Bạn đang xem bài viết Bước Lùi Của Nguyễn Kim &Amp; Tương Lai Siêu Thị Điện Máy được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sự thoái trào của Nguyễn KimTrong năm 2010, Nguyễn Kim chiếm 27% thị phần bán lẻ điện máy trong nước, đứng đầu thị trường và liên tục phình to. Suốt ba năm, từ năm 2010 – 2012, công ty này mở liên tục 18 trung tâm điện máy mới. Doanh thu năm 2011 của Nguyễn Kim cũng rất khả quan, đạt 400 triệu USD, tăng trưởng 30% so với năm 2010. Từ đây, Nguyễn Kim hướng đến tham vọng doanh thu 2 tỷ USD trong năm 2015, đồng nghĩa với việc duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân từ 30 – 50%/năm. Tuy nhiên, thị trường diễn biến ngược với kỳ vọng, buộc Nguyễn Kim phải tính đến bài toán khác. Trong năm 2012, nhiều “ông lớn” trong ngành siêu thị điện máy lao đao và phải đóng cửa. Cái tên đáng chú ý nhất của thị trường Hà Nội là Best Carings lặng lẽ rút khỏi thị trường sau vài năm tiến ra miền Bắc. Trước đó, sự thất bại của cách kinh doanh bài bản “bán hàng kiểu Mỹ” đã khiến hệ thống siêu thị WonderBuy phá sản vào năm 2011. Đứng trong bối cảnh này, dù vẫn may mắn có lãi nhưng Nguyễn Kim hầu như không tăng được lợi nhuận. So với năm 2011, doanh thu năm 2014 của Nguyễn Kim đạt trên 8.400 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 30%. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ nhỉnh hơn mức cũ không nhiều. Từ năm 2013 đến nay, Nguyễn Kim cũng không mở được cửa hàng mới nào phục vụ cho tham vọng bành trướng như dự tính. Dường như dự báo được sự khó khăn của thị trường sau khi WonderBuy phá sản năm 2011, Nguyễn Kim tìm con đường tăng trưởng khác trong năm 2012. Tổng cộng, nhà bán lẻ điện máy này đã rầm rộ khai trương năm siêu thị Thế giới số 24G. Vài tháng sau, do tình hình không có tiến triển, Nguyễn Kim đã đóng cửa cả năm siêu thị và quay về mảng điện tử gia dụng quen thuộc.
Tương lai ngành siêu thị điện máy Việt Nam có lẽ đã được quyết định từ bây giờ, nhìn từ thương vụ Nguyễn Kim – Central Group
Để xoay xở trong khó khăn, nhà kinh doanh này cũng tính toán chiến lược đầu tư vào ngành nông nghiệp và dược phẩm. Nguyễn Kim đã rót khoảng 500 tỷ đồng vào các công ty Docimexco, Angimex, Dược Lâm Đồng… Các khoản đầu tư mới cũng không giúp Nguyễn Kim tăng trưởng như mong muốn. Đơn cử như công ty Docimexco, lên sàn ba năm thì lỗ ròng cả ba năm và đối mặt với nguy cơ phá sản.
Như vậy, sau một thời gian dài vùng vẫy trong bối cảnh ảm đạm của thị trường điện máy, Nguyễn Kim đứng trước lựa chọn sinh tử. Họ quyết định bán cổ phần cho đối tác nước ngoài. Cần lưu ý rằng, tỷ lệ 49% mà nhà đầu tư Thái Lan mua từ Nguyễn Kim chưa hẳn là con số cuối cùng. Nếu vẫn nắm quyền chi phối thì việc bán cổ phần lúc này không giúp Nguyễn Kim thoát khỏi cơn bão khó khăn đang chờ ập đến. Bởi vậy, nghi vấn nhà đầu tư Central Group sẽ nắm cổ phần chi phối tại Nguyễn Kim không phải là không có cơ sở.
Tương lai nào cho Nguyễn Kim?
Bước lùi của Nguyễn Kim có nguyên nhân chính là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nhưng mô hình kinh doanh nặng nề với tỷ suất lợi nhuận thấp, đã khiến Nguyễn Kim không thể trụ vững trước làn sóng cạnh tranh ồ ạt từ các nhà đầu tư nước ngoài. Những đối thủ này có tiềm lực tài chính rất mạnh, có thể chấp nhận lỗ trong một thời gian, lại có mô hình kinh doanh và quản trị tiên tiến nên có nhiều lợi thế cạnh tranh lớn. Do là ngành dịch vụ, nên tỷ suất lợi nhuận của bán lẻ điện máy chỉ ở mức 5%. Muốn tăng lợi nhuận, các nhà kinh doanh phải mở rộng hệ thống. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn, sức mua của người dân suy giảm nhiều, mô hình siêu thị điện máy có vốn đầu tư lớn, khoảng 1-2 triệu USD mỗi siêu thị, Nguyễn Kim phải tạm dừng kế hoạch mở rộng. Chưa mở rộng tiếp cũng không sao, vì với vị thế “anh cả” thị trường, Nguyễn Kim vẫn có lãi đều đặn. Nhưng hai năm gần đây, các nhà đầu tư Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản đã ồ ạt xuất hiện tại Việt Nam, đẩy áp lực cạnh tranh mang tính sống còn lên cao. Các mô hình đại siêu thị của Aeon (Nhật Bản) hay thương mại điện tử mang đến sự tiện lợi hơn so với Nguyễn Kim. Ngoài sự tiện lợi, các mô hình mới còn giành được lợi thế về chi phí. Nỗi lo đến từ hai phía – đối tác ngoại và đối thủ nội. Trước tình cảnh này, Nguyễn Kim không còn đường khác ngoài lựa chọn bán cổ phần.
Với ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, một doanh nghiệp Thái Lan đã mua Family Mart và đổi tên thành B’Mart với kế hoạch đưa hàng Thái vào chiếm 70% hàng hóa trong hệ thống siêu thị này. Tuy nhiên, hàng điện máy của Thái, vị thế của Central Group và các doanh nghiệp Thái nói chung chưa có chỗ đứng nhất định tại thị trường Việt Nam. Và nếu có cạnh tranh, hàng điện máy Thái cũng rất khó giành thị phần với những “ông lớn” đã có vị thế vững chắc đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc.
Hàng gia dụng Thái đã thâm nhập thành công vào thị trường Việt Nam vài năm nay thông qua các hội chợ hàng Thái, hay chợ truyền thống. Đây là những mặt hàng có giá trị không cao so với thu nhập người dân Việt Nam. Tuy nhiên, với hàng điện máy có giá trị cao, vốn được người Việt xác định là tài sản, mua hàng Thái hay hàng của Nhật hoặc Hàn Quốc… lại là lựa chọn khó. “Bởi vậy, Central Group chỉ có thể kỳ vọng chắc chắn vào hiệu quả kinh doanh sau khi mua Nguyễn Kim, hơn là cạnh tranh ở sản phẩm điện máy Thái”, ông Robert Trần, Tổng giám đốc Khu vực châu Á, Tập đoàn Tư vấn chiến lược Robenny (Canada), nhận xét.
Lép vế trước nhà đầu tư ngoại
Hàng loạt siêu thị điện máy Việt Nam đã chết yểu trong mấy năm qua. Hãy điểm lại một vài sự sụp đổ. Năm 2011, WonderBuy phá sản. Năm 2012 đến lượt Best Carings. HomeOne và Việt Long cũng đóng cửa trong hai năm sau đó. Mới đây, sau khi Nguyễn Kim bán cổ phần, TopCare cũng lâm vào tình cảnh bi đát và phải dừng hoạt động với nhiều nghi vấn. Dễ thấy rằng, ngoài yếu tố khó lường là sức cầu giảm đột ngột do suy thoái kinh tế, sự cạnh tranh liều lĩnh của các siêu thị điện máy cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình cảnh hôm nay. Tất cả đều đua nhau mở thêm điểm bán để giành thị phần. Trong khi đó, phần lớn đều thuộc dạng “tay không bắt giặc”. Một chuyên gia phân tích trong ngành chia sẻ, phần lớn họ không có nhiều vốn. “Họ lấy hạ tầng và hàng hóa trong siêu thị, thứ không phải của mình, để thế chấp vay vốn ngân hàng. Khi khó khăn ập đến thì không thể cứu vãn được nữa”, vị này nói. Khi thâm nhập thị trường Việt Nam, các “ông lớn” đều xác định chấp nhận chịu lỗ từ 3-5 năm vì họ có vốn rất lớn. Đây cũng là yếu tố lý giải cho việc bán cổ phần của Nguyễn Kim là khá khôn ngoan trong thời điểm này.
Theo ông Đỗ Hòa, Giám đốc Công ty Tư vấn Tinh hoa quản trị, lợi thế của doanh nghiệp quốc tế là có nguồn hàng chính hãng với chi phí cạnh tranh hơn doanh nghiệp Việt. “Do họ lấy số lượng lớn. Ngoài ra, họ có thể gây ảnh hưởng lên nhà cung cấp nếu muốn cạnh tranh với các đối thủ nhỏ hơn, dựa trên lượng hàng rất lớn mà họ mua thường xuyên”, ông Hòa nói. Trong bối cảnh này, các siêu thị điện máy sắp tới sẽ phải bán cho nhà đầu tư ngoại hoặc phải đóng cửa. Riêng các chuỗi siêu thị khác cũng phải co hẹp hoạt động, tập trung vào sản phẩm lợi thế như hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng nông nghiệp.
Tương lai ngành siêu thị điện máy Việt Nam có lẽ đã được quyết định từ bây giờ, nhìn từ thương vụ Nguyễn Kim – Central Group.
Giản Phúc
Nguyễn Kim, Mediamart, Hc Đồng Loạt Hụt Hơi, Chỉ Còn 1 Đối Thủ Đủ Lực Thách Thức Vị Thế Của Điện Máy Xanh
Tăng trưởng gấp đôi sau 2 năm, Chợ Lớn hiện là chuỗi điện máy duy nhất vẫn còn có thể bám đuổi quyết liệt với Điện máy Xanh.
Sau khi Thế giới Di động – với 2 chuỗi chúng tôi và Điện Máy Xanh – đã xác lập vị thế thống trị trong ngành bán lẻ điện máy và các thiết bị di động thì cuộc chạy đua cho vị trí số 2 hoặc số 3 trong ngành trở thành “vấn đề sống còn” đối với các chuỗi điện máy khác nếu muốn tiếp tục tồn tại.
Một ví dụ tiêu biểu là Trần Anh – một chuỗi điện máy lớn tại phía Bắc. Nhận thấy không có lợi thế trong cuộc đua giành vị trí Top đầu trong ngành, ban lãnh đạo công ty đã quyết định bán lại cho Thế giới Di động. Viễn Thông A cũng được cho là đang hoàn tất các thủ tục để “bán mình” cho một tập đoàn lớn trong nước đang có tham vọng gia tăng vị thế trong ngành điện máy.
Viễn thông A kết thúc năm 2017 với doanh thu đạt 4.600 tỷ đồng – giảm 5% so với năm trước – và khá nhỏ bé so với mức doanh thu 13.100 tỷ cho FPT Shop hay 35.000 tỷ đồng của Thegioididong.com.
Nếu như phân khúc bán lẻ thiết bị di động chỉ có vài chuỗi lớn thì mảng điện máy tổng hợp lại có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh nhau khốc liệt. Sự tăng tốc mạnh mẽ của Điện Máy Xanh khiến cho các doanh nghiệp còn lại không còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Nếu như năm 2014, doanh thu của Điện Máy Xanh mới chỉ đạt 2.300 tỷ thì đến năm 2017 đã là gần 30.300 tỷ đồng.
Nguyễn Kim từng có một thời gian dài là “anh cả” của ngành điện máy nhưng đã chững lại một cách khó hiểu từ nhiều năm nay với doanh thu đi ngang, không vượt qua được ngưỡng 10.000 tỷ đồng.
Hệ quả là Nguyễn Kim không chỉ mất vị trí dẫn đầu mà còn mất luôn cả vị trí thứ 2 vào tay một đối thủ đang lên khác là Điện máy Chợ Lớn. Không được nhắc đến nhiều như Thế giới Di động hay FPT Shop nhưng Chợ Lớn đang có được kết quả kinh doanh rất ấn tượng: Doanh thu năm 2016 tăng 54% từ 8.100 tỷ lên 12.500 tỷ và tiếp tục tăng 26% trong năm 2017 lên 15.800 tỷ đồng – tức lớn hơn cả doanh thu của FPT Shop.
Tăng trưởng gấp đôi sau 2 năm, Chợ Lớn hiện là chuỗi điện máy duy nhất vẫn còn có thể bám đuổi quyết liệt với Điện máy Xanh. Với việc chỉ tập trung vào khu vực phía Nam, rõ ràng Chợ Lớn là một trong những đối thủ “xứng tầm” nhất của Điện máy Xanh tại khu vực này.
Hiện Chợ Lớn có 59 chi nhánh trên toàn quốc, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam với 27 chi nhánh tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận; 20 chi nhánh ở Miền Tây cùng 12 chi nhánh ở Miền Trung. Trong khi đó, Điện Máy Xanh hiện đã mở rộng ra khắp cả nước với 727 cửa hàng lớn nhỏ.
Trong khi 2 chuỗi dẫn đầu tăng trưởng cao thì tình hình kinh doanh của các chuỗi điện máy khác lại không mấy sáng sủa, đặc biệt là các chuỗi lớn tập trung ở khu vực phía Bắc như Trần Anh, HC Home Center, Samnec hay PICO. Doanh thu của cả 4 chuỗi này đều sụt giảm trong năm 2017.
Mediamart với việc đang đầu tư mạnh cho việc mở rộng mạng lưới nhưng doanh thu cũng tăng trưởng rất thấp, đạt hơn 5.200 tỷ trong năm 2017. Đến đầu tháng 9/2018, Mediamart có 92 cửa hàng.
Với việc thị phần bị thu hẹp do tăng trưởng thấp thậm chí tăng trưởng âm thì bài toán lợi nhuận cũng là một áp lực lớn với các chuỗi điện máy này. Samnec hay Mediamart có lợi nhuận trước thuế năm 2017 chưa đến 500 triệu đồng. PICO và HC Home Center khá khẩm hơn cũng chỉ đạt lần lượt là 25 tỷ và 14 tỷ đồng.
Ngay cả FPT Shop và Chợ Lớn dù có lợi nhuận vài trăm tỷ nhưng vẫn quá nhỏ bé khi đặt cạnh. mức lãi 2.800 tỷ của Thế giới Di động.
Mỗi mét vuông mặt sàn đem về hơn 14.500 USD cho FPT Shop, cao gấp 3,6 lần Thế Giới Di Động
Theo Kiến Khang
Trí Thức Trẻ
Tuổi Kim Lâu Là Gì? Cách Hóa Giải Hạn Kim Lâu
Theo phong tục cưới hỏi của người Việt Nam từ xưa đến nay, để quyết định chọn năm tổ chức cưới thì hai gia đình phải dựa theo tuổi của người con gái. Có tuổi được người ta cho là đẹp để kết hôn ngược lại, có tuổi lại bị kiêng kị.
Kim Lâu là gì?
Tuổi Kim Lâu được xuất phát từ khoa học cổ Phương Đông, có ý nghĩa trong việc cưới xin, chuyện lứa đôi để có một cuộc sống hạnh phúc và bền lâu.
Kim Lâu được hiểu đơn giản là nhà vàng hay lầu vàng ( Kim có nghĩa là vàng, lâu là lầu). Vì vậy mà trước đây người ta có quan niệm con gái của các vua chúa và quý tộc nên chọn tuổi Kim Lâu để tổ chức lễ cưới để sau này sẽ có một cuộc sống giàu sang, phú quý.
Ngược lại, đối với những con nhà thường dân thì tuyệt đối không được kết hôn vào ngày này bởi vì sự lo sợ của giới quý tộc rằng những người dân thường sẽ đổi vận, trở thành tầng lớp quan lại, cướp hết của cải, danh vọng của họ.
Nhưng về lâu dần, quan niệm này đã mất ý nghĩa ban đầu của nó và trở thành một điều mặc định là con gái khi lấy chồng phải tránh tuổi Kim Lâu. Kim Lâu được xem là những năm tuổi không tốt, bất lợi cho những chuyện đại sự khi khởi công.
Nếu như những người phụ nữ tổ chức cưới hỏi vào tuổi Kim Lâu thì không chỉ gây hại cho chính bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến chồng và con cái của họ. Thậm chí hạn Kim Lâu còn có thể gây họa cho các cây cối và vật nuôi trong gia đình.
Theo dân gian truyền lại, Kim Lâu được chia thành bốn loại:
– Kim Lâu Thân: kị chính bản thân mình. Đây là một hạn mà nếu không biết cách hóa giải sẽ gây ra hậu quả cho bản thân nặng nề nhất so với những hạn còn lại.
– Kim Lâu Thê: kị vợ (Thê có nghĩa là vợ). Người ta cho rằng phạm tuổi này thì không nên lấy chồng. Bởi vì nếu phạm Kim Lâu Thê khi cưới hỏi sẽ gây ra họa cho người chồng.
– Kim Lâu Tử: kỵ con (Tử nghĩa là con). Phạm phải hạn tuổi này thì không nên xây nhà, cất nhà.
– Kim Lâu Súc: kị chăn nuôi gia súc .Những người không làm theo nghề chăn nuôi gia súc vẫn có thể xây nhà vào năm này bởi vì khi xây nhà thì cũng không ảnh hưởng đến công việc cũng như sự nghiệp của gia chủ. Phạm phải hạn Kim Lâu Súc sẽ gây hậu quả cho gia súc và ảnh hưởng lớn đến kinh tế gia đình.
Cách tính tuổi Kim Lâu
Có rất nhiều cách tính tuổi Kim Lâu. Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách tính tuổi Kim Lâu được truyền lại phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.
Nếu như xây nhà thì sẽ lấy tuổi mụ của nam, còn nếu lấy chồng sẽ lấy tuổi mụ của nữ và chia cho 9. Nếu phép chia là các phép chia hết hoặc còn dư nhưng không phải các số 1, 3, 6, 8 thì không phải Kim Lâu. Người đó có thể yên tâm xây nhà, lấy chồng.
Còn nếu phép chia là các số dư 1, 3, 6, 8 thì người đó đã gặp phải hạn Kim Lâu. Các số dư 1, 3, 6, 8 sẽ lần lượt là các hạn tương ứng Kim Lâu Thân, Kim Lâu Thê, Kim Lâu tử, Kim Lâu Súc.
Kim Lâu có thật sự đáng sợ không?
Các cụ ta ngày xưa đã có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chính vì vậy, chuyện cưới xin là chuyện cả đời nên không ai dám phạm phải, lỡ kết hôn vào ngày Kim Lâu mà có chuyện gì không hay xảy ra thì hối cũng không kịp nữa.
Mặc dù người ta vẫn chưa có chứng cứ thực tế để chứng minh rằng con gái phạm phải tuổi Kim Lâu thì không được lấy chồng nhưng qua các lời kể của ông bà truyền lại, con cháu cũng không dám làm trái lại lời mà mang lại tai vong.
Cách hóa giải hạn Kim Lâu
Theo các tài liệu cổ học kết hợp với những quan niệm dân gian thì không được bàn chuyện xây dựng nhà cửa hay cưới xin khi gặp năm Kim Lâu.
Tuy nhiên, người ta cũng đã tìm ra nhiều cách để hóa giải hạn, qua đó cũng nhằm giải tỏa những lo lắng, sợ hãi cho các gia chủ cùng với sự linh hoạt hơn trong việc giải quyết các vấn đề đại sự.
Chẳng hạn như trong trường hợp làm nhà mới mà gặp hạn Kim Lâu thì có một biện pháp hóa giải chính là cách mượn tuổi- gia chủ sẽ nhờ người khác không phạm phải bất cứ vận hạn gì để đứng ra thực hiện công việc cho.
Còn đối với chuyện cưới xin, để hóa giải cho việc “đứt gánh giữa đường” thì dân gian ta thường có tục lệ “xin dâu hai lần”.
Ngoài ra, cũng có nhiều nơi có tục lệ hóa giải hạn Kim Lâu khác như: tổ chức ngày cưới sau ngày sinh nhật của cô dâu hoặc sau ngày Đông Chí. Bởi vì người ta có thể coi như lúc ấy cô dâu đã sang tuổi mới, đã hết hạn tuổi Kim Lâu.
Tuy nhiên, dù có lựa chọn những cách nào đi nữa thì cả hai bên gia đình vẫn cần có những sự đồng thuận và bàn bạc để tránh những hệ quả xấu về sau này.
Để có quyết định chọn một ngày cưới hợp lý thì cần chú ý thêm về điều kiện thực tế cho phép, chứ không phải luôn căn cứ theo sách vở hay chăm chăm vào những lời thầy phán.
Có thể nói, Kim Lâu cũng chỉ là một bước đầu tiên khi các đôi bạn trẻ bước chân vào ngưỡng cửa của cuộc sống gia đình. Gia đình có hạnh phúc được hay không còn dựa trên rất nhiều yếu tố khác nữa, nhất là sự san sẻ yêu thương giữa hai vợ chồng.
Như vậy, qua bài viết trên, chúng mình đã giới thiệu cho các bạn về Kim Lâu là gì cũng như một số kiến thức xung quanh vấn đề này. Có thể coi rằng Kim Lâu giống như một phép thử trong tình yêu. Qua đó mỗi người sẽ rút ra được những khéo léo, linh hoạt để đối nhân xử thế và cảm thông chia sẻ với nhau.
Bạn đang đọc bài viết Tuổi kim Lâu là gì? Cách hóa giải hạn kim lâu tại chuyên mục Cần biết, trên website Phong cách sống của tôi
Lạc Bước Vào Chuyết Chính Viên
1 số thông tin khiến mọi người ngỡ ngàng về Chuyến Chính Viên
Từ hồi xa xưa thì đây đã được xếp vào tứ đại lâm viên Trung Quốc bao gồm:
Di Hòa Viên- Bắc Kinh
Lưu Viên- Tô Châu
Chuyết Chính Viên- Tô Châu
Tị Thử Sơn Trang ở Hồ Bắc
Với diện tích là 5ha, đây là lâm viên lớn nhất ở Tô Châu, bề thế nhất và hiển nhiên :))…. cảnh cũng nhiều và đặc sắc nhất.
Mất khoảng 2-3 h để tham quan hết cái lầm viên này nha và nếu mà bạn nào mải mê chụp ảnh, ngắm đồ cổ thì vô cùng tốn time :). chắc phải cỡ nửa ngày lang thang trong cái lâm viên này quá.
Đây cũng là thắng cảnh đệ nhất Tô Châu mà mình đã từng review trong bài viết về du lịch Tô Châu- Hàng Châu của mình.
Giá vé và giờ mở cửa của Chuyết Chính Viên
Chính vì là thắng cảnh bậc 5 ở Trung Quốc nên giá vé của Chuyết Chính Viên cũng không hề rẻ nha.
Tháng 3, 6, 11, 12 : giá vé chỉ 70 tệ và là thời gian thấp điểm của khu vườn này.
Từ 16/11 đến 28/2: Mở cửa từ 7h30 đến 5h chiều.
Thời gian đẹp nhất để đi thăm Chuyết Chính Viên
Khu vườn này 4 mùa đều đẹp và mỗi mùa lại có 1 nét riêng. Mùa xuân mai mận rập rìu ong bướm. Mùa hè sen nở thơm mát những hồ nước nhỏ ở đây. Mùa thu rực rỡ lá phong rơi ngập những con đường. Và đến mùa đông tuyết phủ trắng xóa những cây cầu gỗ nhỏ.
Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí cũng như để kết hợp tham quan những thắng cảnh khác ở Tô Châu và Hàng Châu, mình khuyên các bạn nên đi vào dịp :
Tháng 3- đầu giữa tháng 4 : đây là mùa xuân hoa mận hoa đào nở và cũng là mùa vắng vẻ nhất trong năm.
Ngoài ra thì mình thấy giá vé của những tháng này cũng rẻ hơn nên các bạn sẽ tiết kiệm được…. 1 bữa ăn ở Tô Châu đó =))).
Làm thế nào để đến được Chuyết Chính Viên
Mình đến với Chuyết Chính Viên quả thật là… khá gian nan =))). Trước hết là đi từ Hàng Châu qua Tô Châu.
Haizza, thay vì đi tàu mình lại chọn lựa 1 lựa chọn ngu ngốc là đi….xe khách. Và thế là cái bến xe khách lúc đến nơi hoàn toàn ko trong dự liệu của mình, nó cách khu vườn những….2-3km cơ.
Thế là mình quyết định bắt tiếp xe bus đến gần rồi đi bộ vào. Ok, sau khi đã lên xe bus, lúc gần xuống check GPS tưởng sắp đến nơi rồi, ai ngờ GPS phản chủ, thế là mình bị xuống trước 1 bến. Tức là phải quốc bộ khoảng 1km nữa mới đến khu vườn này.
Vâng, tưởng thế là xong, nhưng mình quá lười, mình ko muốn bắt xe bus để đi tiếp hay là đi bộ mà mình vời 1 bác xe ôm với cái giá cắt cổ- 10 tệ 🙁 cho 1km ạ. Và nhục hơn là bác ta lừa mình, thả mình ở cửa 1 công ty du lịch, bảo mình vô đó mà mua vé.
Và may quá, mình rất tỉnh, mình check lại đường, thấy còn 500m và mình quyết định đi khỏi đó, vô con đường dẫn đến vườn Chuyết Chính Viên mà may mắn thay, nó lại đi qua con phố cổ, những cái nhà cổ xinh xinh với cái cầu bắc qua con sông nhỏ và những con sư tử khắc đá đáng yêu trên đó. Đợi khi mình kịp định thần được đấy là đường nào thì mình đã đến nơi rồi :P.
Tốt nhất, nếu bạn đi đông, và không muốn vất vả tìm đường mà vẫn đến được những nơi đẹp đẽ cùng có người hướng dẫn cho chi tiết về Tô Châu, bạn có thể chọn 1 trong số các tour này
Xem gì, ngắm gì, chơi gì ở Chuyết Chính Viên
Đình viện nhỏ với các thứ đồ tinh xảo.
Những cổng vòng cung duyên dáng mang phong cách thời Minh
Cây cầu mái gỗ yêu kiều bắc qua hồ xanh ngắt
Rồi những hòn non bộ, giả sơn đã từng là nơi hẹn hò của bao nhiêu bậc giai nhân tài tử.
Và những đồ gốm sứ, đồ thủ công mĩ nghệ làm bừng sáng cả các căn phòng tiếp khách của các tiểu thư :3.
Bước vào khu vườn Chuyết Chính Viên mà cảm giác như đang xuyên không vậy.
Sau chuyết Chính Viên, Các bạn nên đi thăm 1 số lâm viên nổi tiếng khác:
Và tốt nhất thì ở 1 cái hotel nhỏ ở các phố cổ đó để trải nghiệm cho Tô Châu 1 cách trọn vẹn. Hôm Sau các bạn nên đi thăm thêm 1 số chỗ nữa : bảo tàng tơ lụa, bảo tàng vườn….
Nhìn chung, sẽ không ai chỉ đi Hàng Châu hoặc chỉ đi Tô Châu mà sẽ đi cả 2 nơi thần tiên ấy cùng 1 cổ trấn nữa. Trong trường hợp của mình thì mình có 4 ngày 3 đêm nên mình chỉ có 1 ngày ở tô châu, 1 ngày hàng châu và 1 ngày rưỡi ở Ô Trấn.
Xem kinh nghiệm đi Giang Nam của mìnhKinh nghiệm xuyên không ở Ô Trấn
Cập nhật thông tin chi tiết về Bước Lùi Của Nguyễn Kim &Amp; Tương Lai Siêu Thị Điện Máy trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!