Xu Hướng 6/2023 # Bài Giảng Lễ Thánh Martino De Porres (03/11) # Top 15 View | Xnko.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bài Giảng Lễ Thánh Martino De Porres (03/11) # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Bài Giảng Lễ Thánh Martino De Porres (03/11) được cập nhật mới nhất trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài Giảng lễ Thánh Martino De Porres (03/11) – Lm Giuse Đinh Tất Quý

Anh chị em thân mến,

Hôm nay chúng ta tụ họp lại đây để mừng ngày sinh nhật trên trời của một vị thánh đã sống cách xa chúng ta tới 4 thế kỷ nhưng cuộc sống Ngài đã sống lại vẫn còn rất gần gũi với chúng ta.

Lúc còn sống ở trên đời, vì khiêm nhường Ngài vẫn tự xưng mình là “tên tiểu tốt” hay một “con chó lai”, nhưng từ ngày Ngài qua đời đến nay danh tiếng nhân đức và quyền uy của Ngài càng ngày càng được phổ cập trên khắp bốn bể năm châu. Ngày 8-9-1837 Ngài được Đức Grêgôriô XVI tuyên lên hàng chân phước. Ngày 10-6-1955 Đức Pio XII đặt Ngài làm bổn mạng các tổ chức Xã hội tại nước Cộng Hòa Péru.

Ngày 6-5-1962 Đức Gioan XXII suy tôn Ngài lên hàng hiển thánh.

Ngày 20-7-1966 Đức Phaolô VI đặt Ngài làm bổn mạng những thợ hớt tóc và uốn tóc tại nước Ý.

Và ngày 25-4-1973 Ngài được dặt làm bổn mạng Hội Liên hiệp các Công đoàn tại Tây Ban Nha.

Trong Lịch sử của Giáo Hội ít có vị thánh nào được nhiều người, nhiều tổ chức nhận làm bổn mạng như thế. Đây là một sự kiện hiếm có trong Giáo Hội và có thể nói là cả trong Lịch sử của Thế giới nữa.

B- Nhưng Ngài là một con người như thế nào mà lại được nhiều người quí chuộng đến như thế?

Chúng ta không có nhiều thời giờ để nói hết về cuộc đời của Ngài, chúng ta chỉ lược qua một ít điểm có tính cách đặc trưng mà thôi.

Ngài được sinh ra vào ngày 9-12-1579 với cái tên Martinô de Porres tại Lima thủ đô nước Cộng Hòa Péru do một cuộc tình duyên lén lút giữa một chàng Hiệp sĩ tên là Don Juan de Porres và một thiếu nữ da đen người Panama tên là Ana Velasquez.

Lúc đầu cuộc tình duyên ấy tưởng sẽ mãi mãi bền chặt nhưng không dè đâu sau khi Ana sinh được người con thứ hai thì Don Juan đã tàn nhẫn bỏ cả ba mẹ con mà ra đi. Lý do ông ra đi là vì ông thấy nước da của con có nhiều phần giống mẹ hơn giống cha.

Từ đó ba mẹ con phải sống một cuộc sống vô cùng cực khổ. Cuộc sống thiếu thốn về mọi mặt, cả tinh thần lẫn vật chất

Rất may Ana là một người đàn bà, một người mẹ biết thương con và lại có tinh thần trách nhiệm cho nên mặc dầu phải sống trong một hoàn cảnh rất khắc nghiệt như thế, bà vẫn để tâm giáo dục các con, cố gắng làm sao để cho các nhân đức được bén rễ vào tâm hồn của các con trước khi những thói hư tật xấu xâm nhập chiếm hữu, làm băng hoại tâm hồn trong trắng của những người con mình.

Năm Martinô lên 8 tuổi Don Juan hối hận – nghỉ lại mối tình cũ, ông chính thức nhìn nhận nhưng đứa trẻ do Ana sinh ra là con của mình. Ông đưa chúng về Santiago de Guagaquil nơi ông công cán phụng mệnh vua Tây Ban Nha. Tại đây Martino được học khai tâm tại trường sơ cấp.

Thế nhưng thời gian này chẳng được bao lâu. Hai năm sau khi ông được đổi đi nhận trọng chức ở Panama, những đứa trẻ bất hạnh lại được trao hoàn về cho người mẹ nghèo khó của chúng.

Về lại Lima, Martino được tiếp tục học văn hóa và học nghề. Nhờ trí thông minh tuyệt vời mà chỉ trong một thời gian ngắn, Martino đã trở thành một người thợ thành thạo như một nhà chuyên nghiệp thời ấy.

Năm 15 tuổi, Martino ao ước được nên trọn lành hơn, nên xin mẹ cho anh được vào tu trong dòng anh em Thuyết giáo. Nhà dòng sẵn sàng đón nhận anh. Sau 7 năm tu luyện Martino được khấn trọng thể trong bậc trợ sĩ tại Tu viện Mân côi ở thành Lima. Từ đó Martino coi Tu viện như một thao trường để anh tập luyện các nhân đức. Martino chu toàn mọi bổn phận một cách mau mắn cho dù nhiều lúc thầy phải làm những việc thật vụn vặt và hèn mọn.

Đây là những nhân đức nổi bất nhất mà thầy đã ra công tập luyện: Đứng đầu làkhiêm nhường rồi đến đặc biệt là lòng mến Chúa yêu người. Hiếm có một người nào mà lại tập luyện cho mình được nhiều đức tính tốt lành như thế.

Lòng mến Chúa luôn đi đôi với yêu người. Martino coi lòng mến Chúa như động lực thúc đẩy Thầy thực hiện việc yêu người .

Hôm nay trong giới hạn của một buổi lễ tôi xin tạm được bỏ qua không nói về lòng mến Chúa của Martino mà chỉ nói đến tấm lòng nhân ái của Ngài.

Thầy dành tình yêu nhiều hơn cho những người xấu số phải sống trong những hoàn cảnh hẩm hiu về cả vật chất lẫn tinh thần.

a- Đối với những người nghèo khó : Martino dành cho họ nhiều ưu ái hơn:

– Suốt 45 năm trời ở trong nhà dòng mỗi ngày Thầy lo cho khoảng 200 người được ăn uống cho đủ sống bằng tiền lao động cũng như quyên góp do những nhà hảo tâm ban tặng.

– Có lần Thầy đã phải bán cả mũ nón quần áo đi để giúp đỡ họ.

– Tu viện mắc nợ, Thầy xin bề trên bán luôn Thầy để trả nợ.

b- Đối với những người bệnh tật.

Phương pháp: cầu nguyện – cho thuốc – đặt tay trên bệnh nhân và phương pháp nào cũng hữu hiệu cả.

– Thầy tận tay săn sóc họ

– Lúc nào Martino cũng mang thuốc trong mình để sẵn sàng ứng phó trong mọi hoàn cảnh. Nhiều khi bệnh nhân quá đông Thầy sẵn sàng nhường cả phòng riêng của Thầy cho họ.

– Một lần gặp một người bệnh …..

“Lòng từ bi quí hơn sự sạch sẽ bên ngoài- Với một chút thuốc tôi có thể giặt dũ chăn nệm một cách dễ dàng. Nhưng có mất từng suối nước mắt cũng khó mà giặt rửa được những vết nhơ do lòng cứng cỏi để lại trong linh hồn.”

Với những người bậnh trầm trọng, Martino trao họ cho Chúa.

c- Với những người khó tính: Luôn kiên nhẫn chịu đựng: “Hôm nay em được chịu tro trước thứ tư mùa chay. Thân phận của con chó lai đáng như thế”

d- Đối với những người trắc nết và bụi đời: Thầy lập ra các trung tâm.

Đức Gioan XXIII đã nói về việc này như sau: “Về điều này thì ta phải lưu ý rằng: Ngài đã theo những đường lối và kế hoạch mà chúng ta thấy là hoàn toàn mới mẻ đối với thời ấy…việc này như là việc đi tiên phong cho cả thời đại chúng ta hôm nay”

Anh chị em thân mến,

Chúng ta không có nhiều thời gian để nói hết về cuộc đời của con người đặc biệt này.

Chúng ta cứ lướt qua tầm mắt của chúng ta trong những nơi bán ảnh tượng chúng ta sẽ thấy không chỗ nào mà không có hình ảnh của Ngài. Rồi bao nhiêu chỗ bao nhiêu nơi bàn thờ của Ngài lúc nào cũng tràn đầy hoa nến khói hương …chúng thay cho lòng người để nói lên lòng biết ơn với những gì họ đã nhận được qua sự bầu cử đẹp lòng Chúa của Ngài trên trời.

Hình ảnh của Ngài đã trở thành thân thương nơi bao cõi lòng của con người. Có nhiều người không biết tên thật của Ngài nhưng vẫn gọi được tên mà ai cũng hiểu: “Ông Thánh đen” Vâng “Ông Thánh đen” mới thân thương làm sao. Ông thánh đen mới huyền nhiệm làm sao. Nhờ Ông mà loài người bớt được bao lầm than đau khổ. Chúng con xin Chúa cho loài người chúng con hôm nay có được nhiều người giống như ông thánh đen như thế. Amen.

Nghe Giảng Lễ Thánh Martinô (2009

– Nghe giảng Lễ thánh Martinô (2016)

– Video giảng lễ thánh Martinô (2013)

Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilê. Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng : “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi !”

Thấy vậy, Đức Giêsu bảo họ : “Hãy đi trình diện với các tư tế.” Đang khi đi thì họ được sạch. Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri. Đức Giêsu mới nói : “Không phải cả mười người đều được sạch sao ? Thế thì chín người kia đâu ? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?”

Rồi Người nói với anh ta : “Đứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.” “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông”.

Lm. Giuse Tôn Khánh Duy, OP

Lm. Giuse Ngô Mạnh Cường, OP Lm. Vinhsơn Nguyễn Phước Thiện, OP Lm. Phêrô Lâm Phước Hùng, OP

Giảng Lễ Kính Thánh Martin tại Đền Thánh Martino – Hố Nai 03.11.2019

Giảng Lễ Kính Thánh Martin tại Đền Thánh Martino – Hố Nai 03.11.2018

Lễ 5g00: Đc Phaolô Nguyễn Thái Hợp

Lễ 17g30: Lm Giuse Lưu Công Chỉnh

Lễ 7g00: Lm Phanxicô Nguyễn Văn Nhứt

Lễ 5g00: Lm Gioan Nguyễn Thiên Minh

Lễ 17g30: Lm Giuse Lưu Công Chỉnh

Lễ 19g00: Lm Giuse Trần Hưng Đạo

Ngày 31.10: Lm Vinhsơn Nguyễn Thành Tín (bế mạc tuần cửu nhật)

Lễ 5g00: Lm Giuse Lưu Công Chỉnh

Lễ 6g00: Lm Vinhsơn Nguyễn Thành Tín

Lễ 17g30: Lm Giuse Nguyễn Đức Hòa

Lễ 19g00: Lm Tôma Aq. Nguyễn Trường Tam

Lễ 5g00: Lm Giuse Phạm Quốc Văn

Lễ 17g30: Lm Giuse Nguyễn Đức Hòa

Lễ 5g00: Lm Ignatio Nguyễn Ngọc Rao

Lễ 6g15: Lm Giuse Nguyễn Đức Hòa

Lễ 7g30: Lm Micae Nguyễn Văn Bắc

Lễ 17g30: Lm Giuse Đỗ Tuấn Linh

Lễ 19g00: Gm Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Tĩnh tâm 31.10.2013: Lm Giuse Trần Văn Việt

Cha Giám Tỉnh Giuse Ngô Sĩ Đình

Lm Đa Minh Trần Bình Tiên

Lm Phêrô Đinh Quang Mạnh Hùng

Cha Giám Tỉnh Giuse Ngô Sĩ Đình

Lời Chúa + Bài Giảng Lễ Vọng Đêm Giáng Sinh

Bài Ðọc I: Is 9, 2-4. 6-7 (Hr 1-3. 5-6) “Chúa ban Con của Người cho chúng ta”.

Trích sách Tiên tri Isaia.

Dân tộc bước đi trong u tối, đã nhìn thấy sự sáng chứa chan. Sự sáng đã bừng lên trên những người cư ngụ miền thâm u sự chết. Chúa đã làm cho dân tộc nên vĩ đại, há chẳng làm vĩ đại niềm vui? Họ sẽ vui mừng trước nhan Chúa, như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt lúa, như những người thắng trận hân hoan vì chiến lợi phẩm, khi đem của chiếm được về phân chia. Vì cái ách nặng nề trên người nó, cái gông nằm trên vai nó, cái vương trượng quyền của kẻ áp bức. Chúa sẽ nghiền nát ra, như trong ngày chiến thắng Mađian. [Bởi lẽ mọi chiếc giày đi lộp cộp của kẻ chiến thắng, mọi chiếc áo nhuộm thắm máu đào sẽ bị đốt đi và trở nên mồi nuôi lửa.]

Bởi lẽ một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, và một người con đã được ban tặng chúng ta. Người đã gánh nhận vương quyền trên vai, và thiên hạ sẽ gọi tên Người là “Cố Vấn Kỳ Diệu, Thiên Chúa Huy Hoàng, Người Cha Muôn Thuở, Ông Vua Thái Bình”. Người sẽ mở rộng vương quyền, và cảnh thái bình sẽ vô tận; Người sẽ ngự trên ngai vàng của Ðavít, và trong vương quốc Người, để củng cố và tăng cường, trong sự công minh chính trực, ngay tự bây giờ và cho đến muôn đời. Lòng ghen yêu của Chúa thiên binh sẽ thực thi điều đó.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 95, 1-2a. 2b-3. 11-12. 13

Ðáp: Hôm nay Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta, Người là Ðức Kitô, Chúa chúng ta (Lc 2, 11).

Xướng: 1) Hãy ca mừng Thiên Chúa bài ca mới, hãy ca mừng Thiên Chúa đi, toàn thể địa cầu. Hãy ca mừng Thiên Chúa, hãy chúc tụng danh Người. – Ðáp.

2) Ngày ngày hãy loan truyền ơn Người cứu độ. Hãy tường thuật vinh quang Chúa giữa chư dân, và phép lạ Người ở nơi vạn quốc. – Ðáp.

3) Trời xanh hãy vui mừng và địa cầu hãy hân hoan. Biển khơi và muôn vật trong đó hãy reo lên. Ðồng nội và muôn loài trong đó hãy mừng vui. Các rừng cây hãy vui tươi hớn hở. – Ðáp.

4) Trước nhan Thiên Chúa: vì Người ngự tới, vì Người ngự tới cai quản địa cầu. Người sẽ cai quản địa cầu cách công minh và chư dân cách chân thành. – Ðáp.

Bài Ðọc II: Tt 2, 11-14 “Ân sủng của Chúa đã đến với mọi người”.

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho Titô.

Ân sủng của Thiên Chúa, Ðấng Cứu Ðộ chúng ta, đã xuất hiện cho mọi người, dạy chúng ta từ bỏ gian tà và những dục vọng trần tục, để sống tiết độ, công minh và đạo đức ở đời này, khi trông đợi niềm hy vọng hạnh phúc và cuộc xuất hiện sự vinh quang của Ðức Giêsu Kitô là Thiên Chúa cao cả và là Ðấng Cứu Ðộ chúng ta. Người đã hiến thân cho chúng ta để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều gian ác, luyện sạch chúng ta thành một dân tộc xứng đáng của Người, một dân tộc nhiệt tâm làm việc thiện.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Lc 2, 10-11

Alleluia, alleluia! – Ta báo cho anh em một tin mừng: Hôm nay Ðấng Cứu Thế, là Chúa Kitô, đã giáng sinh cho chúng ta. – Alleluia.

Phúc Âm: Lc 2, 1-14 “Hôm nay Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Cêsarê Augustô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm tra. Ðây là cuộc kiểm tra đầu tiên, thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ Syria. Mọi người đều lên đường trở về quê quán mình. Giuse cũng rời thị trấn Nadarét, trong xứ Galilêa, trở về quê quán của Ðavít, gọi là Bêlem, vì Giuse thuộc hoàng gia và là tôn thất dòng Ðavít, để khai kiểm tra cùng với Maria, bạn người, đang có thai.

Sự việc xảy ra trong lúc ông bà đang ở đó, là Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa, và bà đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong hàng quán.

Bấy giờ trong miền đó có những mục tử đang ở ngoài đồng và thức đêm để canh giữ đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên họ, và ánh quang của Thiên Chúa bao toả chung quanh họ, khiến họ hết sức kinh sợ. Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: “Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Ðavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ”.

Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khen Chúa rằng: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm”.

Ðó là lời Chúa.

Thế mà, đêm nay, trong hầu hết các thánh đường trên thế giới đều vang vọng lời nguyện chúc từ trời cao: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14). Lời chúc vọng ấy không chỉ là một lời hát, một âm thanh từ trời cao nhưng còn là một sự trao ban, một hiện thực hoá, bởi một sự bình an sống động bằng xương, bằng thịt đang ngự giữa loài người. Ngài chính là Đấng Emmanuel, là Hài Nhi Giêsu đang nằm trong máng cỏ.

Trong hoàn cảnh dân Israel đang bước đi “trong bóng tối” của ách đô hộ ngoại bang;quân đội Átsua hùng mạnh đang dày xéo, và gieo rắc những tai họa kinh hoàng lên toàn bờ cõi của dân Chúa,thì ngôn sứ Isaia loan báo một “thời kỳ tươi sáng tràn ngập niềm vui”. Đó là tin vui về “một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con được ban tặng cho ta…Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hoà bình. Người sẽ mở rộng quyền bính, và lập nền hoà bình vô tận” (Is 9,5-6).

Có lẽ, lúc bấy giờ trong toàn cõi Israel, người ta đang mong chờ sự chào đời của một thần linh dũng mãnh, một hoàng tử văn võ song toàn, bách chiến bách thắng, thì lạ lùng thay Đấng Cứu Thế lại giáng thế lặng lẽ đến lạ thường. Đồng vắng, hoang vu, đêm đông, giá lạnh, bơ vơ, đơn hèn… là những từ ngữ mà người ta dùng để diễn tả hoàn cảnh bi thương của một kẻ vô gia cư, ai ngờ lại cũng là những từ ngữ diễn tả ngày hạ sinh của Đấng cứu thế. Lạ nhưng không lạ, bởi lẽ, đây cũng chính là điều cốt yếu trong thông điệp mà ngôn sứ Isaia muốn loan tải: Ngài chính là “người Cha muôn thuở, là Thủ Lãnh hoà bình”.

Vậy, đâu là thông điệp hoà bình mà Đấng Emmanuel muốn loan báo, muốn trao ban cho chúng ta? Đó không phải nền hoà bình của một vị vua sau khi đã dẹp xong giặc loạn. Đó hẳn cũng không phải là sự bình an của con người khi biển đời đã không còn dậy sóng. Đó hẳn cũng không phải là sự bình an của những kẻ đã chinh phục được mọi đỉnh cao danh vọng, hưởng đủ mọi lạc thú, hay có đủ trong tay những bảo bối quý báu nhất thế gian. Tất cả đều không! Sự bình an của Ngài chính là sự bình an của một Hài Nhi bé thơ.

Bình an trong tiếng hát thiên thần vọng từ trời cao

Thời khắc chào đời là thời khắc trong đại của đời người và lẽ ra phải được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, nhưng Hài Nhi Giêsu lại được sinh ra trong một hoàn cảnh chẳng được chuẩn bị gì cả: chào đời nơi cánh đồng vắng, trong hoàn cảnh bất ngờ, vô định. Tuy vậy, chắc chắn Hài Nhi Giêsu vẫn có thể mỉm cười bởi Ngài có thể nhìn thấy một bầu trời Bêlem rất đẹp, rất thanh bình, nơi ấy có Chúa Cha. Và ánh sáng ngôi sao lạ đã tô điểm một khung cảnh tuyệt vời. Và nhất là, tiếng hát thiên thần thể hiện một niềm vui vỡ oà của trời cao, một lời chúc tốt đẹp mừng ngày Sinh Nhật Đấng Cứu Thế. Tiếng vọng ấy báo hiệu một sự nối kết mật thiết của tình Cha trên trời với Đức Giêsu trong suốt sứ mạng cứu độ. Rồi đây trong biến cố Đức Giêsu chịu phép rửa, người ta sẽ nhìn thấy Thánh Thần ngự xuống dưới hình chim bồ câu và tiếng Chúa Cha phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.”(Mt 3,17). Rồi trong biến cố Biến Hình, cũng có tiếng vọng từ trời cao: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!”(Mt 17,5). Và còn nhiều lần nữa, từ nơi hoang vắng, Đức Giêsu cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha …

Bình an trong vòng tay mẹ cha

Dẫu cho khung cảnh cánh đồng vắng, không nhà làm tăng thêm cái giá rét của mùa đông năm ấy thì Hài Nhi Giêsu vẫn cảm thấy rất ấm cúng bởi nơi ấy luôn có hơi ấm của mẹ Maria và cha Giuse. Nơi hạnh phúc bình an nhất của trẻ thơ chính là nơi có sự hiện diện của người cha, người mẹ. Không có sự bình an nào có thể sánh với sự bình an của một thơ nhi đang say giấc trong tay mẹ hiền. Trẻ thơ Giêsu chắc hẳn lúc ấy không biết thế nào là một ngôi nhà hay một cánh đồng vắng, thế nhưng Ngài có thể cảm nhận được hơi ấm tình mẹ cha. Rồi đây Ngài sẽ được cha Giuse và mẹ Maria đồng hành vượt qua khỏi sự đuổi giết của vua Hêrôđê và được lớn lên trong tình yêu thương bảo bọc che chở của mẹMaria và cha Giuse (Lc 2,40). Tình mẹ của Đức Maria sẽ theo Ngài suốt con đường thập tự cho đến khi “gươm sắt đâm thủng tim mình” (x. Ga 19,34).

Đức Giêsu được mệnh danh là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Kinh thành Giêrusalem tráng lệ, cung điện vua Hêrôđê lộng lẫy xa hoa, không phải là những nơi mà Ngôi Hai Thiên Chúa chọn lựa để ở cùng chúng ta. Nơi Ngài chọn lựa chính là cánh đồng của những người chăn chiên. Đó là dân của Ngài. Dân của Ngài không phải chỉ là những kẻ giàu sang phú túc nhưng khởi đầu từ những kẻ bần hèn. Nếu như xưa, Thiên Chúa đã chọn lựa Đavít, một cậu bé chăn chiên để cất nhắc lên làm một thánh vương, thì nay Ngôi Hai Thiên Chúa lại chọn sinh ra giữa những mục đồng. Một sự vô định nhưng lại rất ý định trong kế hoạch của Thiên Chúa. Ngài yêu thương tất cả mọi người. Thế nhưng, kẻ được nghe Tin Mừng sớm nhất lại là kẻ bần cùng không nhà cửa nơi đồng vắng. Đó là dấu hiệu hé mở cho một sứ vụ “chấn hưng” một dân tộc đau khổ, một bước khởi đầu cho một hành trình dài đến với những người cùi, người câm, người điếc, người bại liệt và nhất là người tội lỗi. Người vượt ra khỏi những cấm kỵ của tục lệ để vươn mình về phía dân ngoại để giang tay ôm trọn những con người cùng khổ.

Nỗi khao khát đến với những người cùng khổ nơi Đức Giêsu bắt đầu từ đêm Giáng Sinh vẫn còn cháy bỏng theo dòng thời gian. Ngài đã bày tỏ khát vọng ấy nơi Thánh Têrêxa Calcutta. Mẹ Têrêxa đã lắng nghe tiếng gọi của Chúa Giêsu “để lại mọi sự phía sau và phục vụ Ngài nơi những người nghèo nhất trong số những người nghèo.” Trước đó Mẹ Têrêxa đã được ơn linh hứng, “Mẹ đã ở trong một trạng thái mà Mẹ không bao giờ giải thích được, là cơn khát yêu thương các linh hồn của Chúa Giêsu chiếm đoạt tâm hồn Mẹ, và ước muốn làm nguôi cơn khát của Người trở thành mãnh lực chi phối cuộc sống của Mẹ”.[1]

“Bức tranh” Giáng Sinh là một nhiệm mầu tình yêu và sự bình an. Bức tranh ấy tuy rất cổ kính, nhưng cũng rất mới lạ; tuy rất cũ kỹ nhưng lại không kém phần hợp thời; tuy lặng lẽ nhưng cũng rất mạnh mẽ, thách thức, thức tỉnh tâm hồn bao con người. Mỗi lần chiêm ngắm bức tranh Giáng Sinh là mỗi lần người ta tự hỏi: Đâu là sự bình an mà Thiên Chúa muốn ban tặng cho con người và làm sao để có được sự bình an ấy? Rất đơn giản nhưng cũng lại quá phức tạp; rất tầm thường nhưng cũng rất phi thường. Đó là sự bình an của một Hài Nhi, Hài Nhi Giêsu, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Sở dĩ Hài Nhi Giêsu có được sự bình an ấy là vì Ngài luôn có sự nối kết bền vững với Chúa Cha, với Đức Maria và Thánh Giuse (gia đình trần thế) và với dân Người. Sợi dây để buộc chặt sự nối kết ấy không gì khác hơn là một tình yêu vô bờ bến: yêu Chúa Cha, yêu cha mẹ, và yêu nhân loại khổ đau. Muốn có được sự “bình an dưới thế cho người Chúa thương” ấy chắc chắn người ta phải có được một trái tim yêu để thắt chặt mối liên hệ ruột thịt với Chúa Cha, với gia đình và với những người cùng khổ.

[1]http://www.vatican.va/news_services/liturgy/saints/ns_lit_doc_20031019_madre-teresa_en.html

Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Lá Của Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy

1.Trước hết Chúa nhật Lễ Lá là việc tưởng niệm cuộc vào thành Giêrusalem cách long trọng của Chúa Giêsu

Biến cố này cho chúng ta thấy GIỜ của Chúa Giêsu đã đến. Ngài sẽ phải bước vào cái chết để đem lại ơn cứu độ và sự phục sinh, như hạt lúa mì cần phải mục nát đi thì mới nẩy mầm và kết trái.

Trước đó, nhiều lần những người Do Thái chống đối lập mưu giết hại Ngài, nhưng GIỜ của Ngài chưa đến, đồng thời nhiều lần dân chúng định tôn Ngài lên làm vua, nhưng GIỜ của Ngài cũng chưa đến. Còn lúc này đây GIỜ ấy đã điểm.

2.Tiếp đến, với Chúa nhật Lễ Lá, chúng ta tôn kính Đức Giêsu là Vua.

Đây là lần đầu tiên trong suốt cuộc đời trần thế, Chúa Giêsu đồng ý để dân chúng tung hô vạn tuế Ngài là Vua.Và cũng chính vì phong cách vương đế này mà Chúa Giêsu đã bị kết án tử hình. Bản án của Ngài được viết bằng ba thứ tiếng: Do Thái, Latinh và Hy Lạp: Giêsu Nagiarét, vua dân Do Thái.

Chính Ngài đã xác quyết trước toà án Philatô: Tôi sinh ra và đến trong thế gian là để làm chứng cho sự thật. Ai tôn trọng sự thật thì nghe tiếng tôi. Chính vì vậy vương quốc của Chúa Giêsu là vương quốc của sự sống và chân lý, vương quốc của yêu thương và an bình,

3. Sau cùng, Chúa nhật Lễ Lá nhắc nhở chúng ta về giá trị của thánh giá,

Điều nghịch lý của Lễ Lá, đó là vị vua của chúng ta đang tiến lên, vị vua đã bênh vực con người, đã xoa dịu mọi đau khổ thể xác cũng như tinh thần của con người, thế nhưng chính vị vua ấy lại thu tích tất cả những đau khổ thể xác cũng như tinh thần của con người vào trong chính bản thân của mình để chết đi một lần thay cho tất cả và đã mở ra cánh cửa vào cõi phúc trường sinh. Và đó cũng chính là niềm hy vọng của chúng ta, bởi vì đau thương là đường lên ánh sáng, gian khổ là đường về vinh quang và thập giá là đường dẫn tới sự phục sinh.

Thực vậy, sống trên đời là phải đối đầu với khổ đau, vì thế Lễ Lá dẫn đưa chúng ta vào cuộc thương khó của Chúa, chuẩn bị chúng ta chiêm ngắm cái chết đau thương của Ngài trên đỉnh Canvê.

Khi chấp nhận vác thập giá mình mà bước theo Chúa, chúng ta cũng chia sẻ thánh giá với Chúa Giêsu.Thế nhưng điều quan trọng không phải là vác đi trong than khóc, mà vác đi trong hy vọng.

Bởi vì với Chúa Giêsu, thập giá và phục sinh không thể tách rời nhau. Với Chúa Giêsu, đau khổ và sự chết không đẩy con người vào ngõ cụt, mà trái lại đem con người tiến bước trên con đường dẫn tới phục sinh.

Chính vì vậy, Giáo Hội cho chúng ta đọc bài Thương Khó trong ngày Lễ Lá hôm nay.

Một vị vua đến không bằng vũ lực, nhưng bằng cây Thánh Giá.

Cây Thánh Giá là hình ảnh của con đường Thánh Giá.

Con đường Thánh Giá là con đường đau khổ.

Con đường đau khổ giúp chúng ta chế ngự nết xấu và nâng cao tâm hồn.

– “Đau khổ diệt trừ những độc ác tột độ của con người tội lỗi và tình dục.

Đau khổ tách biệt chúng ta ra khỏi những xúi giục của thế gian.

Đau khổ kích thích chúng ta sống bằng lòng cậy trông, nâng chúng ta lên cao khỏi những vật tầm thường chóng qua, gắn chặt đôi mắt và trái tim chúng ta vào cõi trời.

Đau khổ là nhà giáo dục tuyệt hảo, đau khổ làm cho con người thêm cao thượng, lột bỏ khỏi tính vị kỷ, làm cho con người trưởng thành, đưa con người vào cư ngụ trong những miền cao vượt khỏi trần gian, đau khổ cho con người cơ hội để luyện tập những nhân đức cao đẹp nhất và thực hành những nhân đức đó một cách anh hùng.[1]

– Thánh Augustin nói: “Nếu Thiên Chúa luôn luôn để cho chúng ta được thịnh vượng,

ban cho chúng ta dồi dào mọi của cải mà chúng ta chẳng phải chịu một khổ cực nào, một phiền phức, một âu lo nào ở đời tạm này, thì chúng ta sẽ cho những lợi ích vật chất đó là của quí nhất Thiên Chúa ban cho các tôi tớ của Người, và chúng ta sẽ chẳng còn ước mong từ nơi Chúa những sự lành tốt hơn. Vì thế, ở đời này Chúa pha vào những của cải dịu ngọt độc hại này những chua xót cay đắng, để chúng ta biết tìm những của cải dịu ngọt bổ ích khác”.

– Nhiệm vụ của đau khổ là phát sinh nơi ta sự siêu thoát.

Vậy thì càng quí chuộng sự trong trắng của lương tâm, càng khát khao sự tinh tuyền hoàn hảo làm cho linh hồn được thấm nhuần ơn Chúa, càng ước vọng sự trong trắng tinh tuyền vì là điều kiện để sống thân mật với Chúa, thì con càng ưa chuộng và yêu mến đau khổ.

– Cha Olivain đã viết: “Không ai quyến luyến với Thiên Chúa mà không quyến luyến với Thánh Giá. Nếu tôi không yêu mến Thánh Giá, đó là vì tôi còn yêu cái khác với cái Chúa Giêsu yêu, mà nếu tôi yêu cái khác với cái Chúa Giêsu yêu thì tôi cũng chẳng yêu gì Chúa Giêsu nữa”[2]

Do đó, đời sống hưởng thụ không thể dẫn đến sự siêu thoát.

– Thánh Cyprianô nói: ” Đau khổ chắp cánh cho tôi bay thẳng về trời”.

– Các nhà tư tưởng và tâm lý học đều thú nhận rằng một đời sống uỷ mị, một đời sống hưởng thụ mặc dầu chính đáng, không thể đi đôi với một lý tưởng cao đẹp. Hơn nữa, những thoải mái của đời sống, sự thoát khỏi mọi lo lắng vật chất, rồi tiện nghi, không đem lại nghị lực và thường thường đưa đến chỗ buông tuồng bừa bãi.

– Và một văn sĩ trứ danh người Anh đã viết: “Tồn tại nghĩa là vật lộn, vật lộn là đau khổ và gây ra đau khổ”.

Luật tiến hoá này bao gồm cả thế giới vật chất, thế giới tinh thần và xã hội, và những ai hoảng sợ cái tính cách có vẻ tàn bạo đó, và không muốn chiến đấu và kết quả của nó là đau khổ, thì thật ra họ muốn, và sửa soạn cho sự suy tàn của xã hội.

Một thời kỳ quá thịnh vượng về vật chất thường kết thúc bằng sự suy kém về đức tính và lụi bại về luân lý.[3]

Tóm lại, con đường đau khổ, con đường Thánh Giá: đó là tất cả những gì Chúa Giêsu muốn giới thiệu với chúng ta hôm nay. Amen.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Giảng Lễ Thánh Martino De Porres (03/11) trên website Xnko.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!