Xu Hướng 4/2023 # Bài Khấn Rút Chân Nhang Và Thắp Hương Ông Công Ông Táo # Top 9 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Bài Khấn Rút Chân Nhang Và Thắp Hương Ông Công Ông Táo # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Bài Khấn Rút Chân Nhang Và Thắp Hương Ông Công Ông Táo được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hôm nay cũng gần cuối năm, em có bài khấn rút chân nhang cuối năm và sắp lễ cúng ông công ông táo lên chầu trời thì ghi tặng các chị em.

Việc tâm linh em rất ít khi nói, gặp duyên thì nói nhưng gần cuối năm rồi nghĩ 2 việc này quan trọng thì chia sẻ để mọi người cùng làm. Làm về tâm linh, quan trọng nhất tâm hướng phật pháp, nếu làm điều ác thì thờ cũng bằng thừa. Nhưng điều ác k phải cứ thấy ác là ác, làm từ thiện chưa chắc đã là tốt, còn phải xem về nhiều mặt và nhiều khía cạnh.

Cuối năm, việc tâm linh đặt lên hàng đầu. Bận mấy thì bận, việc tâm linh cần làm phải bỏ các việc khác hết. Có những cái đợi không được mà cố làm cũng không thành công.

Lễ hoá chân nhang

(Cái này nên làm trước lễ ông công ông táo)

* Tu lễ:

* Bài khấn:

Nam mô a di đà phật (3 lần) Con lạy chín phương trời lạy mười phương đất. Con lậy chư phật mười phương mười phương chư phật. Con lạy thập phương thập phật ngũ phương ngũ phật, con lạy hằng hà sa số các chư phật công đức công lượng vô biên. Con xin xám hối con bái thỉnh: thổ công chúa đất tại gia trong nhà đất ở, đông trù tư lệnh táo phủ thần quân đông dương cảnh thổ, ngũ phương long địa mạch tại gia tại bản.

Hôm nay là ngày.. tháng … năm (âm lịch) Gia chung tín chủ chúng con gồm: … (tên) …. (tuổi)… Ngụ tại: … ( địa chỉ nhà) Hôm nay ngày tươi tháng tốt ngày tốt tháng đẹp, gia chung tín chủ chúng con lễ mỏng tâm thành sửa soạn làm lễ tỉa bớt chân nhang để cho bát hương được thoáng đãng, để cho chúng con khi làm lễ mới cắm hương được rộng rãi. Con kính mời các chư vị thần linh đến hưởng lễ rồi cho chúng con được tỉa chân nhang để sang năm mới chúng con làm lễ được thuận lợi và được tốt hơn. Con người trần mắt thịt, tuổi con còn trẻ, tóc con còn xanh, con ăn chưa sạch, con bạch chưa thông, ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời, con biết đến đâu con tâu đến đấy, ba điều không sảy bảy điều không sai, mong các ngài chứng tâm chứng đức chứng quả chứng cho gia đình chúng con. Con xin trân thành cảm ơn!

(Lễ này làm tốt nhất vào 6h30 sáng)

* Tu lễ:

* Bài khấn:

Nam mô a di đà phật (3 lần) Con lạy chín phương trời lạy mười phương đất. Con lậy chư phật mười phương mười phương chư phật. Con lạy thập phương thập phật ngũ phương ngũ phật, con lạy hằng hà sa số các chư phật công đức công lượng vô biên. Con xin xám hối con bái thỉnh: thổ công chúa đất tại gia trong nhà đất ở, đông trù tư lệnh táo phủ thần quân đông dương cảnh thổ, ngũ phương long địa mạch tại gia tại bản.

Hôm nay là ngày.. tháng … năm (âm lịch) Gia chung tín chủ chúng con gồm: … (tên) …. (tuổi)… Ngụ tại: … ( địa chỉ nhà) Hôm nay là ngày ông táo lên chầu trời , gia chung tín chủ chúng con lễ mỏng tâm thành sửa soạn hương hoa nhanh đăng trà quả dâng lên trước án. Cúi xin tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con phạm sai lầm. Mong các vị thụ hưởng lễ vật mà phù hộ độ trì cho gia chung tín chủ chúng con sang năm mới toàn thể gia trạch được bình yên, không bị đau ốm bệnh tật, không gặp rắc rối trong cuộc sống, gặp nhiều may mắn về tài lộc. Con người trần mắt thịt, tuổi con còn trẻ, tóc con còn xanh, con ăn chưa sạch, con bạch chưa thông, ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời, con biết đến đâu con tâu đến đấy, ba điều không sảy bảy điều không sai, mong các ngài chứng tâm chứng đức chứng quả chứng cho gia đình chúng con. Con xin trân thành cảm ơn!

Tết Ông Công Ông Táo: Chuẩn Bị Vật Phẩm, Bài Cúng Sao Cho Đúng

Đã từ rất lâu rồi trong tín ngưỡng và văn hóa người Việt ngày tết ông công ông táo luôn ẩn chứa những điều thiêng liêng, kỳ diệu. Vào ngày tết ông công ông táo 23 tháng chạp người ta chuẩn bị đồ cúng, cá chép để tiễn ông táo về trời với nhiều ý nghĩa thú vị.

Những năm gần đây, tục cúng ông công ông táo đã bị một bộ phận người dân biến tướng, làm giảm ý nghĩa nhân văn tích cực!

Vì sao có ngày tết ông công ông táo?

Qua thời gian tích này có nhiều dị bản song vẫn được nhân dân lưu truyền rộng rãi. Câu chuyện được kể lại như sau:

Xưa có nàng Nhị Thị lấy chồng là Trọng Cao. Hai người ăn ở, yêu thương nhau hết mức nhưng mãi chẳng có một mụn con. Vì lý do này mà Trọng Cao thay đổi tính tình, hay kiếm chuyện dằn vặt vợ, “chuyện bé xé to”…

Một hôm trong một lần không kiềm chế bản thân, Trọng Cao đã lớn tiếng và đánh đập Nhị Thị. Nàng bỏ đi lang thang hết nơi này tới nơi khác cho tới một ngày nàng được Phạm Lang cưu mang, cứu giúp. Cũng từ đấy, hai người kết thành phu thê.

Lại nói về Trọng Cao, sau khi đuổi vợ ra khỏi nhà thì rất hối hận và day dứt. Anh ta quyết định đi khắp nơi tìm kiếm vợ của mình.

Ngày này qua ngày khác, tiền gạo mang theo không còn, Trọng Cao trở thành một người ăn mày, hành khất kiếm cơm. Chẳng may, trong một lần đi ăn xin lại vào đúng nhà Nhị Thị. Hai người nhận ra nhau, Trọng Cao bày tỏ nỗi lòng, hai người mừng mừng tủi tủi.

Nhân lúc Phạm Lang không có nhà, Nhị Thị lén nấu cơm mời Trọng Cao ăn. Không lâu sau đó, Phạm Lang trở về. “Tình ngay, lý gian”, sợ chồng hiểu lầm, Nhị Thị bèn bảo Trọng Cao trốn vào đống rơm sau vườn.

Oan nghiệt thay, Phạm Lang lại đang muốn lấy tro bón ruộng nên châm lửa đốt, đúng vào đống rơm mà Trọng Cao đang trốn.

Nhị Thị vì thương chồng cũ vội nhảy vào đống lửa toan cứu Trọng Cao ra. Phạm Lang chưa hiểu hết sự tình thế nào nhưng thấy vợ nhảy vào lửa cũng chạy theo cứu vợ. Kết cục cả ba người bị chết trong đám cháy.

Ngọc Hoàng ở trên cao thấy vậy động lòng nên phong cho họ thành vua bếp gọi là Định Phúc Táo Quân.

Người chồng cũ Trọng Cao là Thổ Địa (trông coi nhà cửa), người chồng mới gọi là Thổ Công (trông coi trong bếp), người vợ Nhị Thị là Thổ Kỳ (Trông coi việc đi chợ, bếp núc).

Ý nghĩa ngày tết ông công ông táo trong tín ngưỡng người Việt

Trong tín ngưỡng văn hóa của người Việt ông công ông táo được coi là những vị thần linh luôn theo sát, bảo vệ gia chủ, định đoạt cát hung trong nhà.

Táo Quân giúp xua đuổi ma tà xâm nhập vào thổ cư và đồng thời bảo vệ sự bình yên, may mắn cho những người trong nhà.

Táo Quân cũng là vị thần cai quản việc bếp núc, tượng trưng cho sự no ấm, yêu thương nhau như sự tích “2 ông một bà”.

Ngoài ra, Táo Quân sẽ ghi lại những việc làm tốt xấu, công tội của gia chủ để cuối năm trở về bẩm tấu với Ngọc Hoàng làm căn cứ thưởng phạt công minh. Điều này có ý nghĩa như sự nhắc nhở, hãy gắng làm nhiều việc lương thiện hơn thì sẽ được đền đáp.

Để được táo quân phù trợ, bẩm báo những điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng. Hàng năm cứ vào ngày 23 tháng chạp cũng là ngày tết ông công ông táo, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị vật phẩm, cá chép để tiễn ông Táo về trời thật trọng thể. Sau đó đến đêm Giao Thừa Táo Quân sẽ trở về trần gian cùng với gia đình đón năm mới – Đây là một chu trình tiết lễ khép kín, âm dương hòa hợp.

Cách bài trí là như vậy nhưng thần lực của ông Công vẫn là lớn nhất. Mỗi khi cúng ông bà tổ tiên, gia chủ vẫn phải thỉnh mời, xin phép ông Công đầu tiên rồi mới đến gia tiên nhà mình. Cách giải thích này cũng phù hợp với tín ngưỡng, truyền thống văn hóa của người Việt ta từ trước tới nay.

Cách chuẩn bị đồ cúng tiễn ông công ông táo về trời

Đồ cúng trong ngày tết ông công ông táo thông thường có một mâm cơm, vàng mã, trái cây, hoa, trầu cau, đèn nến, cá chép. Trong đó:

– Vàng mã: Miền Trung thường cúng bằng một con ngựa giấy còn miễn Nam và Bắc chọn cúng ba chiếc mũ (bao gồm 2 mũ đàn ông có cánh chuồn và một mũ đàn bà), 3 đôi hia, 3 áo quan, tất cả đều sặc sỡ, lấp lánh. Sau khi cúng xong mang đi hóa.

Ngày nay một bộ phận người dân đã biến tướng ngày tết ông công ông táo, sắm lễ linh đình, cúng cả máy bay, xe hơi, tàu điện với ý nguyện vật phẩm càng to thì càng được may mắn. Điều này đã làm giảm đi ý nghĩa và nét đẹp về ngày tết ông công ông táo .

Thêm một thực trạng đáng buồn về cách hành xử của những tiểu thương, cơ hội. Trên bờ người dân vừa mới thả cá chép phóng sinh thì bên dưới lòng hồ, ao đã có người vớt lên để mang đi bán lại.

Ngoài ra, cứ vào ngày tết ông công ông táo xong thì lại phải có người đi dọn rác túi nilon của người dân thiếu ý thức bỏ lại. Như vậy, một tín ngưỡng tâm linh tốt đẹp đã bị một bộ phận “làm quá” trở nên rất phản cảm.

Bài cúng 23 tết ông công ông táo như thế nào?

Nam mô a di đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Ngài “Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân”.

Hôm nay là ngày 23, tháng chạp, năm…

Tín chủ con thành tâm thắp nén hương, sắp sửa mâm lễ, hương hoa phẩm luật, xiêm hia áo mũ, kính dâng lên thần.

Con kính mời ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh thụ hưởng lễ vật.

Con cúi xin thần bỏ qua, đại xá cho lỗi lầm của gia chủ chúng con trong năm vừa qua.

Xin ngài ban phước lộc, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho trai gái, già trẻ dồi dào sức khỏe, làm ăn phát đặt, bình yên, may mắn.

Mong thần chứng cho lòng thành của chúng con!

Nam mô a di đà phật (3 lần).

Năm 2021 cúng ông công ông táo vào ngày nào?

Nhiều người chị em đi làm công sở bận bịu thắc mắc có cần phải cúng Táo Quân đúng ngày không ?

Nhà nghiên cứu văn hóa và tín ngưỡng dân gian tiến sĩ Ngô Đức Thịnh cho rằng: Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể sắp xếp cúng ông công ông táo vào buổi sáng, buổi chiều hoặc trước ngày 23 tháng Chạp 1- 2 ngày đều được. Tuy nhiên cúng đúng ngày vẫn là thời gian đẹp nhất.

Tục cúng tết ông công ông táo không chỉ là một nét đẹp tâm linh truyền thống mà còn thể hiện mong ước, hướng thiện của người dân Việt Nam. Hy vọng, ngày này sẽ được nhân dân ta lưu truyền muôn đời và giữ nguyên ý nghĩa tốt đẹp. Nguồn: chúng tôi

Cách Vệ Sinh, Bao Sái Bàn Thờ Tổ Tiên, Rút Tỉa Nhang Bát Hương Và Văn Khấn

Bao sái bàn thờ tổ tiên trong thời gian cuối năm vào ngày nào? Sắm lễ bao sái bát hương, vệ sinh bàn thờ tổ tiên thần tài, tượng Phật, văn khấn rút tỉa chân nhang trước lúc vệ sinh.

Cùng chúng tôi tìm hiểu về bao sái bàn thờ tổ tiên là gì, lúc nào, cách bao sái ban thờ, bát hương trong thời gian cuối năm đúng phương pháp chi tiết trong bài sau:

Bao sái bát hương là gì?

Bao sái hương hay còn gọi là vệ sinh bàn thờ tổ tiên, đây là một nghi lễ khá quan trọng, gồm có những việc làm là vệ sinh bàn thờ tổ tiên, bát hương, tỉa chân nhang, thay hoặc thêm tro vào bát hương.

Bao sái bát hương vào ngày nào?

Vậy bao sái bát hương vào lúc nào? Thông thường, lễ bao sái bát hương thường diễn ra vào trong thời gian cuối năm vì ngày thường tránh việc xê dịch bát hương hoặc bao sái vì động đến phần âm, không tốt cho gia chủ nhưng nếu cần thiết phải làm trong năm thì vẫn đang còn thể tiền hành.

Bao sái bát hương ngày nào?

Bao sái bàn thờ tổ tiên trong thời gian cuối năm vào ngày nào? Bao sái bàn thờ tổ tiên, bát hương ngày 23 tháng Chạp hoặc ngày Tất Niên. Nhưng bao sái trước hay sau lúc cúng ông Công táo công? Dân ta ý niệm thời gian các Táo lên trời chỉ còn một vài thần nhỏ trực duy trì trật từ, vì vậy việc xê dịch bát hương cũng không mạo phạm tới những vị thần.

Tuy nhiên, nếu nhà có tang ma thì tránh việc quét để khói bụi không bay vào mắt người vừa mất, phạm đến phần âm.

Cách bao sái bát hương bàn thờ tổ tiên

Cách vệ sinh, bao sái bàn thờ tổ tiên ngày 23 tháng Chạp hay một ngày trong năm nếu cần thiết, cách vệ sinh bàn thờ tổ tiên thần tài cần nắm rõ những lưu ý sau:

Người thực thi cần tắm rửa sạch sẽ, quần áo, đầu tóc chỉnh tề. trước lúc tiến hành cần chuẩn bị sẵn sàng đồ lễ bao sái bàn thờ tổ tiên gồm 1 đĩa xôi, 1 khúc thịt, 1 đĩa hoa quả theo mùa, 3 lễ tiền vàng, 2 lọ hoa hai bên, 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ, 3 chén rượu nhỏ, 1 tách nước sôi để nguội.

sau lúc đã sắm lễ bao sái ban Thần Tài, bàn thờ tổ tiên Phật, gia tiên, bạn thắp 3 nén nhang và bắt đầu đọc bài khấn trước lúc vệ sinh bàn thờ tổ tiên trong thời gian cuối năm.

Đọc xong bài khấn trước lúc vệ sinh bàn thờ tổ tiên thần tài, bàn thờ tổ tiên Phật, gia tiên, bạn đợi hương tàn ⅓ rồi di chuyển bát hương ra ngoài và dùng bộ dụng cụ vệ sinh bàn thờ tổ tiên để làm sạch bàn thờ tổ tiên, không vệ sinh khi vẫn còn bát hương trên bàn thờ tổ tiên.

Bao sái bát hương, vệ sinh bàn thờ tổ tiên như thế nào?

Khi bao sái chân hương bát nhang, chỉ để lại 5 chân nhang với bát hương quan Thần Linh và 3 chân nhang riêng với những bát hương khác. Phần chân nhanh đã tỉa mang đốt và thả tro xuống sông. Bỏ bớt tro đầy trong bát hương và thêm tro mới cách miệng bát hương 1-2cm.

Cách cách bao sái tượng Phật, bát hương Thần Tài, bát hương gia tiên đúng phương pháp là dùng khăn sạch thấm rượu gừng và lau từ miệng bát trở xuống. Khi vệ sinh bàn thờ tổ tiên hàng ngày cũng nên dùng cách này.

Vệ sinh bát hương xong thì bạn đặt bát hương, đồ thờ cúng lại vị trí cố định trên bàn thờ tổ tiên và kiêng kỵ xê dịch và thay nước, thay chum gạo muối nếu có.

sau lúc bao sái chân nhang trong thời gian cuối năm xong xuôi, bạn thắp nhang xin yên vị chân nhang, thỉnh các Ngài về, giải trình con đã xong việc và cầu xin phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe bình an.

Văn khấn rút tỉa chân nhang

Cùng tham khảo văn khấn bao sái chân nhang, bao sái bát hương bàn thờ tổ tiên năm 2021 sau đây:

Nam mô a di đà phật

Giờ Đẹp Nhất Để Cúng Ông Công Ông Táo Ngày 23 Tháng Chạp

Sự tích ông Công ông Táo

Trong dân gian, có nhiều dị bản về sự tích ông Công ông Táo nhưng nói chung tục lệ cúng ngày 23 tháng Chạp xuất phát từ câu chuyện tình sâu nghĩa nặng giữa nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. Hoàn cảnh éo le của ba người, “một vợ hai chồng”, “một bà hai ông” được kể lại trong sự tích ông Công ông Táo như sau.

Xưa kia có hai vợ chồng rất nghèo khó, người chông tên Trọng Cao, người vợ là Thị Nhi. Hai vợ chồng lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con. Cũng vì lẽ này, cuộc sống gia đình thường xuyên xảy ra xung đột, mâu thuẫn.

Một ngày nọ, vì quá tức giận và không kiềm chế được bản thân mà Trọng Cao đã đánh vợ mình. Giận người chồng đầu ấp tay gối bấy lâu, Thị Nhi bỏ nhà ra đi và gặp người đàn ông tên Phạm Lang. Hai người sống như vợ chồng. Một thời gian sau, Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mãi không về, liền nóng ruột đi tìm khắp nơi nhưng không có tung tích gì. Trọng Cao quyết định bỏ nhà, bỏ công ăn việc làm để đi hành khất tìm vợ.

Một hôm vì quá đói và mệt, Trọng Cao gõ cửa một nhà để xin ăn thì được một người chính là Thị Nhi mang cơm ra cho. Hai người bàng hoàng khi nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ lại ùa về. Thế nhưng, Phạm Lang lại sắp đi làm đồng về, Thị Nhi bèn bảo Trọng Cao trốn vào trong đống rơm ở góc vườn. Vì quá mệt mỏi nên Trọng Cao ngủ thiếp đi không biết gì.

Thật không may, Phạm Lang về nhà mục đích là để lấy tro mang ra bón ruộng, nên ông bèn châm lửa đốt đống rơm mà Trọng Cao đang say ngủ trong đó. Nhìn thấy người chồng cũ của mình bị chết cháy, Thị Nhi bèn lao vào lửa để chết theo. Phạm Lang vì thương vợ nên cũng lao mình vào đám cháy để cùng chết.

Chứng kiến hoàn cảnh éo le cùng tình nghĩa giữa ba người, Ngọc Hoàng phong cho Phạm Lang, Thị Nhi và Trọng Cao làm Táo quân, phân chia nhiệm vụ của mỗi người như sau:

– Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp

– Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà

– Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa

Năm 2019, tết ông Công ông Táo vào ngày bao nhiêu?

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần dõi theo cuộc sống của mọi người. Hàng ngày ông Công ông Táo sẽ ghi lại những việc làm tốt xấu của gia chủ, để đến cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng.

Thiên đình sẽ từ báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình. Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời luôn được tiến hành trọng thể. Các gia đình chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp từ rất nhiều ngày trước, để đảm bảo không một sai sót nào xảy ra.

Tết ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Theo lịch vạn niên, Tết ông Công ông Táo 2019 năm nay vào thứ Hai, ngày 28/1/2019.

Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất?

Theo chuyên gia phong thủy Linh Quang, năm 2019, giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là trong khung giờ 9 – 11 giờ sáng. Đây là giờ Tỵ và cũng là giờ hoàng đạo của ngày 23 tháng Chạp.

“Lễ cúng ông Công ông Táo cần được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình. Ngoài ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm đã qua, tục lệ cúng ông Công ông Táo còn là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, hướng con người đến những điều thiện lương.

Thông thường, lễ cúng Táo quân có thể bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên năm nay, khung giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 9 – 11 giờ. Giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là giờ mà Táo quân đã có mặt trên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy dù vướng bận chuyện gì, các gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp”, chuyên gia phong thủy cho biết.

Cúng ông Công ông Táo sớm có được không?

Nhiều gia đình thắc mắc liệu có thể cúng ông Công ông Táo sớm trước một ngày, nếu quá bận rộn và không sắp xếp được công việc. Nếu như năm ngoái, các chuyên gia phong thủy cho biết có thể cúng trước vào ngày 22 tháng Chạp, nhưng năm nay 2019, thì không nên. Lễ cúng ông Công ông Táo cần được tiến hành đúng ngày 23 tháng Chạp.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo chính xác nhất

Mời bạn tham khảo bài văn khấn cúng ông Công ông Táo chính xác nhất. Cần thành tâm khấn vái và thực hiện các nghi lễ một cách trang trọng nhất.

Bài văn khấn cúng ông Táo số 1

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Tín chủ (chúng) con là: [Họ và tên của người khấn]

Ngụ tại: [Địa chỉ nhà của người khấn]

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, dâu rể, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo số 2

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ (chúng) con là: [Họ và tên của người khấn]

Ngụ tại: [Địa chỉ nhà của người khấn]

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Theo Anh Đào/Đời sống & Pháp lý

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Khấn Rút Chân Nhang Và Thắp Hương Ông Công Ông Táo trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!