng không.

2. Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm bố trí mặt bằng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không theo phương án bố trí mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Mục 2. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NHÂN VIÊN HOẠT ĐỘNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNGĐiều 12. Doanh nghiệp

1. Hãng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phi hàng không có trách nhiệm ban hành Quy định về kỷ luật lao động, trong đó có nội dung quy định hình thức và mức kỷ luật đối với nhân viên có hành vi vi phạm quy định về thái độ khi trực tiếp tiếp xúc với hành khách.

2. Các đơn vị cung cấp dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này phải trang bị trang phục cho nhân viên hoạt động tại cảng hàng không để phân biệt với nhân viên hàng không và hành khách đi tàu bay.

Điều 13. Nhân viên hoạt động tại cảng hàng không

1. Nhân viên trực tiếp tiếp xúc với hành khách phải có thái độ ân cần, chu đáo, tôn trọng và cầu thị, đặc biệt trong việc giải quyết những thắc mắc, khiếu nại, ý kiến đóng góp của hành khách về chất lượng dịch vụ trong quá trình cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không; bình tĩnh, kiên quyết xử lý các đối tượng hành khách có hành vi quá khích, gây rối, ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân đang hoạt động tại cảng hàng không.

2. Nhân viên trực tiếp tiếp xúc với hành khách phải có trang phục phù hợp với đặc điểm, tính chất của đơn vị cung cấp dịch vụ; phải đeo thẻ nhân viên trong quá trình tác nghiệp và thẻ kiểm soát an ninh khi làm việc tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không.

Chương IIITỔ CHỨC THỰC HIỆNĐiều 14. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam

1. Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này và báo cáo Bộ Giao thông vận tải tình hình thực hiện Thông tư.

2. Kiểm tra, yêu cầu thực hiện Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

3. Định kỳ 06 tháng, tổ chức rà soát, công bố các đơn vị không đáp ứng quy định về chất lượng dịch vụ theo quy định của Thông tư này; chỉ đạo doanh nghiệp cảng hàng không rà soát, sắp xếp phương án tổ chức phân bổ mặt bằng kinh doanh dịch vụ phi hàng không nhằm đảm bảo diện tích mặt bằng chung cho hành khách quy định tại Thông tư này.

4. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp không đáp ứng các quy định của Thông tư này.

Điều 15. Trách nhiệm của các Cảng vụ hàng không

1. Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.

2. Thực hiện giám sát việc tuân thủ chất lượng dịch vụ của các hãng hàng không, các đơn vị cung cấp dịch vụ theo Quy trình phục vụ hành khách quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

4. Bố trí nhân viên, thiết lập, công bố đường dây nóng để xử lý các sự việc, tranh chấp xảy ra giữa hành khách với các hãng hàng không, các đơn vị cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không và báo cáo kết quả xử lý về Cục Hàng không Việt Nam.

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.

Nơi nhận:– Như Điều 17; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các Thứ trưởng Bộ GTVT; – Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); – Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ, – Trang Thông tin điện tử Bộ GTVT; – Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; – Lưu: VT, VTải (5).

© Bản quyền bài viết: chúng tôi – vui lòng ghi rõ thông tin và kèm backlink khi sao chép.

Skkn Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tổ Chức Dạy Học 2 Buổi / Ngày Cho Học Sinh Tiểu Học

Tổ chức dạy hai buổi trên ngày, tăng cường thời gian học trên lớp cho học sinh từ lâu đã là giải pháp quan trọng để cải thiện chất lượng giáo dục của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta vấn đề này đã được triển khai và thực hiện. Việc tổ chức học 2 buổi/ngày đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng học tập của xã hội hiện nay, khắc phục được tình trạng quá tải trong mỗi buổi học, là cơ hội để đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học cũng như các hoạt động học tập trong nhà trường, nhà trường có điều kiện tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ, giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.

Qua hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2015 – 2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 vào sáng ngày 5 tháng 8 năm 2017 Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam đã nói: “Ở các nước tiên tiến, học sinh có điều kiện học 2 buổi/ngày. Học sinh nước ta học 1 buổi/ngày. Chúng ta có thông minh mấy cũng không theo được họ” ( GDVN)

Ở buổi 2, giáo viên (GV) có cơ hội tốt nhất để thực hiện việc dạy phân hoá HS, có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho HS yếu, có điều kiện tốt nhất để phát triển năng lực tư duy cho HS khá giỏi. Ngoài ra, ở buổi 2, ta có thể tạo những sân chơi thật bổ ích cho việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tổ chức dạy hai buổi trên ngày, tăng cường thời gian học trên lớp cho học sinh từ lâu đã là giải pháp quan trọng để cải thiện chất lượng giáo dục của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta vấn đề này đã được triển khai và thực hiện. Việc tổ chức học 2 buổi/ngày đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng học tập của xã hội hiện nay, khắc phục được tình trạng quá tải trong mỗi buổi học, là cơ hội để đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học cũng như các hoạt động học tập trong nhà trường, nhà trường có điều kiện tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ, giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Qua hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2015 - 2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 vào sáng ngày 5 tháng 8 năm 2017 Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam đã nói: "Ở các nước tiên tiến, học sinh có điều kiện học 2 buổi/ngày. Học sinh nước ta học 1 buổi/ngày. Chúng ta có thông minh mấy cũng không theo được họ" ( GDVN) Ở buổi 2, giáo viên (GV) có cơ hội tốt nhất để thực hiện việc dạy phân hoá HS, có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho HS yếu, có điều kiện tốt nhất để phát triển năng lực tư duy cho HS khá giỏi. Ngoài ra, ở buổi 2, ta có thể tạo những sân chơi thật bổ ích cho việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Lâu nay, trong dạy học GV đã thực sự đổi mới từ việc chọn nội dung, hình thức, thời lượng, đồ dùng dạy học, cách đánh giá, cho phù hợp với đối tượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (GD). Song hầu như GV đã giành hết thời gian và tâm huyết cho dạy học buổi 1- buổi dạy học các tiết được cơ cấu sẵn trong chương trình. Còn vấn đề dạy học buổi 2 chưa được nhiều GV quan tâm, không ít GV xem nhẹ hình thức dạy học buổi 2, nhiều GV xem buổi 2 như là giờ tự học, tự làm bài tập, tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS. Bên cạnh một số tiết dạy học buổi 2 thực sự có hiệu quả thì có không ít những tiết dạy ở buổi 2 GV giao cho HS một số bài tập đồng loạt HS giải quyết hết các bài tập đó là hết nhiệm vụ của tiết học. Còn trong tiết đó, bao nhiêu HS cần rèn kiến thức, kỹ năng gì? Cần rèn đến đâu? Các em có hứng thú học không? Có nhu cầu học hay không thì GV ít chú ý đến nên phần nào chất lượng dạy học buổi 2 hiệu quả chưa cao.. Chính vì lẽ đó tôi muốn tìm ra một số giải pháp Nâng cao chất lượng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh Tiểu học. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Xuân Thành huyện Thọ Xuân 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong Đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phân tích - tổng hợp ngữ liệu. - Phương pháp khái quát hóa. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. - Phương pháp thống kê toán học.... II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Giáo dục học sinh trở thành những con người năng động, sáng tạo trong tình hình xã hội và khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng như hiện nay đang trở thành vấn đề bức thiết của các nhà trường. Giáo dục Tiểu học Việt Nam muốn vươn tới ngang tầm các nước trong khu vực, trong khi thời lượng dạy học và hoạt động giáo dục của ta còn hạn chế, hầu hết học sinh chỉ được học 1 buổi/ ngày. Bên cạnh đó thì nhu cầu cho trẻ em được học, vui chơi cả ngày cùng bạn bè, thầy cô để cha mẹ yên tâm làm việc ngày càng trở nên cấp thiết vì nhà trường là địa chỉ an toàn nhất bảo vệ và chăm sóc trẻ em khi cha mẹ đi làm. Những lí do nêu trên khiến cho việc tổ chức dạy học cả ngày trở thành một trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm bảo đảm cho học sinh Tiểu học được thụ hưởng một nền giáo dục toàn diện với chất lượng vững chắc. Việc thực hiện dạy học cả ngày nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Tiểu học, đó là: nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở (Luật Giáo dục 2005). Dạy học 2 buổi/ngày giúp nhà trường thực hiện hiệu quả hơn mục tiêu giáo dục toàn diện, giáo dục phân hóa nhằm can thiệp sớm quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Đặc biệt giúp các em phát triển toàn diện, hài hòa đức - trí - thể - mỹ, đồng thời phát triển tốt nhất năng khiếu riêng của mình. 2. Thực trạng của vấn đề: 2.1. Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường: a. Tình hình địa phương: Trường Tiểu học Xuân Thành nằm trung tâm trên địa bàn xã Xuân Thành huyện Thọ Xuân, là một trường luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm và đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt là phần đông các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh đã đầu tư đúng mức về tinh thần lẫn vật chất cho con em đi học. Họ sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho con em học tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số gia đình đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, một số phụ huynh đi làm ăn xa gửi con cho ông bà nên việc quan tâm đến việc học hành của con em, còn phó thác cho nhà trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh. b. Tình hình nhà trường : Về đội ngũ: Năm học 2016 - 2017, trường có tỉ lệ giáo viên 1,5/lớp, đủ giáo viên dạy các môn đặc thù, các môn Tự chọn; 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. ( Trong đó CĐ: 2; ĐH: 13, có 5 giáo viên đã được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 7 giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp huyện). Trong năm học trường có 2 GV đạt GV dạy giỏi cấp tỉnh, 2 SKKN đạt giải cấp tỉnh, 6 SKKN đạt giải cấp huyện (trong đó 3 bản được gửi đi tỉnh). Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, có trách nhiệm; nhiều cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy học tốt; chất lượng dạy học năm sau cao hơn năm trước. Về cơ sở vật chất: Nhà trường có cơ sở vật chất tương đối tốt, cơ sở vật chất được xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa; sân chơi bãi tập, hệ thống công trình vệ sinh, nước sạch đầy đủ, cảnh quan môi trường sư phạm đảm bảo xanh - sạch - đẹp - an toàn. Tổng số phòng học: 10 (cao tầng: 10 phòng), đảm bảo đủ 1 phòng/lớp cho 10 lớp thực hiện chương trình (35 tiết/tuần) Trang thiết bị dạy học: Có 20 máy vi tính bàn, 4 máy tính xách tay, 1 ti vi, 2 máy chiếu, điện thoại, đài catset; các trang thiết bị khác, sân chơi, bãi tập, bồn hoa, thảm cỏ, bàn ghế, bảng chống loá đầy đủ, phục vụ tốt cho dạy - học 2 buổi/ngày và các hoạt động khác của nhà trường. Tuy nhiên, hiện tại nhà trường vẫn còn thiếu 1 số phòng làm việc; phòng học bộ môn, các phòng chức năng phục vụ cho công tác dạy học. Số lượng học sinh: Năm học 2016 - 2017 Trường có 10 lớp, 207 học sinh. Phần lớn các em chăm ngoan, thích đến trường, ham học hỏi, thích tìm tòi, thích khám phá, thích hoạt động, vui chơi ... nhiều em có năng khiếu về Toán, Tiếng Việt, hát, vẽ. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em hạn chế về nắm các kiến thức cơ bản các môn học, kĩ năng sống còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong sinh hoạt tập thể. Đặc biệt có 7 em khuyết tật (Trong đó có 5 em thiểu năng về trí tuệ, 2 em vừa thiểu năng trí tuệ, vừa ngôn ngữ). 2.2 Thực trạng dạy học 2 buổi /ngày ở trường Tiểu học Xuân Thành-Thọ Xuân. a. Về phía giáo viên: Trước đây, xuất phát từ quan niệm Sách giáo khoa, phân phối chương trình là "pháp lệnh" cho nên trong quá trình dạy, giáo viên tập trung dạy sao cho hết kiến thức, bài tập ở sách giáo khoa, việc đưa nội dung cho phù hợp với từng đối tượng là rất ít. Một số GV còn hiểu máy móc tinh thần chỉ đạo theo "Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày" (Công văn số 7632/BGD&ĐT, ngày 29/8/2005) là không đưa thêm nội dung, kiến thức mới vào dạy buổi 2 mà chủ yếu là khai thác kiến thức đã có trong sách giáo khoa, củng cố và rèn luyện các kiến thức kỹ năng đã học. Vậy là trong dạy học buổi 2 giáo viên chưa mạnh dạn đưa các loại bài phù hợp với từng đối tượng HS. Trong thực tế dạy học buổi hai nhiều giáo viên còn cảm thấy lúng túng bởi lẽ Ở dạy học buổi 2 không có những thiết kế bài soạn sẵn cho từng tiết để giáo viên tham khảo không có tài liệu cụ thể hướng dẫn cách soạn bài, các tiết dạy buổi hai đa số được soạn theo hướng mở để phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp, nên để thiết kế được những giáo án buổi 2 thực sự phù hợp với các đối tượng và phương pháp, hình thức dạy học phong phú đòi hỏi giáo viên phải thực sự dày công. Trong khi đó, cường độ lao động của giáo viên tương đối nhiều, thời gian hạn chế (giáo viên đi dạy có thể đến 9 buổi/tuần, sinh hoạt chuyên môn, hoạt động công tác đoàn thể, lao động cùng học sinh, phụ đạo học sinh tiếp thu chậm, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu,...). Vì vậy việc tiếp cận thông tin mới, việc nghiên cứu các tài liệu, soạn giáo án có phần hạn chế. Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đã chỉ đạo mạnh mẽ, sát sao về vấn đề tự chủ trong dạy học. GV đã linh hoạt, chủ động chọn nội dung, thời lượng, phương pháp. Thế nhưng không tránh khỏi một số buổi 2, các tiết tự chọn, năng khiếu được cơ cấu cứng nên việc điều chỉnh thời lượng một số tiết không thực hiện được. Một số GV còn ngại khi lên lớp buổi 2. Do GV chưa tự tin với việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp dạy học. Vì vậy hình thức dạy buổi 2 còn nghèo nàn, chưa phong phú, chưa hấp dẫn, chưa tạo cho HS thích học và say mê học. Một số tiết chưa dạy theo nhu cầu của HS, chưa giúp được HS yếu rèn kiến thức, kỹ năng; HS giỏi chưa có nhiệm vụ riêng, HS cá biệt chưa được quan tâm đúng mức nên nề nếp lớp học chưa nghiêm túc, không khí lớp học chưa sôi nổi, HS chán học, hiệu quả không cao. b.Về phía học sinh: Do đặc thù mỗi lớp học đều có đủ các loại đối tượng HS như (tiếp thu tốt, tiếp thu bài được, tiếp thu chậm, khuyết tật, cá biệt...) nên quá trình tiếp thu bài của các em còn có những bất cập. Còn một bộ phận HS tiếp thu chậm, bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bà nên việc quan tâm của gia đình đến việc học của học sinh còn hạn chế. Những học sinh này rất ngại học chóng chán, ỷ lại, nhiều em làm ảnh hưởng đến nề nếp và không khí lớp học. c. Về phía nhà trường: Cơ sở vật chất nhà trường chưa thực sự đảm bảo cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày như: các phòng chức năng chưa có đủ, phòng máy chưa đảm bảo hư hỏng nhiều, các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động tập thể còn nghèo nàn. d. Điều tra thực tế: Vào đầu năm học, nhà trường đã tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm 2 môn Toán, Tiếng việt và một số môn năng khiếu, kết quả thu được như sau: Khối Số HS Môn Toán Môn Tiếng việt Thích học các môn năng khiếu và tự chọn HTT HT CHT HTT HT CHT ÂN MT TD Tin 2 41 10 25 6 13 24 4 15 8 10 15 3 43 20 16 7 22 15 6 25 15 15 20 4 42 20 17 5 19 17 6 12 12 14 25 5 39 16 17 6 15 19 5 13 11 13 27 CT 165 66 75 24 69 75 21 65 46 52 87 Qua kết quả khảo sát, tôi đã nắm được chất lượng của từng khối lớp. Đó là chất lượng hai môn Toán, Tiếng việt chưa xứng tầm với trường chuẩn Quốc gia mức độ II, nhiều học sinh chưa thực sự thích học các môn năng khiếu. Đó là do những nguyên nhân sau: 1. Do sự chỉ đạo của BGH nhà trường chưa thực sự sát xao. 2. Hình thức tổ chức các buổi ngoại khóa còn hạn chế, chưa phân loại đối tượng học sinh vào các buổi chiều. 3. Chưa giao nhiệm vụ cho từng giáo viên phụ trách theo từng nhóm đối tượng học sinh. 4. Xếp Thời khóa biểu buổi thứ hai còn nặng về luyện hai môn Toán, Tiếng việt. Chưa bố trí được tất cả các lớp học 2 buổi/ngày, mới khối đầu cấp và cuối cấp. 5. Cơ sở vật chất nhà trường chưa đảm bảo (Thiếu phòng chức năng, thiếu trang thiết bị dạy học, thiếu các điều kiện để tổ chức các hoạt động tập thể. 3. Một số giải pháp tổ chức thực hiện chỉ đạo công tác dạy học 2 buổi/ngày ở trường Tiểu học Xuân Thành huyện Thọ Xuân. a. Chỉ đạo thực hiện: Là Hiệu trưởng chỉ đạo tất cả các hoạt động dạy và học trong Nhà trường, bản thân tôi luôn chú trọng mảng chuyên môn và đặt lên hàng đầu nên ngay từ đầu mỗi năm học, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở bám sát các yêu cầu về nội dung, kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình sách giáo khoa theo quy định. Nội dung dạy học buổi 2 chú trọng thực hành kiến thức đã học, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, dạy học các môn Tự chọn, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong hội đồng, lựa chọn giáo viên giảng dạy ở các khối lớp phù hợp với năng lực và chuyên môn để phát huy thế mạnh của từng người. Động viên cán bộ giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong sắp xếp, bố trí giáo viên nhà trường ưu tiên cho những lớp đầu cấp và cuối cấp. Xây dựng cơ cấu các khối, tổ chuyên môn. Giao trách nhiệm cho khối, tổ, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh ở từng khối, từng lớp của mình đang dạy. b. Hình thức tổ chức: Cuối mỗi năm học căn cứ vào kết quả thi định kỳ lần 2 của khối 1,2,3 lần 4 của các khối khối 4,5, biên chế các lớp học sinh theo nhóm đối tượng từ cao đến thấp để bàn giao chất lượng cho giáo viên nhận học sinh vào đầu năm học sau. Buổi học thứ nhất: Chỉ đạo dạy học theo kế hoạch giáo dục và thực hiện chương trình, sách giáo khoa quy định cho mỗi lớp, theo chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo công văn số 4232/BGD&ĐT-GDTH ngày 25/8/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi buổi học không quá 4 tiết, mỗi ngày học không quá 7 tiết. Chỉ đạo giáo viên dạy đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản các môn học. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với trình độ từng nhóm học sinh (Hoàn thành tốt, Hoàn thành, chưa hoàn thành). Lựa chọn phương pháp dạy học linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, không gây áp lực, tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện mình, với phương châm nhẹ nhàng, hiệu quả. Dựa vào kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và kết quả kiểm tra của giáo viên chủ nhiệm lớp, nhà trường đã chỉ đạo khối trưởng, giáo viên chủ nhiệm từ khối 2 cho đến khối 5 phân loại học sinh theo nhóm (Hoàn thành tốt, Hoàn thành, chưa hoàn thành) để học vào tất cả các buổi 2 trong tuần. Để việc tổ chức dạy học trên 2 buổi/ngày đạt hiệu quả đòi hỏi cần phải có sự đổi mới về công tác quản lí, vì vậy trách nhiệm của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục. Ngoài trách nhiệm quản lí dạy và học 2 buổi/ngày, bản thân tôi (cán bộ quản lí) còn có thêm những trọng trách khác như phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp (Thực hiện Công văn số 1490/SGD&ĐT - GDTH ngày 11/8/2015 của Giám đốc SGD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học). Tuyên truyền cho phụ huynh - học sinh và cộng đồng cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, những kiến thức cơ bản, dấu hiệu nhận biết về nạn bắt cóc trẻ em, bạo lực học đường, cách phòng chống đuối nước, kĩ năng thoát hiểm và tự vệ chính đáng. Tham mưu với địa phương bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất để đảm bảo việc dạy học cho từng lớp của trường. Chỉ đạo giáo viên tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, quản lí học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hướng dẫn giáo viên năng lực tổng hợp các kĩ năng dạy học các môn cụ thể, có khả năng lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp và một số nội dung khác như An toàn giao thông, vệ sinh cá nhân, môi trường, vệ sinh răng miệng, Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phòng chống các bệnh dịch,... Buổi học thứ hai: Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động thực hành cho học sinh. Đối với đối tượng học sinh chưa hoàn thành, giáo viên có biện pháp cụ thể, sát hợp với khả năng để giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Đối với đối tượng học sinh tiếp thu tốt, giáo viên đưa ra các dạng bài tập mở rộng, đào sâu kiến thức và kích thích tư duy của học sinh. Tổ chức các hoạt động nhằm củng cố kiến thức, bồi dưỡng năng khiếu cá nhân, học môn tự chọn theo sở thích và năng lực của học sinh. Củng cố kiến thức, kĩ năng, thực hành kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập như: Học các môn tự chọn; Phát triển năng khiếu theo các nội dung tự chọn; Tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Tổ chức theo hướng các hoạt động giáo dục phù hợp đối tượng, có thể chia học sinh ở cùng một khối lớp (hoặc khác khối lớp) theo các nhóm hoạt động trên cơ sở phù hợp khả năng và nhu cầu, có thể là thành lập câu lạc bộ: - Nhóm củng cố kiến thức: ( Câu lạc bộ Toán - Tiếng việt) - Nhóm bồi dưỡng năng khiếu, sở thích với các hoạt động như: thực hành đo đạc, giải toán nhanh, ứng dụng kiến thức toán vào thực tế, bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp, đọc diễn cảm, đọc thơ, thi kể chuyện, thi hùng biện, viết chữ đẹp, câu lạc bộ,... -Nhóm phát triển thể chất: ( Câu lạc bộ TDTT và các sở thích khác). Các hoạt động như: cờ vua, cầu lông, thể dục nhịp điệu,... - Nhóm phát triển nghệ thuật với các hoạt động về nhạc dân tộc, đàn oocgan, múa, khiêu vũ, vẽ, nặn, trang trí,... Nhóm hoạt động xã hội với các hoạt động về tìm hiểu tự nhiên, xã hội, lịch sử, địa lí, văn hoá truyền thống,... Chỉ đạo Tổng phụ trách Đội, giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động 1 tiết/ tuần ( 4 tiết/ tháng). Nội dung này được thực hiện tích hợp vào các môn Mĩ thuật, Thủ công, Kĩ thuật, Âm nhạc phù hợp với thực tiễn của địa phương và nhà trường. Ngoài ra, đưa một số luật như luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, luật Bảo vệ môi trường, luật An toàn giao thông,... ; một số làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian vào dạy ở các tiết ngoài giờ lên lớp (NGLL); các buổi chào cờ đầu tuần, hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh. Nhất là nay học sinh Tiểu học không được tham gia các kỳ thi học sinh giỏi thì việc hình thành và phát triển những năng lực tự học, tự chủ, tự quản lý, năng lực hợp tác giao tiếp...là rất phù hợp và cần thiết. Hàng tháng chỉ đạo Đoàn, Đội phối hợp với bộ phận chuyên môn tổ chức cho các em tham gia nhiều sân chơi: sinh hoạt câu lạc bộ, sân chơi cuối tuần, Rung chuông vàng,... giao lưu tiếng hát dân ca, các trò chơi dân gian, thi tìm hiểu về truyền thống văn hoá, nghề nghiệp, tìm hiểu gương người tốt, việc tốt ở địa phương, tổ chức lao động chăm sóc đài tưởng niệm, tham quan ngoại khoá các di tích lịch sử trong huyện nhằm giáo dục truyền thống cách mạng ở địa phương cho các em. Phân công các em trong Đội Cờ đỏ, Chữ thập đỏ, lập nhóm học tập, hàng ngày giúp đỡ những học sinh học lực còn yếu, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn bằng cả vật chất lẫn tinh thần để học sinh có điều kiện vươn lên trong học tập, cuộc sống. Đặc biệt là trong buổi sinh hoạt đầu giờ, các em trong Đội cờ đỏ đến các lớp được phân công, hướng dẫn lớp mình phụ trách sinh hoạt, tập hát múa.... các nội dung theo yêu cầu của Tổng phụ trách Đội. Năm học 2016 - 2017 này, nhà trường đã tổ chức cho 100% học sinh học 2 buổi/ ngày Gồm 10 lớp thực hiện chương trình 35 tuần.. Vì vậy, chất lượng học tập cũng như thể lực của các em học sinh ngày càng tốt hơn hẳn về mọi mặt. Chính vì lẽ đó, nhà trường đã tạo được niềm tin lớn đối với các bậc phụ huynh. c. Phân công giáo viên dạy theo nhóm đối tượng: Dựa theo năng lực của từng giáo viên, tôi đã phân công giáo viên chịu trách nhiệm dạy ở các nhóm phù hợp. Ví dụ: Giáo viên có sở trường môn Toán được phân công bồi dưỡng môn Toán; giáo viên có sở trường

Legio Mariae Comitium Kon Tum: Mừng Lễ Acies 2022

Sáng ngày 25.03.2021, nhằm lễ trọng Truyền Tin, Comitium Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Kon Tum đã tổ chức lập lại lời hứa với Đức Mẹ, gọi là lễ Acies (hay lễ Dâng mình cho Đức Mẹ).

Khoảng 180 hội viên hoạt động và tán trợ của 13 Praesidium (10 Praesidium thuộc giáo xứ Phương Nghĩa, 01 Praesidium thuộc giáo xứ Kon Mơnây Xơlam, 02 Praesidium thuộc giáo xứ Võ Lâm, và Curia Junior Phương Nghĩa) đã qui tụ về Nhà thờ Phương Nghĩa để tham dự lễ Acies hằng năm, là một cử hành đầy đánh động và có ý nghĩa sâu sắc đối với người hội viên Legio Mariae.

Đúng 8 giờ, các hội viên bắt đầu kinh khai mạc, lần chuỗi Mân Côi, đọc Sách thiêng liêng, và đọc tài liệu : “Maria, đừng sợ !” (Lm. Fx. Nguyễn Văn Tuyết), như một gợi ý tâm tình cho ngày lễ. Trong tài liệu có đoạn : “Mừng Lễ Truyền Tin, giữa cơn đại dịch, tại vài nơi ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới chúng ta phải rút lui trở về nhà. Các sinh hoạt tôn giáo bị đình chỉ, nhà thờ tạm đóng cửa. Chúng ta cảm thấy đơn độc, lo âu, và trong nỗi lo âu này, xin Mẹ giúp chúng ta hiểu rằng Mẹ vẫn luôn hiện diện trong nhà của chúng ta. Rằng Mẹ không đi xa, nhưng luôn đồng hành với chúng ta như Mẹ đã đồng hành với Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời trần thế của Chúa để chúng ta vững tin và không còn phải lo sợ”.

…”Hội viên Legio Mariae dâng mình cho Đức Mẹ trong tháng này qua Đại hội Acies, thật sự là một hồng ân đổ xuống cho Legio Mariae khắp nơi trên thế giới, khi trở thành hình ảnh sống động của Đức Maria đem ánh sáng đến cho nhân loại và làm tỏa sáng tất cả…”.

Đại hội hân hoan chào đón sự hiện diện của Cha Antôn Vũ Đình Long, chính xứ Phương Nghĩa, linh giám Comitium Kon Tum và Cha Tađêô Võ Xuân Sơn, chính xứ Võ Lâm, linh giám 2 Praesidium Nữ Vương Hòa Bình và Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo (Võ Lâm).

Mở đầu thánh lễ, Cha chủ tế Antôn Vũ Đình Long đã mời gọi các hội viên Legio Mariae hãy noi gương bắt chước Đức Mẹ, sống khiêm nhường, tự cho mình nhỏ bé…để vâng theo lời Chúa, chứ không phải “đạo binh” là phải phô trương hình thức bên ngoài.

Trong bài giảng lễ, Cha Tađêô Võ Xuân Sơn đã làm sáng tỏ vể ý nghĩa và tầm quan trọng của biến cố Truyền Tin – một biến cố rất đặc biệt trong lịch sử của Giáo Hội: ngang qua biến cố này, Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người qua Đức Trinh Nữ Maria. Đức Mẹ đã khiêm hạ, đã phó thác để vâng phục thánh ý của Thiên Chúa. Người hội viên Legio Mariae cũng được mời gọi trung thành với Đức Trinh Nữ Maria là người “nữ tướng”, là người hướng dẫn cho Legio Mariae.

Sau bài giảng, đến phần nghi thức dâng mình cho Chúa, dâng mình cho Đức Mẹ và tuyên hứa lại. Từng hội viên tiến lên thể hiện quyết tâm nỗ lực canh tân bản thân và diễn tả công khai việc thánh hiến mỗi người cho Đức Maria được cô đọng trong lời hứa đầy ý nghĩa: “Con xin dâng trọn tâm hồn thân xác con cho Mẹ, tất cả những gì của con là của Mẹ.” Việc thánh hiến này là tâm điểm cho ơn gọi của hội viên trong hoạt động Legio Mariae.

Legio Mariae (Đạo Binh Đức Mẹ) là một phong trào Công giáo tiến hành, được tổ chức theo lối binh đoàn, hình thức và cả danh xưng phỏng theo như trong quân đội Rôma. Vì thế có những từ ngữ La tinh còn xa lạ đối với nhiều người như Praesidium (kiểu như tiểu đội), Curia (kiểu như đại đội), Comitium (kiểu như tiểu đoàn).v.v. Tuy nhiên, Legio Mariae không dính dáng gì đến quân sự hay nhà binh, như sách Thủ Bản nói: “binh đoàn và vũ khí của người Legio Mariae không thuộc về thế gian này” (TB số lề 1). Hình thức tổ chức này chỉ muốn thể hiện tính cách kỷ luật, bài bản của Hội Legio Mariae.

Chính vì hữu ích và trở nên công cụ rao giảng Tin Mừng, nên tại Việt Nam, nhiều giáo phận đã đón nhận Legio Mariae như đội ngũ có tổ chức và kỷ luật và rất cần thiết trong hoạt động tông đồ giáo dân.

Tại giáo phận Kon Tum, năm 1956, Đức Cha Phaolô Seitz (Kim) đã thiết lập Legio Mariae và đặt Cha Curien (cố Kim) làm Linh giám tiên khởi. Trải qua thời gian, Legio Mariae minh chứng vai trò tông đồ giáo dân bằng cuộc sống hàng ngàn hội viên Kinh-Thượng, và được tôi luyện trong thử thách qua nhiều thời kỳ hết sức khó khăn, nhất là giai đoạn sau 1975. Legio Mariae chỉ thực sự “hồi sinh” từ năm 1993 tại Pleiku (giáo xứ Thăng Thiên) với Cha Phêrô Hoàng Văn Quy làm linh giám; và tái lập Comitium Kon Tum cấp giáo phận vào ngày 08/12/1999, với Cha linh giám Micae Võ Văn Sự, phó linh giám: Cha Giuse Trần Sơn Nam.

Chúng ta cầu chúc cho các hội viên Legio Maria, cách riêng những thành viên trong Comitium Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Kon Tum được tràn đầy ân sủng để mỗi ngày gắn bó hơn với Đức Maria và nên giống Chúa Giêsu qua việc dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa và Đức Mẹ bằng cách lập lại lời hứa vào ngày lễ Acies hôm nay.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bưu Điện Kon Tum: Đổi Mới Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!